Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn có những chia sẻ về tự chủ ĐH cùng những thách thức và rủi ro lớn trong đổi mới hệ thống quản trị nhà trường, nhất là trong những thời kỳ quá độ, chuyển giao thế hệ lãnh đạo.

Thí sinh trúng tuyển đại học bỏ nhập học - Nhiều ngành học khó tuyển được sinh viên

Thí sinh trúng tuyển đại học bỏ nhập học - Nhiều ngành học khó tuyển được sinh viên

Trong gần 570.000 thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1, hơn 100.000 không xác nhận nhập học. Có lẽ vì thế mà nhiều ngành học cũng chỉ tuyển được vài sinh viên ít ỏi.

1. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT: Cạnh tranh trong giáo dục ĐH ngày càng mạnh mẽ

Sáng 5/10, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường. Phát biểu trong buổi lễ này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển của nền kinh tế số, nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cùng với năng lực khoa học công nghệ đã trở thành yếu tố cạnh tranh cốt lõi của mỗi quốc gia.

Cạnh tranh trong giáo dục ĐH ngày càng mạnh mẽ, diện tích xây dựng 5 ha mới được hoạt động đào tạo - Ảnh 1

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn

Theo ông Sơn, trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát triển của nền kinh tế số, nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao cùng với năng lực khoa học công nghệ đã trở thành yếu tố cạnh tranh cốt lõi của mỗi quốc gia.
“Vì thế, giáo dục ĐH với 3 nhiệm vụ cơ bản là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo, phục vụ cộng đồng, càng có vai trò to lớn và quan trọng”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT lưu ý.
Ông Sơn chia sẻ: “Yêu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội cùng với nhu cầu học tập và khả năng chi trả ngày càng tăng của người dân tạo cơ hội cho các trường ĐH mở rộng quy mô đào tạo. Tuy nhiên, các trường cũng phải tập trung huy động các nguồn lực, đổi mới công nghệ cùng phương pháp dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo”.
“Toàn cầu hóa giáo dục mang lại nhiều cơ hội hợp tác quốc tế, đồng thời cũng đặt ra thách thức lớn khi cạnh tranh trong giáo dục ĐH ngày càng mạnh mẽ, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số và sự xuất hiện của các tập đoàn, tổ chức giáo dục xuyên biên giới”, ông Sơn nói thêm.
Cũng trong bài phát biểu của mình, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT lưu ý luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH, Nghị định 99/2019 là các cơ sở pháp lý quan trọng cho thực hiện tự chủ ĐH; mở ra cơ hội lớn để các cơ sở giáo dục ĐH phát huy hết tiềm năng, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức và rủi ro lớn trong đổi mới hệ thống quản trị nhà trường, nhất là trong những thời kỳ quá độ, chuyển giao thế hệ lãnh đạo.
Trong bối cảnh đó, theo ông Sơn, những trường ĐH mạnh của Việt Nam như Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cần tiếp tục phát huy truyền thống và vai trò tiên phong đổi mới, sẵn sàng đương đầu với những khó khăn, thách thức; biến khó khăn thành động lực, chuyển thách thức thành cơ hội.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đồng thời cho biết Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM là một trong những trường ĐH công nghệ tiên phong thí điểm đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện tự chủ ĐH theo Nghị quyết 77 năm 2014 của Chính phủ. Những thành công trong quá trình thí điểm tự chủ của trường và của các trường ĐH khác đã góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục ĐH.

