Bí quyết chống điểm liệt khi làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2017
Dưới đây là phần chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của cô Vũ Mai Phương về phương pháp chống điểm liệt môn tiếng anh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2015:
1- Để được 1đ bạn cần đúng 8 câu. Nhưng nếu bạn viết lăng nhăng đc tí bài luận thì có khi cũng được 0.125-0.25 ngon lành. Vì thế, dù có mù tiếng thì cũng cố mà học vài câu lăng nhăng viết về chủ đề gì đấy. Chủ yếu học mẫu câu mẫu ấy, mở bài như nào, thân bài, kết. Còn ý tứ thì cứ trong đầu có chữ TA nào liên quan thì viết hết ra. Viết 7-8 dòng chả lẽ ko được nổi 0.125
2. Học đánh dấu trọng âm. 1 ngày là xong, luyện tập các dạng. Kiểu gì cũng oánh trúng 1 câu = 0.125
3. Multiple Choice: Kiểu gì cũng có đảo ngữ với mệnh đề. Học lấy vài câu quen quen. Kiểu gì cũng đúng 1-2 câu. Các câu còn lại thì cứ đáp án nào trông khác các đáp án còn lại khoanh. kiểu j cũng đúng thêm 1-2 câu. Phần này có khi đc hẳn nửa điểm.
4. Điền từ vào đoạn văn: Cho các đáp án lần lượt vào chỗ trống xem câu nào xuôi nhất thì chọn. Những chỗ chả thấy xuôi gì cả thì cứ đáp án C mà chọn! Kiểugì cũng đúng 1 câu.
5. Đọc hiểu. Nhìn câu hỏi xong cố tìm xem trong đề có chỗ nào na ná thế. Xung quanh có cái gì na ná đáp án thì khoanh. Còn lại cứ đáp án nào ngắn ngắn ý có vẻ cô đọng là chọn. Kiểu gì cũng đúng 1-2 câu
6. Chữa lỗi sai với tìm từ đồng nghĩa. may mà biết câu nào thì khoanh, ko biết thì cứ C mà chọn. Kiểu gì cũng đúng 1 câu.
Tóm lại theo cách trên kiểu gì cũng đc 1đ trở lên. Quá đơn giản. Có thể thay Phương án điền bừa là C thành A hoặc B hoặc D tuỳ theo sở thích, Chán đời thì có thể khoanh 1 đáp án từ đầu đến cuối, đen lắm thì cũng đúng tối thiểu 8 câu, thời gian còn lại nhớ ngồi viết luận nhé! Các em cũng ko được ra ngoài sớm đâu. Cô nghĩ đáp án hay là B hoặc C nhiều. Nên bọn em cứ chọn bừa 1 trong 2 phương án đó, rồi cộng thêm tí luận. Kiểu gì chả xong!
Trước hết, các thí sinh cần xem cấu trúc đề thi tốt nghiệp môn Tiếng anh năm 2016:
Lĩnh vực | Chi tiết cần kiểm tra | Số câu | Số điểm / câu | Tổng điểm |
TRẮC NGHIỆM | ||||
1.Ngữ âm | Cách đọc nguyên âm, phụ âm | 2 | 0,125 điểm | 8 điểm |
Dấu nhấn | 3 | |||
2.Ngữ pháp, từ vựng | Danh từ, động từ, tính từ, trạng từ, đại từ, từ nối | 7 | ||
Cấu tạo từ, sử dụng từ | 4 | |||
Cấu trúc câu | 4 | |||
Tổ hợp từ, cụm từ cố định, cụm động từ | 4 | |||
Từ đồng nghĩa, dị nghĩa | 3 | |||
3.Chức năng giao tiếp | Từ / ngữ thể hiện chức năng giao tiếp đơn giản | 2 | ||
4.Phát hiện lỗi sai | 5 | |||
5.Đọc 1 bài khoảng 200 từ và chọn từ điền vào chổ trống | Sử dụng từ / ngữ; nghĩa ngữ pháp; nghĩa ngữ vựng | 10 | ||
6.Đọc 1 bài khoảng 400 từ và chọn câu trả lời đúng | Đọc lấy thông tin cụ thể/đại ý (đoán nghĩa từ mới; nghĩa ngữ cảnh; ví von; hoán dụ; ẩn dụ; tương phản; đồng nghĩa/dị nghĩa | 10 | ||
7.Đọc 1 bài khoảng 400 từ và chọn câu trả lời đúng | Đọc phân tích/ phê phán/tổng hợp/suy diễn | 10 | ||
TỰ LUẬN | ||||
8.Viết lại câu | 5 | 0,1điểm | 2 điểm | |
9.Viết 1 đoạn văn 140 từ | 1,5 |
9 lưu ý để làm bài thi tốt bài thi tốt nghiệp môn Tiếng anh năm 2016
1. Với phần ngữ âm các em chú ý phân biệt cách đọc –s sau danh từ số nhiều, cách đọc –ed sau động từ, các cặp nguyên âm như /i/ với /i:/, /e /với /æ và /eə/; / u/ với /u:/..; hay các phụ âm như / t∫/ với /∫/; đặc biệt là /z/ trong zoo với /ʒ/ trong measure và /dʒ/ trong engage.
