Mẹ đã dạy con gái đúng cách chưa? Dạy con gái ở tuổi dậy thì không hề đơn giản bởi đây là độ tuổi nhạy cảm, dưới đây là 8 điều mẹ nên dạy con gái trước tuổi 18.
Những điều bạn cần dạy con gái từ sớm
1. Giúp con tự tin về bản thân
Giáo dục con gái tuổi dậy thì là giúp con tự tin về bản thân của mình, tự tin về tri thức, về ngoại hình và cả tâm hồn. Bởi sự tự tin chính là chìa khóa giúp con mở những cánh cửa thành công và hạnh phúc. Mẹ có thể giúp con trau dồi tri thức bằng việc tặng con những quyển sách hoặc gây bất ngờ với việc đăng kí cho con học lớp năng khiếu/ kĩ năng mềm yêu thích.
Tập cho con biết trân trọng và yêu quý bản thân mình, giúp con gái mình cảm thấy tự tin với ngoại hình của con và giúp cô bé cảm thấy hạnh phúc, hài lòng với những gì mà bản thân có. Rèn luyện cho bé tấm lòng vị tha, sự bao dung, đồng cảm, chia sẻ và thấu hiểu. Và đừng quên mình sẽ là tấm gương cho con của mình nhé.
2. Dạy con biết tự quản lý tiền bạc
Cô bé cần phải có khả năng và độc lập về tài chính, hãy cho con biết giá trị của tiền bạc cũng như khuyến khích con ra ngoài, làm thêm và tự chi trả cho những khoản ăn vặt, mua sắm của mình. Dạy con chi tiêu là điều không thể thiếu. Bạn nên nhẹ nhàng, hướng dẫn và gợi ý danh sách những món đồ dùng cần thiết và không cần thiết, giúp con phân biệt rõ ràng hơn, từ đó xây dựng 1 kế hoạch chi tiêu đúng đắn.
3. Dạy con không ngừng theo đuổi ước mơ
Mẹ nên tìm hiểu và theo dõi những ước mơ và đam mê của con, và cùng giúp con thực hiện. Dù cho có thất bại hãy chia sẽ động viên cho con những lời khuyên đúng đắn để con bắt đầu lại. Hãy vun đắp cho những ước mơ của con dạy con làm hết sức mình để đạt được thành công.
4. Dành sự quan tâm cho con nhiều hơn
Con gái đến tuổi dậy thì cần ba mẹ quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là người mẹ. Quan tâm chứ không pháp can thiệp vào cuộc sống của con. Quan sát những biểu hiện cũng như sự phát triển của cơ thể con biểu lộ ra bên ngoài. Lúc đó bạn sẽ có những cách ứng xử tốt nhất với sự thay đổi đó với con.
Bé gái thường có nhiều sự thay đổi hơn nên các mẹ nên gần gũi còn nhiều để hướng dẫn con những điều cần thiết vì sự sẻ chia và quan tâm cho con sẽ giúp con phát triển tốt hơn và toàn diện.
5. Dạy con biết cách vệ sinh cá nhân
Điều này thực sự vô cùng quan trọng. Mẹ nên hướng dẫn con vệ sinh cở thể, đặc biệt là vùng kín. Mới đầu các con sẽ bỡ ngỡ và không biết xử lý ra sao, chỉ có mẹ là người gần gũi và có thể giúp con gỡ rối lúc này. Từ những kiến thức ấy sẽ giúp con hiểu biết hơn về bản thân mình và biết tự chăm sóc mình hơn.
6. Dạy con biết cách phòng vệ và tự bảo vệ bản thân
Thời điểm này, khi xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt thì con bạn đã có khả năng mang thai rồi. Vì vậy, cha mẹ cũng cần chia sẻ cũng như dạy con cách phòng vệ và tự bảo vệ bản thân mình. Mẹ nên cho bé các kiến thức về cơ chế mang thai là như thế nào, dạy con về việc quan hệ nam nữ ra sao để con có thể tự tin giao tiếp với các bạn khác giới nhưng vẫn tự vệ được. Có nhiều trường hợp vì thiếu hiểu biết, thiếu sự quan tâm sẻ chia của gia đình mà nhiều em nhỏ đã làm mẹ ngay từ tuổi 13, 14. Ngoài ra mẹ cũng nên dạy con các cách phòng tránh thai để đề phòng những trường hợp ngoài ý muốn.
7. Nói chuyện nhẹ nhàng dù con phạm lỗi
Nếu con bạn có lỡ vi phạm thì cũng không cần đến những hình phạt nghiêm khắc mà hãy hành động bằng những gì trái tim bạn mách bảo, cho con một cơ hội để làm lại. Cách cư xử này sẽ làm con tôn trọng bạn nhiều hơn. Trẻ vị thành niên là như thế, luôn bốc đồng và nhạy cảm. Những quy định nghiêm khắc hoàn toàn không khiến cho con ghét bạn những chính cách bạn giúp con xử lý rắc rối và dạy con khôn lớn qua những sai lầm mới giúp con kính trọng và yêu thương bạn nhiều hơn.
8. Đóng góp vào hoạt động chung của gia đình
Ngày nay, việc học tập và các chương trình ngoại khóa gần như chiếm trọn thời khóa biểu của bé. Tuy vậy, cha mẹ cần hướng dẫn, thậm chí yêu cầu con cái tham gia, đóng góp vào hoạt động chung của gia đình như làm việc nhà, trò chuyện, trao đổi, chia sẻ, vui chơi tập thể... để từ đó trẻ nhận thức được trách nhiệm đóng góp cho những mục tiêu, lợi ích chung; rèn luyện thái độ thông cảm đối với mọi người cũng như khả năng tự chăm sóc nhu cầu cá nhân.
Sự bảo bọc thái quá của các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến con cái. Trẻ cần được rèn luyện kỹ năng tự đối mặt và tháo gỡ mâu thuẫn giữa các cá nhân thay vì luôn luôn trông chờ vào việc phụ huynh đứng ra giải quyết hoặc an ủi, xoa dịu.
> Những sai lầm của cha mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ
> Phương pháp dạy con không cần đòn roi
Theo Yêu Trẻ