Trên mảnh đất hình chữ S, từ đồng bằng đến miền núi đều có rất nhiều tấm gương học sinh, sinh viên Việt xuất sắc làm công dân Việt nói riêng và công dân toàn cầu nói chung đều thán phục. Doanh Thị Kim Ngân - một cô gái đến từ vùng đất Cao Bằng là một tấm gương như thế.

TOP 10 trường đại học hàng đầu châu Á

TOP 10 trường đại học hàng đầu châu Á

Bạn đang chuẩn bị thi đại học? Vậy bạn có biết những trường đại học danh tiếng nhất Châu Á chưa? Và những trường đại học đó có những điểm gì cần chú ý?

1. Tin chúc mừng đậu Đại học Bắc Kinh 

Doanh Thị Kim Ngân, 26 tuổi, nhận được thư từ Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, khi cô đang tham gia buổi họp hàng tuần của công ty tại Malaysia. Nhìn dòng chữ Congratulation (chúc mừng) hiển thị trên màn hình Apple Watch, Ngân cảm thấy hồi hộp. Cô xem thư ngay khi cuộc họp kết thúc và thông báo tin vui cho bố mẹ.

Theo US News and World Report, ĐH Bắc Kinh là trường hàng đầu ở châu Á và top 28 trong danh sách những trường đại học tốt nhất thế giới. Học bổng thạc sĩ ngành Quản trị của Kim Ngân bao gồm 100% học phí.

Chia sẻ hành trình học tập của cô nàng Cao Bằng giành học bổng của Đại học Bắc Kinh - Trung Quốc - Ảnh 1

Chia sẻ hành trình học tập của cô nàng Cao Bằng giành học bổng của Đại học Bắc Kinh - Trung Quốc

2. Tốt nghiệp hệ song bằng của hai trường

Chia sẻ về quá trình học, Ngân cho biết cô tốt nghiệp lớp chuyên Sinh, trường THPT chuyên Cao Bằng, sau đó trúng tuyển ĐH Kinh tế Quốc dân chuyên ngành Quản trị khách sạn. Ngân dùng một năm để chuẩn bị hồ sơ và tiếng Anh cho việc học tại trường Cesar Ritz Colleges Switzerland (Thụy Sĩ).

Năm 2017, Kim Ngân tốt nghiệp loại xuất sắc chương trình song bằng của trường Cesar Ritz Colleges Switzerland (Thụy Sĩ) và Washington State University (Mỹ).

Tại trường Cesar Ritz Colleges Switzerland, chuyên ngành Kinh doanh quốc tế và Quản trị khách sạn, Ngân đạt GPA 3.79/4.0 và GPA 3.97/4.0 ngành Kinh doanh khách sạn của Washington State University. Cô dành hai năm làm việc trước khi chinh phục học bổng bậc thạc sĩ.

Ngân từng đăng ký một kỳ học tiếng Trung ở ĐH Thanh Hoa để trải nghiệm môi trường giáo dục ở Trung Quốc, sau đó quyết định nộp hồ sơ cao học vào ĐH Chiết Giang và ĐH Bắc Kinh.

Quá trình làm hồ sơ, Ngân gặp khó khăn trong quản lý thời gian. Ngoài công việc toàn thời gian, Ngân tham gia các lớp học thêm để chuẩn bị cho kỳ thi năng lực sử dụng tiếng Trung (HSK), thi chuẩn hóa GMAT - Graduate Management Admission (dành cho những người muốn theo học bậc thạc sĩ liên quan kinh doanh) và hoàn thiện hồ sơ giành học bổng.

3. Kinh nghiệm giành học bổng của trường đại học hàng đầu châu Á

Ngân mất khoảng 1-2 tháng để viết bài luận. Cô gặp vấn đề lớn nhất khi trả lời câu hỏi “Why?” - tại sao. Ngân biết điểm số, hoạt động ngoại khoá và các chứng chỉ là điều kiện cần để nộp hồ sơ, nhưng bài luận và thư giới thiệu mới là điều kiện đủ để giành học bổng. Vì vậy, cô luôn tự hỏi bản thân những vấn đề sau khi viết bài luận và để trả lời phỏng vấn, thuyết phục ban tuyển sinh của trường.

