Tháng 9/1934, phần đầu tiên của tranh truyện Cha và con bắt đầu xuất hiện trên mặt báo dưới bút danh E. O. Plauen. Vào thời điểm đó, khi tất cả sự chú ý đều xoay quanh chính trị và chiến tranh, những mẩu chuyện thường ngày hài hước của Cha và con giúp không ít độc giả xua đi cơn bức bối.
Chưa dừng lại ở đó, nội dung của tác phẩm còn dấy lên một cuộc tranh cãi gay gắt trong xã hội Đức. Tư tưởng giáo dục cực đoan, hà khắc như bị dội một gáo nước lạnh đến điếng người.


Cha và con (Vater und Sohn) đã trở thành một biểu tượng văn đại chúng đáng tự hào của người Đức. Tác phẩm thể hiện bao quát và rõ ràng nhất những mặt tích cực và tiêu cực tồn tại trong xã hội, đặc biệt là mối quan hệ gia đình, cụ thể hơn là cha và con.
Nước Đức sau thế chiến thứ hai tiếp tục phải oằn mình chịu đựng gánh nặng trừng phạt về kinh tế, bóng ma Quốc xã bao trùm trên toàn bộ lãnh thổ đất nước này và toàn châu Âu.Quốc gia bị chia đôi bởi bức tường Berlin, một đất nước còn quá nhiều xáo trộn. Người dân chỉ có thể tìm niềm vui dung dị qua những sản phẩm giải trí như âm nhạc, thi ca, sách báo, Cha và con không phải ngoại lệ.


cha và con


Ẩn trong cuốn sách là một niềm lạc quan và yêu thương vời vợi với cuộc sống từ những chuyện rất nhỏ nhặt, giản đơn. Nguồn vui của hai cha con đã khiến không ít thế hệ phải mê đắm, trong đó có cả cộng đồng người Việt từng sống, lao động, sinh hoạt trên xứ người.
Cuốn truyện kể về một người cha vụng về, to béo với cái đầu hói luôn đồng hành cùng cậu con trai tinh nghịch, bé xoẳn xoằn xoăn, rong ruổi qua các cuộc dạo chơi ly kỳ rồi từ đó trở thành một tượng đài bất tử về tình cha con trong suốt 80 năm qua.


E. O. Plauen xây dựng các nhân vật của mình dưới dạng hí họa đen trắng, không lời thoại. Một phong cách biếm họa rất đặc trưng, nói ít nhưng hiểu nhiều, chọc cười nhỏ nhẹ, duyên dáng. Rất có thể phong cách của ông còn ảnh hưởng và tác động rất nhiều đến truyện tranh sau này, tạo một niềm cảm hứng lớn lao cho các hậu bối, một ví dụ rõ ràng nhất có thể kể đến nhân vật chú Thoòng của tác giả Vương Trạch.

cha và con


Cũng giống như Vương Trạch giễu cợt một Hong Kong với nhiều thói hư tật xấu về văn hóa và con người thì E. O. Plauen sử dụng triệt để hình ảnh cha và con để phê phán mối quan hệ khắc nghiệt tưởng chừng như không ai ngờ đến. Ông miêu tả một người cha bảo thủ và nghiêm khắc, sẵn sàng dùng vũ lực để dạy dỗ đứa con trai của mình.

Tác phẩm cũng phản ảnh một thời kỳ tiêu cực trong xã hội Đức khi bạo lực lên ngôi với tư tưởng cứng rắng, mang tính chất quân đội. 
Hình ảnh cha và con nhanh chóng phổ biến trên nhiều phương tiện truyền thông, trải ra một bức màn nhung trong tâm thức, khiến suy nghĩ về mối quan hệ cha con thay đổi theo chiều hướng thân thiện tích cực hơn. Ở vùng Plauen ngày nay, vẫn còn một bức tượng cha và con nắm tay nhau vui vẻ. Có thể nói Cha và con là một di sản mà E. O. Plauen để lại cho dân tộc Đức, cho nhân loại và là bài học cho các tư tưởng giáo dục sau này.


Nửa đầu cuốn sách Cha và con được thể hiện dưới dạng những mẩu truyện ngắn 4 đến 6 khung hình. Bộ đôi tếu táo có những cách riêng thể hiện tình thương khiến khán giả không khỏi bật cười. Đồng thời đây là giai đoạn phê phán mạnh mẽ nhất trong quá trình sáng tác Cha và con của E. O. Plauen.
Thói quen thượng cẳng tay hạ cẳng chân của người Đức, sự nhu nhược của chính quyền hay những thói ngang ngược của các ông bố. Mỗi đứa trẻ là một thế giới riêng và những ông bố bà mẹ cần một sự khéo léo để chăm sóc “thế giới” phát triển tốt đẹp nhất.


Phần còn lại E. O. Plauen chuyển sang vẽ truyện dài nhưng vẫn giữ phong cách cũ, trừ việc tăng số khung lên 10. Câu chuyện về Cha và con nhận được một khối tài sản từ trên trời rơi xuống. Tiếp sau đó là khoảng thời gian cả hai bị bỏ lại nơi đảo hoang. Lúc này cái nhìn của E. O. Plauen đã cởi mở hơn.
Ông vẽ ra một nước Đức bỡ ngỡ với cái mới, vẫn tư tưởng quay lại với bản chất xưa cũ của mình. Đơn giản như chuyện cha con ăn tôm hùm chẳng hạn, vì thìa dĩa quá khó khăn nên cả hai quyết định đi ăn món hàng rong khoái khẩu. Sự chuyển mình quá nhanh ấy khiến Cha và con trở nên lạc lõng trong chính dinh thự xa hoa.Những tình huống nhẹ nhàng nhưng sâu sắc được tác giả E.O.Plauen truyền tải qua những bức tranh đen trắng.Trong câu truyện dài thứ hai, Cha và con bị bỏ lại trên hoang đảo và E. O. Plauen đã thổi vào đó một tinh thần lạc quan. Chỉ với sức lực và sự cần cù, bộ đôi tếu táo này đã dựng được một túp lều ra tấm ra món giữa mênh mông biển nước.


Cha và con cũng được coi là cuốn truyện thiếu nhi kinh điển dành cho các cặp cha con trên thế giới. Cuốn sách mang một hy vọng sẽ trở thành người bạn gắn kết tình cảm của các cặp cha con Việt.


Theo zing.vn