: Khoá học Kỹ năng giao tiếp - Học kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng sống: 4 kiểu tư duy khiến bạn phí hoài tuổi trẻ
Bạn đã bao giờ cảm thấy mình đang mắc kẹt ở mức trung bình về nhiều mặt:
- Gia đình không giàu, nhưng cũng không quá nghèo.
- Học không xuất sắc, nhưng cũng không dở.
- Không tự ti, nhưng cũng chẳng tự tin về mình lắm.
- Không có nhiều mối quan hệ trong cuộc sống, nhưng cũng có không ít bạn bè...
Có thể bạn cũng đã từng nghĩ rằng: “Trong 1 gia đình mà ba mẹ đều thành công và họ ý thức được tầm quan trọng của việc đầu tư vào giáo dục cho con cái. Gia đình họ có điều kiện và nền tảng như vậy, việc họ thành công không có gì đáng ngạc nhiên cả”.… Và chúng ta luôn không ngừng so sánh bản thân với những thành công của người khác …
1. Tư duy theo kiểu Mì Ăn Liền
Cái gì cũng muốn có ngay kết quả mà không cần bỏ công sức, các bạn sinh viên đăng kí tham dự các buổi hội thảo để được nghe về cách trả lời phỏng vấn, viết CV sao cho hay, cách làm sao để chinh phục dụng nhà tuyển dụng… Nói chung ai cũng đều cần những thứ có thể xài được liền, tạo kết quả ngay tức thì. Điều quan trọng ở đây không phải là CV sao cho đẹp hay thành thục kỹ năng trả lời phỏng vấn mà là viết cái gì vào CV, nói gì trong buổi phỏng vấn ấy. Các bạn rất ít tham gia vào những hoạt động xã hội, các câu lạc bộ đội nhóm hay nỗ lực vươn lên nhiều vai trò lãnh đạo khác nhau…Vậy thì các bạn lấy gì để điền vào những CV xin việc này???
Kỹ năng sống: 4 kiểu tư duy khiến bạn phí hoài tuổi trẻ
Các bạn muốn bằng giỏi để điền vào CV mà không có những đêm thức trắng vùi đầu vào đèn sách? Các bạn muốn có kinh nghiệm mà không có những ngày hết mình lao vào những dự án thực tế? Làm gì có cái thứ đó trên đời này? Nếu bạn muốn thành công, thì ít nhất bạn cần trả bằng những đêm “trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành”. Tham khảo thêm các bài viết về Tu duy sáng tạo
2. Bạn không dám trả giá cho thành công
Bạn cảm thấy hài lòng với vị trí xoàng xĩnh của bản thân, và chọn cách không cố gắng vì cái gì cả. Bạn thích tự nói với bản thân rằng “Tôi sẽ học kĩ năng mới” hơn là thực sự lăn xả vào học. Bạn thường chặc lưỡi, việc này có vẻ phức tạp quá, có khi để sau hoặc “khỏi làm luôn cũng được”. Chỉ khi thất bại bạn mới có được bài học cho mình, như thép đã được tôi qua lửa đỏ và đập mỏng thành gươm, bạn mới đủ sức đương đầu với cuộc đời đầy rẫy những thanh gươm sắc bén hơn bạn gấp nhiều lần.
Hãy mua lấy quyển sách mà bạn yêu thích, đăng ký tham gia bất kì khóa học nào bạn cảm thấy có ích cho bản thân … Khi bạn chấp nhận TRẢ GIÁ, bạn sẽ có một thái độ tích cực hơn và có trách nhiệm hơn với hành động của mình. Nếu bạn tiếc tiền đầu tư vào bản thân thì xem như bạn cũng tiếc thành công.
3. Tư duy đòi hỏi - Bạn nghĩ mình xứng đáng?
Các bạn đòi hỏi nhiều quá, nhiều hơn những gì các bạn bỏ ra. Các bạn đang dán cái mác “ĐẠI HỌC” quá lớn vào mình để kết luận rằng kiến thức đã đủ cho công việc và bạn đủ thông minh để có quyền đòi hỏi công ty phải trả mức lương tương xứng với 4 năm dùi mài kinh sử trên ghế nhà trường. Nghĩ lại đi, bạn đọc những gì người khác đã đọc, học những gì họ đã học, làm những gì họ đã làm, vậy mà gọi là thông minh ư? Bạn học những gì bạn nghĩ có thể giúp bạn vượt qua bài kiểm tra của họ và bạn nghĩ điều đó khiến bạn có vẻ thông minh?
Ông trùm bất động sản Li Ka-Shing (Hong Kong, Trung Quốc) hiện là tỷ phú giàu nhất châu Á đã từng chia sẻ với các bạn trẻ như sau: “Cuộc sống, sự nghiệp và hạnh phúc hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn. Hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ. Khi bạn nghèo, hãy ở nhà ít thôi và ra ngoài nhiều hơn. Còn khi đã giàu rồi, hãy làm ngược lại. Khi bạn nghèo, hãy tiêu tiền cho người khác, còn giàu rồi thì hãy chi cho mình. Đây là nghệ thuật sống."
4. Bạn không dám ước mơ và không dấn thân (quan trọng)
Suy nghĩ hiện tại của bạn là gì? Mong làm sao có đủ tiền sống mỗi ngày; làm sao có thể thi đậu tốt nghiệp tốt nghiệp nếu không sẽ bị ba mẹ la; làm sao để có thể tìm được một công việc ổn định sau khi ra trường…???
- Có 1 sự thật là cha mẹ rất thương bạn. Càng “thương” họ lại càng muốn bạn “an toàn”. Có thể bạn cũng đã từng nghe như tôi:
- Con/ cháu/ em nên làm ở công ty A cho nhàn.
- Học/ làm A, B, C cho dễ.
- Giờ xin vào D khó lắm, ít nhất phải cả “trăm”.
Bạn có biết rằng điều đáng sợ nhất của một đất nước không phải là nghèo nàn về tài nguyên khoáng sản; không phải là đất nhỏ ít dân; mà điều đáng sợ nhất là đất nước ấy chỉ tập hợp những con người không dám ước mơ. Bạn cần phải biết rằng đọc hết bài báo này cũng không đền bù cho tất cả quãng thời gian bạn đã lãng phí. Bạn nghênh ngang đi khắp nơi, vui vẻ phủ nhận những sự thật khiến bạn khó chịu. Phải chi chỉ một lần, bạn chịu đưa cái lưỡi của mình ra, và nếm lấy sự thật – xem nó có vị ra sao. Thứ duy nhất đang cản trở bạn làm những điều phi thường là chính bạn.
Kỹ năng phỏng vấn xin việc :Mỗi năm có hơn 300 ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học và hơn 100 ngàn sinh viên tốt nghiệp hệ cao đẳng, trung cấp. Nhưng có tới hơn 75% sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc làm. Theo hiệp hội các trường Đại học và Doanh nghiệp quốc gia (NACE), các phẩm chất và kỹ năng quan trọng của người đi làm theo đánh giá của nhà tuyển dụng thì điểm số học tập của bạn chỉ chiếm dưới 20% quyết định khi bạn đi phỏng vấn (Riêng ngành Y và kỹ thuật thì điểm số quan trọng hơn 1 chút). Vậy rõ ràng, điểm số ở trường không hề đảm bảo cho bạn có 1 công việc như ý, vậy đâu là yếu tố quyết định còn lại? yếu tố nào giúp bạn có công việc và mức lương mong muốn? chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này qua khoá học: “Kỹ năng phỏng vấn việc làm”
|