Vì sao ở đại học chọn ngành Quản trị du lịch khách sạn, cô lại muốn học thạc sĩ ngành quản trị? Vì sao dự định học bậc cao học ở Trung Quốc, trong khi trước đó Ngân học đại học ở các nước phương Tây? Nếu Ngân học tiếp ở châu Âu hoặc Mỹ, cô có thể thích ứng nhanh hơn? Sau khi học thạc sĩ xong, Ngân sẽ làm gì? Việc học thạc sĩ có cần thiết cho công việc đó không?

Cô gái đến từ Cao Bằng đã kết nối tất cả thứ mình đã làm thành một câu chuyện hoàn chỉnh và chứng minh được mình đang tiến tới đích. Cô đã đi học, thực tập (ở Geneva và Hà Nội), đến Trung Quốc học tiếng Trung, đi làm ở Malaysia và Việt Nam, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa. Những việc trên liên quan gì đến nhau, có cho thấy sự tiến bộ hoặc kiên trì của bản thân không, hay chỉ là những hoạt động rời rạc, không có mục đích chung?

Ở bài luận chính, Ngân viết về sự yêu thích, hứng thú của cô với chương trình học, các hoạt động mình đã làm và thành tích cá nhân, đồng thời giới thiệu kỹ năng Ngân có thông qua các hoạt động đó như: Kỹ năng quản lý thời gian, khả năng lãnh đạo, khả năng hòa đồng và hòa nhập với môi trường, tập thể mới, kỹ năng xây dựng và quản lý sự kiện...

Ngoài ra, Ngân còn giải thích lý do mình chọn ĐH Bắc Kinh, chọn thành phố Thâm Quyến và Trung Quốc cho chương trình thạc sĩ. Đồng thời, cô nói qua về các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình sau khi tốt nghiệp thạc sĩ, cách ĐH Bắc Kinh có thể giúp Ngân đạt được mục tiêu đó.

Cuối bài luận, Ngân nhấn mạnh rằng với các kỹ năng và kiến thức mình có, cô sẽ đóng góp như thế nào cho môi trường học sắp tới.

Kim Ngân chia sẻ: “Trong quá trình ban tuyển sinh xét hồ sơ của các ứng viên, có rất nhiều bộ hồ sơ với GPA và hoạt động ngoại khóa tương đồng, hội đồng tuyển sinh sẽ nhìn vào bài luận và thư giới thiệu để đưa ra quyết định”.

Ứng viên không nên liệt kê lại CV trong bài luận cá nhân, mọi người có thể nhắc đến một số điểm trong CV, nhưng hơn hết hãy kể một câu chuyện trong hành trình đã trải qua. Ngoài ra, Ngân còn đề cập khả năng thích ứng nhanh, chịu được áp lực khi thay đổi môi trường sống.

Về phần thư giới thiệu, cô cho biết mình xin ba thư giới thiệu từ những giáo sư đã làm việc cùng. Những lời nhận xét từ những thầy cô khác nhau sẽ giúp ban tuyển sinh của trường thấy được ứng viên từ nhiều góc độ.

“Mình nghĩ để chinh phục học bổng du học là một quá trình dài và mọi người có thể dành thời gian để chuẩn bị từng phần của bộ hồ sơ. GPA là một yếu tố cần thiết để apply, nhưng nếu GPA không cao lắm, mọi người đừng lo lắng quá, hãy giải thích cho trường là GPA của bạn thuộc top 5% hay 1% của lớp, khoa”, Kim Ngân chia sẻ thêm.

Ngoài ra, nếu có ý định nộp hồ sơ du học khi đã học xong đại học lâu rồi và không thể thay đổi được GPA, các bạn có thể làm đẹp bộ hồ sơ bằng điểm cao trong kỳ thi chuẩn hóa (GMAT). Việc thành thạo ngoại ngữ là điều cần thiết.

Hiện tại, Ngân học tại campus của ĐH Bắc Kinh ở thành phố Oxford, Anh.

> TOP 8 những điểm du học tốt nhất Châu Á - chắp cánh ước mơ du học thế hệ trẻ

> Điểm danh những quốc gia du học đứng đầu xu hướng hiện nay

Theo Zing News