Chính phủ cho biết, khung chương trình visa mới sẽ giúp việc nộp hồ sơ dễ dàng hơn, giảm những thủ tục hành chánh rắc rối. Úc sẽ sớm có bốn loại visa làm việc mới trong chương trình visa làm việc tạm thời và visa cho chương trình nghiên cứu và đào tạo. Chính phủ liên bang dự định khung chương trình visa làm việc mới sẽ bắt đầu được áp dụng từ tháng Mười Một 2016 sau khi dự luật mới được Tổng Toàn Quyền chấp thuận.
4 loại visa làm việc mới tại Úc gồm:
1. Subclass 400 Temporary Work (Short Stay Specialist) Visa (Visa 400 cho làm việc tạm thời (Chuyên gia ngắn hạn))
Loại visa Úc này cho phép người có visa đến Úc làm việc một thời gian ngắn để làm một công việc cụ thể trong một thời gian được ấn định trước, cũng như tham dự vào những hoạt động liên quan đến lợi ích của nước Úc.
Visa này thường dành cho các chuyên gia muốn đến Úc trong thời gian ngắn để:
- Làm việc ngắn hạn, công việc đòi hỏi chuyên môn đặc biệt, và không phải là công việc liên tục
- Trong vài trường hợp giới hạn, tham gia vào các hoạt động hay công việc có liên quan đến lợi ích của nước Úc
2. Subclass 403 Temporary Work (International Relations) Visa (Visa 403 cho làm việc tạm thời (Quan hệ quốc tế))
Loại visa này cho phép người có visa đến Úc trong một thỏa thuận song phương, để đại diện cho một chính phủ ngoại quốc, như một cá nhân với các ưu đãi và miễn trừ theo luật định, hoặc tham gia vào Chương trình Công nhân Thời vụ, và các hoạt động khác.
Visa này dành cho những người đến Úc trong thời gian ngắn:
- Liên quan đến một hiệp ước song phương
- Đại diện cho một chính phủ ngoại quốc ở Úc
- Hoặc để giảng dạy ngoại ngữ trong trường học ở Úc
- Để làm việc nhà toàn thời gian cho một nhà ngoại giao
- Như một cá nhân với các ưu đãi và quyền miễn trừ
- Để tham gia vào Chương trình Công nhân Thời vụ
3. Subclass 407 Training Visa (Visa 407 cho đào tạo)
Loại visa này cho phép người có visa đến Úc để huấn nghệ hay tham gia vào các hoạt động phát triển chuyên môn trong lớp học.
4. Subclass 408 Temporary Activity Visa (Visa 408 cho hoạt động tạm thời)
Loại visa này cho phép người có visa đến Úc để tham gia các hoạt động và sự kiện văn hóa xã hội theo lời mời của một tổ chức của Úc, giám sát hay làm việc như một chuyên gia học thuật trong một dự án nghiên cứu, làm việc trong một vị trí đòi hỏi tay nghề theo thỏa thuận trao đổi nhân viên, và tham dự sự kiện mà chính phủ Úc ủng hộ.
Úc triển khai 4 loại visa làm việc mới từ tháng 11/2016
Visa này dành cho những người đến Úc:
- Làm việc trong ngành kỹ nghệ giải trí
- Tham gia các hoạt động và sự kiện văn hóa xã hội theo lời mời của một tổ chức của Úc
- Làm việc như một chuyên gia học thuật trong một dự án nghiên cứu
- Làm việc toàn thời liên quan đến tôn giáo
- Tham gia vào một chương trình đặc biệt nhằm tăng cường quan hệ quốc tế và trao đổi văn hóa
- Tham gia chơi và thi đấu thể thao cấp cao, bao gồm huấn luyện
- Làm việc trong một vị trí đòi hỏi tay nghề theo thỏa thuận trao đổi nhân viên
- Tham gia vào một sự kiện được chính phủ Úc ủng hộ
- Làm việc như một thành viên trong thủy thủ đoàn của một chiếc du thuyền lớn
- Làm việc nhà toàn thời gian cho một số nhà lãnh đạo cao cấp ngoại quốc
Khi 4 loại visa mới này được áp dụng kể từ ngày 19 thàng mười Một 2016, Bộ Di Trú sẽ ngừng nhận hồ sơ cho các loại visa sau:
- Subclass 401 Temporary Work (Long Stay Activity) visa
- Subclass 402 Training and Research visa
- Subclass 416 Special Program visa
- Subclass 420 Temporary Work (Entertainment) visa
- Subclass 488 Superyacht Crew visa
Theo Bộ Di Trú, khung chương trình visa mới sẽ giúp việc nộp hồ sơ xin visa dễ dàng hơn. Bộ Di Trú mong muốn có thể giảm thiểu thủ tục hành chánh rắc rối cho doanh nghiệp, cho các ngành kỹ nghệ và các cá nhân liên quan bằng việc loại bỏ những yêu cầu về bảo lãnh và đề cử cho các loại visa làm việc ngắn hạn này.
Thông tin thêm về điều kiện cho các loại Visa tạm trú mới này sẽ được Bộ Di trú công bố trên trang web chính thức trong vài ngày tới.
Hiểu rõ danh sách tay nghề định cư SOL 2016-17 để sinh sống ở Úc
Danh sách Tay nghề Định cư Úc (SOL) 2016-2017 có hiệu lực từ 1/7 tới đây mà Bộ Di trú (DIBP) vừa công bố. Kể từ ngày 1/7/2016, Bộ Di trú và Bảo vệ Biên giới (DIBP) sẽ áp dụng chương trình nhằm đơn giản hóa visa cho sinh viên quốc tế đến học tập tại Úc.
Theo đó từ nay chỉ còn 2 loại visa du học Úc: Subclass 500 dành cho sinh viên mới, và Subclass 590dành cho người giám hộ đi theo sinh viên.
Cụ thể:
- Sinh viên quốc tế muốn đến Úc du học, bất kể ở cấp độ nào từ Trung học đến Tiến sĩ, đều có chung visa Subclass 500
- Thân nhân hay người giám hộ đi theo sinh viên sẽ nộp đơn xin visa Subclass 590
Những sinh viên quốc tế đang học tập tại Úc với visa du học từ subclass 570 đến 576 vẫn giữ nguyên visa cho đến khi hết hạn, không bị ảnh hưởng bởi thay đổi này.
Sau ngày 1/7/2016, thân nhân hay người giám hộ muốn thăm hay đi theo sinh viên quốc tế đang học tại Úc, sẽ phải nộp đơn xin visa subclass 590.
Gần một năm trước, 16/6/2015, chính phủ Úc công bố bản phúc trình về hướng duyệt xét visa trong tương lai Future directions for streamlined visa processing cùng lúc giới thiệu chương trình đơn giản hóa visa cho sinh viên quốc tế đến Úc SSVF để đẩy mạnh hơn ngành dịch vụ giáo dục của Úc.
Những thay đổi trên là kết quả sau một thời gian dài chính phủ Úc tham vấn ý kiến của các bên lên quan, bao gồm phát hành tập tài liệu thảo luận đến các thành viên của Uỷ ban Cố vấn Visa Giáo dục và các đối tác quan trọng lĩnh vực giáo dục quốc tế.
Những thay đổi quan trọng theo SSVF bao gồm:
- Giảm từ 8 loại visa sinh viên quốc tế xuống còn 2 loại
- Đưa ra duy nhất 1 cách xếp loại mức độ nguy hiểm về mặt di trú cho tất cả sinh viên quốc tế
Giáo dục quốc tế là một trong năm trụ cột của sự tăng trưởng kinh tế Úc. Tổng thu nhập tạo ra bởi tất cả các hoạt động giáo dục quốc tế là $16,3 tỷ đô la trong năm tài khóa 2013-14.
Chính phủ Úc công nhận những đóng góp kinh tế và văn hóa mạnh mẽ của ngành giáo dục quốc tế, và cam kết hỗ trợ sự tăng trưởng của lĩnh vực này bằng cách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình xin visa du học Úc cho sinh viên đối với những người thực sự muốn đến Úc du học.
Danh sách Tay nghề Định cư - SOL sẽ được dùng để duyệt xét visa các subclass:
- 189 (Skilled Independent Visa)
- 489 (Skilled Regional Provisional Visa)
- 485 (Graduate Temporary Visa)
Bộ Di trú cũng công bố danh sách cần bảo trợ (Consolidated Sponsored Occupations List - CSOL) trong dịp này, dành cho các hồ sơ xin visa subclass:
- 190 (Skilled Nominated Visa)
- 457 (Temporary Work Skilled Visa)
- 186 (Employer Nominated Scheme)
Những ngành nhiều du học sinh người Việt theo học vẫn nằm trong danh sách SOL năm nay như:
- Kế toán (Accountant, Management Accountant, Taxation Accountant)
- Y tá (Nurse Practitioner, Registered Nurse)
- Một số chuyên ngành IT Úc vẫn cần (ICT Business Analyst, Systems Analyst, Developer Programmer, Software Engineer, Computer Network & Systems Engineer, Telecommunications Engineer, Telecommunications Network Engineer…)
Những nhóm ngành mà Bộ giáo dục Úc hồi đầu năm cho rằng đã đủ người hoặc nhu cầu sẽ giảm như: Bác sĩ gia đình (General Practitioner), Bác sĩ Sản khoa và Phụ khoa (Obstetrician & Gynaecologist), Chuyên viên Nhãn khoa (Optometrist), Chuyên viên Vật lý trị liệu (Physiotherapist) nhưng vẫn còn trong SOL 2016-17.
Trong khi Nha sĩ (Dentist), Giáo viên Tiểu học (Primary School Teacher), Dược sĩ (Hospital/ Industrial/ Retail Pharmacist), Chuyên gia dinh dưỡng về ăn kiêng (Dietitian), Chuyên viên làm web (Web developer)… đã rớt xuống, nằm trong danh sách Danh sách Tay nghề Định cư Cần Bảo trợ CSOL.
Những ngành nghề biến mất trong SOL từ ngày 1/7:
- Mining engineer – Kỹ sư hầm mỏ
- Petroleum engineer – Kỹ sư dầu khí
- Occupational health and safety adviser – Tư vấn viên về sức khỏe an toàn tại nơi làm việc
- Environmental health officer – Nhân viên sức khỏe môi trường
- Dental hygienist – Kỹ thuật viên vệ sinh răng miệng
- Dental prosthetist – Kỹ thuật viên nha khoa răng giả
- Dental technician – Kỹ thuật viên nha khoa
- Dental therapist – Chuyên viên trị liệu nha khoa
- Metallurgist – Chuyên viên luyện kim
Nghề mới thêm vào danh sách tay nghề định cư - SOL từ ngày 1/7:
- Audiologist – Chuyên viên thính lực
- Orthotist or prosthetist – Chuyên viên chỉnh hình hay làm các bộ phận thay thế trên người
Nhiều ngành ‘làm thợ’ chiếm đa số trong SOL 2016-17:
- Nhiều nghề trong nhóm ‘trades’: thợ cơ khí xe hơi, đầu bếp, thợ chế tạo kim loại, thợ xây gạch, thợ mộc, thợ sơn
- Kế toán
- Liên quan đến IT: phân tích hệ thống, phát triển chương trình, kỹ sư phần mềm, phân tích chương trình
- Kỹ sư: kỹ sư điện cơ, kỹ sư điện tử, kỹ sư cơ khí
Để dễ dàng định cư Úc sau khi du học, người đi du học Úc phải thật sự thông minh trong việc lựa chọn một ngành nghề phù hợp đầu tiên là với chính bản thân người học, sau đó là phù hợp với danh sách SOL để tăng cơ hội việc làm và định cư Úc.
Bộ Di trú cũng công bố một Danh sách Tay nghề Định cư cần bảo trợ Consolidated Sponsored Occupations List (CSOL) dành cho những du học sinh đã tốt nghiệp muốn định cư tại Úc với visa:
- 190 (Skilled Nominated Visa)
- 457 (Temporary Work Skilled Visa)
- 186 (Employer Nominated Scheme)
Để được 3 loại visa này, một du học sinh quốc tế sau khi tốt nghiệp cần có sự bảo trợ của một công ty tại Úc.
Chương trình visa làm việc 457 là ‘chiếc vé’ phổ biến nhất mà nhiều du học sinh quốc tế nhắm đến Úc, mỗi năm có đến hơn 50 ngàn hồ sơ xin cấp loại visa này.
Người được cấp visa 457 được làm việc ở Úc trong 4 năm, được mang theo gia đình đến để làm việc hay học tập ở Úc, và được xuất/ nhập cảnh Úc không hạn chế.
Du học sinh cần làm gì với những thay đổi về Visa du học Úc sau 1/7/2016
Chương trình visa sinh viên hiện tại xét theo dạng SVP, nghĩa là nếu sinh viên nhận được thư mời nhập học từ các trường lớn trong danh sách SVP thì sẽ được giảm đi yêu cầu tiếng Anh và tài chính. Nếu không nhận được offer từ các trường này, hồ sơ của họ sẽ được xét ở cấp độ 3, phải chứng minh tài chính (để tiền trong tài khoản tiết kiệm ít nhất là 3 tháng trước khi nộp hồ sơ), đồng thời phải chứng minh nguồn gốc của số tiền đó.
Theo SSVF, việc xác định mức độ rủi ro của một hồ sơ xin visa sẽ dựa trên 2 yếu tố: rating của nước và rating của trường. Rating của trường được xét trên nhiều yếu tố. Chẳng hạn như, một trường có rating tốt (level 1) là những trường mà sinh viên của họ hoàn thành trọn vẹn khóa học với trường mà không bỏ ngang hoặc chuyển sang trường khác…hoc bong du hoc uc
Vì vậy từ sau 1/7/2016, để tăng khả năng xét duyệt Visa du học Úc. Du học sinh cần nên lựa chọn các trường thuộc danh sách SVP để đảm bảo về khả năng chứng minh tài chính và dễ dàng hơn trong việc cấp xét visa du học Úc.
Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về du học Úc, ngành học, visa du học Úc có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các dịch vụ tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.