2. Trường ĐH phải có diện tích xây dựng 5 ha mới được hoạt động đào tạo

Để được phép hoạt động đào tạo, trường đại học phải có diện tích đất xây dựng tại trụ sở chính tối thiểu là 5 ha và muốn phát triển thành Đại học quốc gia phải đáp ứng tiêu chí về định hướng nghiên cứu.
Theo dự thảo, điều kiện thành lập trường đại học (ĐH) công lập, cho phép thành lập trường ĐH tư thục.
Có đề án thành lập trường ĐH phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm đã được phê duyệt.
Đối với trường ĐH công lập, khi thành lập phải cam kết hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.
Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (trừ trường hợp trường trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) và xác nhận về quyền sử dụng đất.
Đối với trường công lập phải có dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch; đối với trường tư thục phải có vốn đầu tư với mức tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường); vốn đầu tư được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản; đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học tư thục, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường ĐH của Thủ tướng Chính phủ.
Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính tối thiểu là 5 ha.
Có cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động đối với ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo, quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT. Địa điểm xây dựng trường ĐH phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên theo nội dung tại dự án thành lập trường đã cam kết.
Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập đối với các ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo đáp ứng chuẩn chương trình đào tạo theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của ngành, lĩnh vực dự kiến đào tạo và quy mô dự kiến tuyển sinh theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của cơ sở giáo dục ĐH theo đúng cam kết trong đề án thành lập trường.

Cạnh tranh trong giáo dục ĐH ngày càng mạnh mẽ, diện tích xây dựng 5 ha mới được hoạt động đào tạo - Ảnh 2

Để được phép hoạt động đào tạo, trường đại học phải có diện tích đất xây dựng tại trụ sở chính tối thiểu là 5 ha và muốn phát triển thành Đại học quốc gia phải đáp ứng tiêu chí về định hướng nghiên cứu

Khi nào trường ĐH bị đình chỉ, giải thể

Dự thảo cũng đưa ra điều kiện đình chỉ hoạt động đào tạo của trường ĐH, phân hiệu của trường ĐH trong các trường hợp sau đây:

  • Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo;
  • Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo theo quy định tại Nghị định này;
  • Người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền;
  • Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;
  • Không công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động đào tạo đối với các ngành, lĩnh vực đào tạo sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động đào tạo;
  • Không triển khai hoạt động đào tạo sau thời hạn 2 năm, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động đào tạo;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trường ĐH, phân hiệu của trường ĐH.
Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ quyết định việc cho phép trường ĐH, phân hiệu của trường ĐH hoạt động đào tạo trở lại và được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nếu chưa cho phép hoạt động đào tạo trở lại thì có văn bản thông báo cho trường nêu rõ lý do và hướng giải quyết.
Giải thể trường ĐH, phân hiệu của trường ĐH trong những trường hợp sau đây:

  • Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức hoạt động của trường ĐH, phân hiệu của trường ĐH;
  • Hết thời hạn đình chỉ ghi trong quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
  • Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
  • Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học; phân hiệu của trường ĐH;
  • Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt hết thời hạn 5 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
  • Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền giải thể trường đại học. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có thẩm quyền giải thể phân hiệu của trường ĐH.

Cạnh tranh trong giáo dục ĐH ngày càng mạnh mẽ, diện tích xây dựng 5 ha mới được hoạt động đào tạo - Ảnh 3

Hình ảnh sinh viên đang tham gia một lớp học trong trường đại học

Điều kiện phát triển ĐH thành ĐH Quốc gia

Theo dự thảo, điều kiện phát triển ĐH thành ĐH quốc gia có hai phương án. Phương án 1 có chủ trương của cơ quan có thẩm quyền cho phép phát triển đại học thành đại học quốc gia.
Phương án 2 có chủ trương của Chính phủ về cho phép phát triển ĐH thành ĐH quốc gia.

Đồng thời, đề án phát triển ĐH thành ĐH quốc gia phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH và sư phạm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tại thời điểm xây dựng đề án, phải được công nhận là ĐH định hướng nghiên cứu.
Theo Bộ GD&ĐT, quy định này nhằm bảo đảm các ĐH muốn phát triển thành ĐH quốc gia phải có đủ điều kiện để trở thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao.

> Chương trình mới ở lớp 10: Thầy trò lúng túng thay đổi cách tiếp cận

> Vì sao sinh viên ‘chật vật’ với chuẩn tiếng Anh đầu ra?

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp