7 bước để xin visa Úc cho bố mẹ thăm con du học Úc
Thủ tục visa cho phụ huynh của du học sinh Úc
1. Đối với học sinh trên 18 tuổi
Phụ huynh sẽ được cấp một dạng của visa du lịch, dành cho người thân của du học sinh. Visa có hiệu lực trong thời gian ngắn và chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc. Để xin visa này, cần phải có thư của trường, đồng ý mời người thân sang Úc thăm du học sinh. Nếu du học sinh đã từng mời người khác và người đó vi phạm pháp luật Úc, du học sinh Úc không được quyền mời thêm bất kỳ người nào khác.
Với từng trường hợp cụ thể, đại sứ quán có thể yêu cầu người xin visa thăm thân mua trái phiếu (được hiểu như một khoản tiền đặt cọc) từ 5.000 AUD – 15.000 AUD trước khi có quyết định cấp visa. Số tiền này được hoàn trả nếu người được cấp visa rời Úc trước khi visa hết hạn và tuân thủ pháp luật Úc.
2. Đối với học sinh chưa đủ 18 tuổi
Đối với du học sinh Úc chưa đủ 18 tuổi, yêu cầu bắt buộc phải có người giám hộ. Gia đình du học sinh có thể lựa chọn dịch vụ giám hộ của trường hoặc cha mẹ trực tiếp sang Úc bảo trợ cho con đến lúc đủ 18 tuổi.
Quy định chung là người xin visa bảo trợ cho du học sinh dưới 18 tuổi phải là người ruột thịt của học sinh, chứng minh được quan hệ xã hội, gia đình ràng buộc bên Việt Nam tốt, có năng lực tài chính đủ…
Trong suốt thời gian giám hộ, cha/mẹ không được đi làm thêm. Với loại visa Úc này, cha/mẹ có thể đưa người con khác, dưới 6 tuổi đi cùng.
Quy định về chứng minh tài chính với visa này như sau: sinh hoạt phí của người bảo trợ– 18.610 AUD, sinh hoạt phí của con dưới 6 tuổi đầu tiên – 3.720 AUD, sinh hoạt phí của con thứ hai trở đi – 2.790 AUD, vé máy bay khứ hồi và bảo hiểm của người bảo trợ và toàn bộ người phụ thuộc.
Xin visa Úc cho bố mẹ sang thăm cần những gì?
Quy trình xin hồ sơ visa Úc cho người thân
1. Mang hộ chiếu của bạn ra đồn cảnh sát nhờ họ công chứng cho một bản để xác nhận mình đang du học Úc (nên phô tô sẵn trang có ảnh của hộ chiếu ra đó làm cho nhanh, chỉ mất khoảng 2 phút và free).
2. Viết thư cho đại diện AusAID của trường bảo họ viết cho cái letter of no objection, tức là thư support mình mời người nhà sang chơi.
3. In bank statement của tất cả các tài khoản của bạn ở Úc (càng nhiều càng tốt nếu bạn không muốn người nhà phải chứng minh tài chính)
4. Viết thư mời gửi văn phòng làm visa của đại sứ quán Úc ở Việt Nam, trong đó nói tôi là sv AusAID, tôi đang du học Úc ở trường…, tôi muốn mời người thân của tôi sang, tôi có tài khoản ở đây, thu nhập của tôi… và tôi sẽ bao hết mọi chi phí cho người thân của mình (nếu bạn có đủ tiền trong tài khoản và cam kết hỗ trợ hết chi phí ăn ở sinh hoạt thì người nhà không cần chứng minh tài chính nữa nhé. Nếu thấy tài khoản không đủ thì có thể cần làm chứng minh tài chính ở nhà).
5. In thêm một trang của hợp đồng học bổng du học Úc với AusAID, trong đó nói là mình được 30.000 AUD một năm, giấy báo nhập học của trường (thông thường khi bạn đến trường làm thủ tục, họ sẽ chuyển cho bạn giấy này cùng thông tin về tài khoản ngân hàng) và các giấy tờ khác như hợp đồng thuê nhà, đăng ký xe, thẻ sinh viên… ( để hỗ trợ thêm chứ không bắt buộc).
6. Điền cái form 1419 là form xin visa du lịch (chứ không phải bảo lãnh thân nhân vì chỉ có người có PR mới được bảo lãnh). Form này các bạn lên mạng search là có. Nếu người thân của du học sinh Úc có thể tự làm được thì có thể down về tự làm, nếu không các bạn điền đầy đủ thông tin rồi gửi về cho người thân ký tên (người đứng đơn xin visa là một trong những người bạn muốn mời sang, ví dụ chồng/vợ).
7. Ngoài ra còn có một cái check list nữa để điền tên những người thân trong gia đình, sinh viên có điều kiện du học Úc có thể search và down trên mạng về.
Sau khi xong tất cả các thứ này thì scan và gửi về cho người thân tập hợp lại và mang đi nộp. Giấy tờ mang đi nộp nên chia làm hai nhóm: Nhóm 1 là giấy tờ của người xin visa Úc (bao gồm đơn xin visa là cái form anh nói ở trên, giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, hộ khẩu, xác nhận lương nếu còn công tác, sơ yếu lý lịch…). Nhóm thứ hai là giấy tờ sinh viên du học Úc (bao gồm bản sao giấy khai sinh, thư mời, thư xác nhận của trường, bank statement, hộ chiếu công chứng, hợp đồng học bổng, thẻ sinh viên…). Trường hợp người xin visa dưới 60 tuổi thì ko cần khám sức khỏe, nếu trên 60 phải khán sức khỏe thì thời gian chờ làm visa sẽ lâu hơn.
Danh sách các giấy tờ cần thiết khi xin visa Úc cho phụ huynh
1. | 2 ảnh 4*6 (để họ làm visa) |
2. | Bản sao công chứng dịch giấy khai sinh (tiếng Anh) |
3. | Bản sao công chứng hộ chiếu. KÝ VÀO HỘ CHIẾU trước khi sao. Bản sao phải ở khổ trang A4, phô tô trang có thông tin cá nhân và chữ ký |
4. | Bản sao công chứng CMTND (tiếng Việt) |
5. | Bản sao công chứng tất cả các trang hộ khẩu hiện tại (tiếng Việt) |
6. | Bản gốc Sơ yếu lí lịch |
7. | Bản sao công chứng dịch giấy đăng kí kết hôn (tiếng Anh) |
8. | Bản sao công chứng dịch quyết định nghỉ hưu (tiếng Anh) |
9. | Sao kê tài khoản tiết kiệm ngân hàng (xin bản tiếng Anh là tốt nhất, nếu không tiếng Việt cũng ok, cứ bảo xin xác nhận để làm visa là họ biết) |
10. | Thư mời |
11. | Bản sao công chứng hộ chiếu |
12. | Thẻ sinh viên của du học sinh Úc |
13. | Xác nhận thu nhập của người đang du học Úc |
14. | Thư xác nhận học bổng của người đang học |
15. | Bản sao công chứng giấy khai sinh người đang học. |
16. | Visa của người được học bổng |
17. | Relatives form (điền đầy đủ thông tin về chồng, con, bố mẹ đẻ, anh chị em ruột – nên viết tay nhỏ xíu cho dễ, viết tiếng Việt |
18. | Form 1419 |
19. | Bản sao hợp đồng thuê nhà |
Nộp đơn tại đâu?
AVAC Visa Application Centre
Vinafor Building,
11th Floor , 127 Lo Duc Street,
Dong Mac Ward, Hai Ba Trung District ,
Ha Noi , Vietnam
Khi nộp đơn nộp đầy đủ giấy tờ mang theo tiền mặt để thanh toán, cùng hộ chiếu gốc. Họ sẽ thu hộ chiếu gốc và trả lại khi làm xong visa Úc cho phụ huynh.
Một số điều phụ huynh cần lưu ý khi đến thăm con du học Úc
Để chuyến đi trọn vẹn hơn, phụ huynh cần tìm hiểu sơ qua một vài nét văn hóa của người dân Úc để dễ dàng hòa nhập hơn với cuộc sống của người dân bản địa trong thời gian thăm du học sinh Úc nhé!
1. Gặp gỡ và giao tiếp:
Tại Úc, khi tiếp xúc với một người Úc lần đầu, thông thường quý vị bắt tay phải của người đối diện bằng tay phải của mình, những người không quen biết nhau thường không ôm hoặc hôn nhau khi mới gặp.
Sau khi nói chuyện với những người khác, người Úc nhìn thẳng vào mắt họ để biểu lộ sự tôn trọng và cho thấy là họ chú ý lắng nghe
Khi tiếp xúc với người khác lần đầu tiên, người Úc cảm thấy khó chịu nếu người khác hỏi về tuổi tác, lập gia đình hay chưa, có con cái hay về tiền bạc cũng như mức lương.
Bạn nên đúng giờ vào các cuộc hẹn hoặc buổi họp, trong trường hợp đến trễ bạn cần liên lạc cho người ta biết trước. Điều này rất quan trọng trong các buổi hẹn chuyên nghiệp bởi bạn có thể bị phạt tiền nều trễ hẹn hoặc bỏ buổi hẹn mà không báo trước.
2. Cách ăn mặc:
Úc là xã hội đa chủng tộc nên không có một quy định cụ thể nào về cách ăn mặc trừ (nón bảo hộ ở công trường, đồng phục cho cảnh sát, quân đội…)
Phần lớn các cơ quan đều có đồng phục chuẩn.
Nhiều người đến Úc đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau nên ăn mặc theo phong cách truyền thống có thể theo phong cách tôn giáo hoặc phong tục như áo dành cho các thầy tu, khăn đội đầu…
3. Ứng xử nơi công cộng:
Người Úc xì mũi, khạc nhổ vào khăn tay chứ không khạc nhổ ra đường
Một số ứng xử không những bị coi là bất nhã mà còn trái pháp luật: Chửi thề nơi công cộng, xô đẩy khi xếp hàng, tiểu tiện bất cứ chỗ nào ngoài toilet công cộng hay tư nhân.
4. Lời mời:
Nếu bạn được mời đến một bữa tiệc nướng hay tiệc với những bạn bè cùng lớp, thông thường khách sẽ mang theo đồ uống như rượu hoặc bia để tự phục vụ cho mình, và cũng nên liên hệ trước với chủ bữa tiệc xem họ có cần những thứ gì khác không. Nếu bạn được mời đến ăn tối ở nhà của ai đó, nên mang theo một món quà nhỏ như hoa hoặc socola.
Người Úc có cách ăn uống thường theo kiểu “Tây”. Hãy cầm dĩa bên tay trái và dao bên tay phải, chú ý đừng chống khuỷu tay lên bàn và bàn tay của bạn nên ở phía trên so với mặt bàn trong khi ăn.
Văn hóa Úc khá giống văn hóa phương Tây, nhưng một khi đã sống ở một đất nước nào đó thì nên tìm hiểu lịch sử cũng như văn hóa của nước đó. Thổ dân Úc được cho là đã sinh sống tại đây từ khoảng 60.000 năm trước.
5. Phép lịch sự:
Người Úc thường nói “please” (xin vui lòng, hoặc làm ơn) khi muốn hỏi xin hay cần giúp điều gì đó và thường nói “thank you” (cảm ơn) khi được người khác giúp đỡ hay cho một thứ gì. Không nói “please” hay “thank you” bị coi là bất lịch sự.
Người Úc thường nói “excuse me” (xin lỗi) khi muốn được người khác chú ý tới mình và “sorry” (xin lỗi) khi họ tình cờ đụng chạm hay va vào người khác.
Người Úc cũng nói “excuse me” hay “pardon me” (xin lỗi) khi ợ nơi công cộng hay tại nhà người khác.
6. Cách ăn uống:
- Nếu bạn được mời đến ăn tối, hãy đến đúng giờ, và không muộn quá 15 phút nếu được mời đến BBQ hoặc một bữa tiệc lớn.
- Hãy liên hệ với chủ nhà trước khi đến để xem liệu bạn có thể mang theo một ít đồ ăn hay không.
- Hãy đưa ra đề nghị giúp đỡ chủ nhà trong việc chuẩn bị hoặc dọn dẹp sau khi bữa tiệc kết thúc.
- Cách ăn của người Úc là cầm nĩa bên tay trái và dao bên phải trong khi ăn
- Khi kết thúc bữa ăn bạn nên đặt dao và nĩa song song với nhau với tay cầm hướng về phía bên phải.
- Không được để khuỷu tay trên bàn trong khi ăn.