Với dấu nhấn: các từ trong đề thi thường các từ có hai hoặc ba vần trở lên và có dấu nhấn thay đổi theo từ loại như record (v), record (n); industry, industrial hay các từ rất quen thuộc nhưng thường bị đọc sai như telephone, television, comfortable, purpose, pacific …
2. Ngữ pháp trong bài trắc nghiệm thường là sự hòa hợp giữa các thì, ví dụ các em phải phân biệt được sự khác nhau giữa thì quá khứ đơn với thì hiện tại hoàn thành, thì quá khứ đơn với thì quá khứ hoàn thành.
Các em biết cách dùng các cặp từ nối no sooner… than, hardly… when, not only… but also…, neither… nor.., either… or…; phân biệt sự khác nhau của mệnh đề quan hệ xác định với mệnh đề quan hệ không xác định và các dạng rút gọn (tĩnh lược) của mệnh đề quan hệ.
Các em phải hiểu rõ về các kiểu diễn đạt chỉ sự suy luận cho sự việc ở quá khứ như must have + past participle, chỉ giả thiết cho việc ở quá khứ như could have + past participle , hay phân biệt should have + past participle (đáng lẽ phải …) với needn’t have + past participle (lẽ ra không cần ...).
Với phần từ vựng các em cần nắm vững các tổ hợp từ, cụm động từ, thứ tự các tính từ khi đặt trước danh từ. Ngoài ra các em phải chú ý đọc kỹ đề bài với phần chọn từ đồng nghĩa hoặc dị nghĩa. Đa số học sinh làm sai phần này do không đọc kỹ đề bài.
3. Phần về chức năng giao tiếp có khoảng hai câu. Đề thi cho tình huống và học sinh chọn phần đối đáp phù hợp với ngữ cảnh. Các em chú ý các trường hợp sau: với “Would you mind …?” câu trả lời thường là dạng phủ định để chỉ sự đồng ý.
Với lời khen ngợi, câu trả lời là cảm ơn hoặc chấp nhận lời khen đó chứ không phủ nhận. Với tình huống hai người mới gặp hoặc mới biết nhau qua sự giới thiệu của một người thứ ba thì phần đối đáp của cả hai người mới quen đều là “How do you do?”.
4. Phần chọn lỗi sai (đặc biệt lỗi liên quan đến kỹ năng viết), các em chú ý các trường hợp: về dạng động từ (to infinitive, bare infinitive, V-ing) sau một số các động từ như forget, remember, regret, mean, go on... có thể dùng to infinitive hoặc bare infinitive với nghĩa hoàn toàn khác nhau; phân biệt nghĩa của the number of và a number of, so với therefore, but với however, unless với otherwise; câu với although hoặc even though thì không có but; so sánh hơn chỉ dùng để so sánh giữa hai người, hai vật hoặc hai đối tượng và so sánh hơn nhất dùng so sánh cho từ ba người, ba vật hoặc ba đối tượng trở lên; trong so sánh kép chỉ dùng so sánh hơn: the more…, the more hoặc the more…, the less…; động từ dạng chủ động hoặc bị động…
5. Phần đọc một bài văn và chọn từ điền vào chỗ trống liên quan đến việc nắm vững cấu trúc và sử dụng từ. Đặc biệt các em hiểu rõ cách dùng khác nhau các nhóm từ như nhóm say, tell, speak, talk; nhóm trip, tour, excursion, travel, journey, voyage; nhóm answer, reply, response…
* Phần đọc và chọn câu trả lời đúng thường có hai nhóm câu hỏi.
6 . Nhóm 1: các câu hỏi về thông tin cụ thể, đại ý như
- “In the passage the author mainly discusses…”
- “What can be concluded in the first paragraph…?”
+ Đây là những câu hỏi dễ lấy điểm, các em chỉ cần đọc kỹ câu hỏi và chọn ngay câu trả lời đúng dựa vào thông tin có sẵn trong bài. Các em làm kỹ phần này vì tỉ lệ chọn câu đúng khá cao.
+ Với câu hỏi về từ vựng như đoán nghĩa từ mới; nghĩa ngữ cảnh; ví von; hoán dụ; ẩn dụ; tương phản; đồng nghĩa, dị nghĩa… các em phải chọn từ có nghĩa phù hợp với ngữ cảnh của bài.
7. Nhóm 2: gồm một số câu hỏi như
- “Which of the following is NOT mentioned as ……?” ,
- “ All the following statements are true , EXCEPT for …” ,
- “ It can be inferred from the passage that …”
- “ The passage is likely taken from ….”.
+ Để trả lời các câu hỏi này các em phải có kỹ năng phân tích, tổng hợp, suy luận từ một chi tiết trong bài đọc. Đôi khi các em phải dùng phương pháp loại trừ để chọn ra câu trả lời đúng. Do vậy phần này sẽ mất nhiều thời gian khi làm bài và tỉ lệ chọn câu trả lời đúng không cao lắm.
8. Phần viết lại câu gồm năm câu mỗi câu 0,1 điểm theo mức độ từ dễ đến khó có thể là các dạng sau:
- -Dạng 1: so sánh hơn, so sánh hơn nhất, so sánh bằng…
- -Dạng 2: thì quá khứ đơn, thì hiện tại hoàn thành…
- -Dạng 3: câu điều kiện, lời đề nghị, thể truyền khiển…
- -Dạng 4 câu bị động với “ It is said that …” “ He was thought …”
- -Dạng 5: đảo ngữ với trạng từ: So, Such, Hardly, Not Until… , với cấu trúc “ It was not until …”, It is + nhóm từ/ mệnh đề + that …..
9. Với phần viết đoạn văn 140 từ về một đề tài phải có đủ phần mở bài, thân bài và kết luận. Các em nên làm dàn ý để bài viết có bố cục hợp lý, phát triển ý có trình tự, hợp lý, có dẫn chứng. Ngoài ra, các em nên sử dụng các dạng câu đơn, câu ghép và cả câu phức, sử dụng các từ nối, từ chuyển ý như: However, Therefore, In addition to…, sử dụng đúng dấu chấm câu và viết đúng chính tả.
Các em có thể viết khoảng 12 câu, mỗi câu chừng 10 đến 12 từ. Ví dụ:
- - phần mở bài : hai câu
- - phần thân bài :
+ nếu viết hai ý bổ trợ thì bốn câu cho mỗi ý
+ nếu viết ba ý bổ trợ thì ba câu cho mỗi ý
- phần kết luận: một hoặc hai câu
Về việc phân bố thời gian, các em nên làm 64 trắc nghiệm trong 65 phút và phần tự luận trong 25 phút (5 phút cho 5 câu của phần viết lại câu và 20 phút cho viết bài văn, 7 phút cho việc suy nghĩ và lập dàn ý, 10 phút viết thành bài văn và 3 phút đọc lại để kiểm tra dấu chấm câu và lỗi chính tả).
Các em xem lại kiến thức đã ôn tập, làm các đề thi thử và canh giờ, trung bình một phút/câu cho phần trắc nghiệm. Nếu hết một phút mà các em vẫn chưa chọn được câu trả lời, các em có thể đánh dấu câu đó, làm sang câu kế tiếp. Khi làm xong bài sẽ quay lại các câu này. Trường hợp không đủ thời gian để suy nghĩ cho các câu khó, các em có thể chọn theo trực giác, một “chiêu” rất quen thuộc khi làm bài trắc nghiệm.
Một lưu ý cuối cùng là các em phải thật cẩn thận, tô đúng số câu trong đề thi và trên giấy làm bài phần trắc nghiệm, tránh tình trạng tô lệch dòng hàng loạt. Do vậy, cứ sau khi tô năm câu trắc nghiệm, các em phải kiểm tra kỹ một lần để kịp thời chỉnh sửa nhé.