Thấp thỏm không biết liệu mình đã chạm được đến vị trí ứng tuyển mơ ước? Cùng tìm hiểu qua 11 dáu hiệu để nhận biết bạn đã có buổi phỏng vấn xin việc thành công cùng Kênh Tuyển Sinh!

Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn như thế nào để gây ấn tượng nhà tuyển dụng?

Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn như thế nào để gây ấn tượng nhà tuyển dụng?

Một bức thư cảm ơn sau phỏng vấn là điểm cộng cho quá trình ứng tuyển của bạn. Vậy bạn nên viết thư cảm ơn sau phỏng vấn như thế nào để gây ấn tượng...

1. Thời gian buổi phỏng vấn

Các nhà tuyển dụng khá bận rộn với khối lượng công việc khổng lồ và phải liên tục đón tiếp ứng viên mỗi ngày. Do đó, thời gian phỏng vấn dành cho mỗi người kéo dài khoảng 30 phút.

Chính quỹ thời gian eo hẹp này cho thấy việc bạn ngồi trong phòng phỏng vấn lâu hơn 30 phút là dấu hiệu tốt để nói rằng có khả năng thành công trúng tuyển cao. Đặc biệt; nếu quá giờ nghỉ trưa nhưng họ vẫn chưa muốn kết thúc và muốn dành thêm thời gian thì chứng tỏ bạn đang thu hút sự chú ý; dành được quan tâm từ phía công ty.

11 dấu hiệu để nhận biết bạn đã phỏng vấn xin việc thành công - Ảnh 1

Xác định thành công trúng tuyển nhờ thời gian buổi phỏng vấn

Tuy nhiên, bạn cũng cần nhận định tình huống này đúng đắn. Với một số trường hợp; thời gian kéo dài có thể vì câu trả lời của bạn khiến nhà tuyển dụng không hài lòng; hoặc gây khó hiểu khiến họ hỏi lại nhiều lần; và điều này dĩ nhiên không tốt cho kết quả sau cùng.

2. Sự tự nhiên khi trao đổi

Nếu buổi phỏng vấn đã qua 30 phút đầu tiên và phần hỏi đáp cũng nhường chỗ cho cuộc trò chuyện tự nhiên thì đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự thành công trong màn thể hiện của bạn; khả năng cao nhà tuyển dụng đã nhận thấy bạn là ứng viên thích hợp.

Lúc này, chủ đề đa dạng hơn và không khí buổi trò chuyện thân thiện. Điều này cho thấy các nhà tuyển dụng sẽ muốn hiểu rõ hơn về tính cách của bạn; và cân nhắc chọn lựa công việc cho bạn phù hợp hơn.

3. Nhà tuyển dụng có sự định hướng công việc cho bạn

Hầu hết, các nhà tuyển dụng sẽ không dành thời gian định hướng công việc nếu ứng viên không tiềm năng và phần trăm trúng tuyển thấp. Bởi lẽ, điều này có thể gây hiểu lầm; khiến bạn ôm hy vọng hão huyền với những hứa hẹn không thể thực hiện. 

11 dấu hiệu để nhận biết bạn đã phỏng vấn xin việc thành công - Ảnh 2

Dấu hiệu tốt khi người phỏng vấn định hướng công việc của bạn

Nếu nhà tuyển dụng từng mô tả cụ thể hơn về định hướng sự nghiệp tương lai cho vị trí của bạn thì xin chúc mừng; phần trăm trúng tuyển công việc của bạn đã được gia tăng đáng kể.

4. Sử dụng từ ngữ

Bây giờ, hãy thử nhớ lại xem, trong buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng thường sử dụng dạng câu gì để trò chuyện cùng bạn. 

Dạng câu khẳng định và không dùng thì tương lai “Nếu như…” thì đây là dấu hiệu tích cực cho một buổi phỏng vấn thành công. Điều này cho thấy họ đang cân nhắc chọn bạn cho vị trí này.

5. Nhanh chóng trong phản hồi

Cuối cùng, hành động phản hồi nhanh với thư cảm ơn của bạn và hẹn sớm gửi kết quả từ 2 – 3 ngày sau buổi phỏng vấn chính là điểm đáng mừng. Việc phản hồi nhanh chứng minh sự hứng thú; mong muốn được hợp tác cùng bạn và đôi khi là lo sợ mất ứng viên giỏi vào tay công ty đối thủ của nhà tuyển dụng.

Bây giờ, bạn đã cảm thấy tốt hơn chưa? Nhà tuyển dụng của bạn có những dấu hiệu trên đây hay còn điều gì đặc biệt hơn? Chia sẻ ngay với Glints bạn nhé! Nếu chưa chắc chắn về kết quả và muốn có thể sự lựa chọn; đừng quên ghé qua đây để tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp.

6. Lọt vào vòng tiếp theo của cuộc phỏng vấn 

Đây là một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất chứng minh rằng: bạn đã bước đầu thành công chinh phục buổi phỏng vấn.

Nhà tuyển dụng sẽ không muốn mất thêm thời gian với những ứng viên không đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng của họ. Dấu hiệu phỏng vấn thành công này, cũng đã từng được Honaman- Giám Đốc sáng tạo của Coca-cola trực tiếp xác nhận. 

11 dấu hiệu để nhận biết bạn đã phỏng vấn xin việc thành công - Ảnh 3

Dấu hiệu thành công - Lọt vào vòng tiếp theo của cuộc phỏng vấn 

Hãy thử thăm dò về những thủ tục hay bước tiếp theo trước khi buổi phỏng vấn kết thúc. Nếu nhà tuyển dụng nhiệt tình chia sẻ cho bạn thì xin chúc mừng… bạn có thể tự tin rằng bản thân đang được đánh giá rất tốt trong thang điểm của họ. 

7. Khai thác nhiều thông tin của bạn hơn

Người quản lý tuyển dụng nếu xác định bạn là một trong những ứng viên ưu tú, họ sẽ tích cực khai thác thêm các thông tin bên lề hồ sơ bạn cung cấp nhằm xác định cụ thể mức độ phù hợp của bạn với công việc. 

Ngay cả khi họ không đưa ra nhiều câu hỏi mang tính chuyên môn, mà chỉ tập trung khai thác tính cách, cũng như những thông tin liên quan khác về thái độ và tư duy của bạn. Đừng lo lắng, đây cũng là một dấu hiệu phỏng vấn thành công đáng chú ý để bạn tiếp tục duy trì màn thể hiện của mình đấy!

8. Chia sẻ về văn hóa công ty

Nếu bạn là ứng viên lọt vào tầm ngắm, người tuyển dụng sẽ không ngại nói cho bạn biết về văn hóa của công ty. 

Mục đích của những chia sẻ này chính là giúp cho bạn hình dung được môi trường làm việc thực sự nếu như “chốt đơn” thành công. Từ những chia sẻ này, bạn cũng có thể cảm nhận và xác định qua sự phù hợp, gắn bó giữa chính bản thân bạn và công ty đang ứng tuyển. 

Song với đó, người phỏng vấn cũng sẽ đánh giá, xem xét thái độ và mức độ quan tâm của bạn dành cho công ty. Từ đó, đôi bên có thể cùng mở lời trao đổi và đưa ra những quyết định cho lần hợp tác công việc này. 

Những chia sẻ này càng mang tính tích cực và xây dựng, điều này càng chứng tỏ đây là dấu hiệu tốt của một buổi phỏng vấn thành công.

9. Những đồng nghiệp tương lai được giới thiệu để bạn làm quen

Dấu hiệu phỏng vấn thành công này chính là cách đối xử vô cùng đặc biệt mà công ty dành cho một ứng viên yêu thích

Bởi, không phải nhà tuyển dụng nào cũng có thể lên kế hoạch và sắp xếp đủ thời gian để giới thiệu bạn với những thành viên khác trong công ty. Điều này cũng giống như chúng ta dẫn bạn bè, hay người yêu ra mắt gia đình, hay hội bạn thân mình vậy.

11 dấu hiệu để nhận biết bạn đã phỏng vấn xin việc thành công - Ảnh 4

Nhà tuyển dung giới thiệu bạn với đồng nghiệp tương lai tại buổi phỏng vấn

Nếu bạn nhận được đãi ngộ này, chắc chắn bạn đang rất được lòng người phỏng vấn. Họ muốn bạn cảm nhận trước sự chào đón nồng nhiệt, tinh thần gắn kết tại môi trường công ty với mong muốn mang lại những tác động tích cực đến quyết định nhận việc của bạn.

10. Khai thác thông tin sâu hơn bằng những câu hỏi follow-up

Nếu như thật sự quan tâm vào năng lực tiềm năng của bạn dành cho vị trí, người quản lý sẽ đặt những câu hỏi phụ liên quan ngay sau câu trả lời của bạn tại buổi phỏng vấn để khai thác thông tin và đánh giá sâu hơn.

Eliot Kaplan, cựu Phó Chủ tịch của bộ phận Thu hút tài năng tại Hearst Magazines đã từng chia sẻ với các ứng viên về dấu hiệu của buổi phỏng vấn thành công như sau: 

“Hãy để ý xem liệu nhà tuyển dụng có lắng nghe và đặt ra các câu hỏi kèm theo sau mỗi câu trả lời của bạn hay không? Hay họ chỉnh đang nhìn vào loạt danh sách câu hỏi được chuẩn bị sẵn và lựa đại một cái bất kỳ?”

Ngoài ra, những câu hỏi liên quan tới bước tiếp theo sau phỏng vấn như: “Bạn có thể bắt đầu làm việc khi nào? Khi nào sẽ có thể bổ sung đủ hồ sơ? Khi nào thì sắp xếp xong công việc ở cơ quan củ?…” cũng là một báo hiệu khả quan về tỷ lệ thành công của bạn.

11. Nhà tuyển dụng có đánh giá tích cực về buổi phỏng vấn với bạn

Thay vì lời chào cuối ngắn ngủi và lời hẹn qua loa. Nếu bạn được nhận những phản hồi và đánh giá tích cực từ quản lý tuyển dụng, đây chính xác là một dấu hiệu của một buổi phỏng vấn thành công.

Người phỏng vấn có đánh giá tích cực về buổi phỏng vấn của bạn là dấu hiệu thành công

Có thể những phản hồi này không hoàn toàn là những lời khen có cánh. Nhưng những đánh giá, góp ý càng cụ thể, khách quan và chi tiết, thì thật tốt quá… Nhà tuyển dụng đã bật “đèn xanh” báo hiệu cho sự thành công của bạn tại buổi phỏng vấn rồi đó!

12. 4 Dấu hiệu phỏng vấn thất bại

Ngược lại với những dấu hiệu trên, nếu bạn cảm thấy buổi phỏng vấn diễn ra không được tốt và suôn sẻ. Hãy cùng Glints tham khảo sơ qua những dấu hiệu phỏng vấn thất bại sau đây để củng cố cho suy luận của mình:

  • Người phỏng vấn không chú ý và hời hợt với hồ sơ của bạn
  • Bạn không được nói về các bước tiếp theo hay những vòng kế
  • Bạn không được hỏi về ý kiến hoặc thắc mắc của bản thân
  • Buổi phỏng vấn ngắn gọn và kết thúc sớm

> Giải thích câu tục ngữ "Một nghề cho chín còn hơn chín nghề" 

> Mô hình ASK là gì? ASK đóng vai trò gì trong việc tuyển dụng của doanh nghiệp 

Theo Glint Việt Nam