Về việc áp dụng chương trình khung học phí mới đối với bậc giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT đề xuất lùi việc thực hiện này lại.

Học phí các trường đại học tăng mạnh

Học phí các trường đại học tăng mạnh

Trong năm học 2022 - 2023 thì nhiều trường thực hiện cơ chế tự chủ và áp dụng mức học phí mới. Vì vậy, học phí các trường tăng trung bình từ 4 - 10...

Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 diễn ra hôm nay, 4.7, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, đã kiến nghị Chính phủ ban hành nghị quyết đối với học phí năm học 2022 - 2023, trong đó điều chỉnh một số nội dung của Nghị định 81/2021/NĐ-CP (là nghị định quy định về cơ chế thu, quản lý và chính sách miễn, giảm học phí).

Theo ông Nguyễn Kim Sơn, việc Chính phủ ban hành nghị quyết đối với học phí năm học 2022 - 2023 là để các đơn vị kịp thời triển khai thực hiện; đồng thời, giao Bộ GD-ĐT chủ trì phối hợp với các bộ, ngành thực hiện sửa Nghị định 81 làm căn cứ pháp lý thực hiện từ năm học 2023 - 2024 về các nội dung liên quan.

Bộ GD-ĐT đề xuất chưa áp dụng khung học phí mới với đại học năm 2022 - Ảnh 1

Bộ GD-ĐT đề xuất chưa áp dụng khung học phí mới với đại học năm 2022

Trong các nội dung kiến nghị này bao gồm cả kiến nghị liên quan tới học phí đại học, cụ thể như sau:

“Đối với giáo dục đại học công lập: lùi khung học phí quy định tại Nghị định 81 thêm 1 năm. Năm học 2022 - 2023, mức học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tăng tối đa 15% (theo Nghị định 81 là 25%) so với năm học 2021 - 2022.

Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: xác định mức trần học phí tối đa hệ số 2 lần so với cơ sở chưa tự đảm bảo chi thường xuyên (giữ nguyên như quy định tại Nghị định 81).

Đối với cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: được xác định mức trần học phí tối đa hệ số 2,5 lần so với cơ sở tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (giữ nguyên như quy định tại Nghị định 81)”.

Đề xuất trường đại học tự chủ cũng giảm học phí so với mức công bố

Như vậy, nếu đề xuất trên của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên sẽ chưa được áp dụng khung học phí mới (theo Nghị định 81) từ năm học 2022 - 2023.

Học phí đại học công lập năm học 2022 - 2023 vẫn sẽ cao hơn khung học phí năm học 2021 - 2022, nhưng mức cao hơn tối đa chỉ 15%, chứ không cao như khung học phí đã được quy định trong Nghị định 81.

Được biết, hiện nay các trường đại học công lập đều đã công bố đề án tuyển sinh, trong đó đều thông báo học phí năm học 2022 - 2023 thu theo Nghị định 81.

Theo đề xuất của Bộ GD-ĐT, học phí các trường ĐH công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, trường đại học tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (gọi chung là trường đại học tự chủ) vẫn thực hiện như Nghị định 81.

Tuy nhiên, nếu Chính phủ chấp nhận đề xuất của Bộ GD-ĐT là sửa khung học phí trong Nghị định 81 thì học phí của các trường đại học tự chủ cũng sẽ giảm so với các đề án của các trường, vì các mức trần tối đa gấp 2 và gấp 2,5 lần là căn cứ vào khung được quy định trong Nghị định 81.

Đây là mức học phí đại học công lập năm 2021 - 2022:

Bộ GD-ĐT đề xuất chưa áp dụng khung học phí mới với đại học năm 2022 - Ảnh 2

Mức học phí ĐH công lập năm 2021 - 2022

Còn dưới đây là mức học phí đại học công lập từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026 quy định trong Nghị định 81, và Bộ GD-ĐT đang kiến nghị Chính phủ sửa khung học phí năm học 2022 - 2023 theo chiều hướng giảm:

Bộ GD-ĐT đề xuất chưa áp dụng khung học phí mới với đại học năm 2022 - Ảnh 3

Mức học phí năm học 2022 - 2023 đến năm 2025 - 2026

> Các địa phương hỗ trợ thí sinh vùng khó khăn thi tốt nghiệp THPT

> Chú ý phân bổ đúng tỉ lệ thí sinh trong phòng thi tốt nghiệp THPT 2022

Theo Báo Thanh Niên