Sự kiện Hot: TUYEN SINH 2012DIEM THI DAI HOC - ĐIỂM CHUẨN

Tin liên quan:

>>  Đề nghị cách chức chủ tịch hội đồng thi Đồi Ngô

>>  Lãnh đạo Bộ GD-ĐT "bất ngờ" về kết quả thanh tra vụ Đồi Ngô

>>  Kỳ tích của ngành giáo dục!



“Tôi muốn nói tính chất của nó không bền vững, phong trào đó làm lại cũng được nhưng ngay sau đó cả xã hội phải nhìn nhận đúng thực tế và hiểu rằng để thay đổi chất lượng giáo dục thì các địa phương phải có sự chênh lệch, nếu tâm lí của cả xã hội, lãnh đạo và dân không chấp nhận điều này thì có một trăm phong trào 'hai không”' thì cũng vậy thôi”.

TS Vũ Thị Phương Anh (Trưởng phòng Quản lý khoa học và Quan hệ quốc tế - Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh) đề cập tới kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua khi tính chung cả nước tỉ lệ đỗ tốt nghiệp ở mức “ngất ngưởng”.

 

Phong trào 2 không của bộ GDĐT, Vụ tiêu cực ở Đồi Ngô, Bắc Giang đang nói dối, tuyển sinh, thi tốt nghiệp, thông tin tuyển sinh

Xu thế bệnh thành tích đang phục hồi?

Với kết quả thi tốt nghiệp THPT vừa qua nhiều chuyên gia cho rằng chất lượng giáo dục của chúng ta đang ngày một giảm sút, mặc cho con số tỉ lệ đỗ cứ đẹp như mơ.

Trò chuyện với Phóng viên, TS Vũ Thị Phương Anh thẳng thắn nhìn nói rằng bà không bất ngờ với tỉ lệ đỗ tốt nghiệp (97,63%) như vừa qua, không bất ngờ bởi lẽ tỉ lệ đó cứ tăng dần theo từng năm, không bất ngờ không phải vì phản ánh đúng thực lực mà còn ở chỗ xu thế bệnh thành tích đang được “phục hồi” như xã hội đang thấy.

“Nếu nhìn vào tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là phản ánh được chất lượng giáo dục cả nước, vùng sâu, vùng xa gần như 100% là đạt yêu cầu thì đó là điều đáng mừng, nhưng thực tế không phải như thế bởi vì trình độ các nơi khác nhau rõ ràng ai cũng biết. Vậy tại sao ở những nơi vùng sâu, vùng xa kết quả thi tốt nghiệp cũng đạt gần 100%? Rõ ràng kết quả này là không thật. Kết  quả thì tốt nhưng là điều đáng buồn vì không phản ánh đúng thực lực”, TS Phương Anh thẳng thắn.

Vậy sau bao ý kiến cách đây nhiều năm giữa hai luồng quan điểm cơ bản là nên bỏ hay không nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT? TS Phương Anh cho rằng, nếu cứ thi với kết quả gần 100% như thế này thì không nên thi còn hơn. Tuy nhiên, vấn đề không phải ở chỗ vì làm không được nên không làm. Theo TS Phương Anh, một kỳ thi tốt nghiệp phổ thông của bất cứ nước nào đó là một kỳ thi cần thiết để thống kê được tình hình giáo dục của từng địa phương khác nhau như thế nào. “Nếu có số liệu “thật” thì sẽ thấy được những vùng sâu, vùng xa có kết quả yếu hơn  các vùng thành thị, và nhà nước chỉ cần nhìn vào đó để có những chính sách phù hợp (điều chuyển giáo viên, đầu tư thêm…), mục tiêu là phải có một thống kê khách quan và so sánh được là một điều cần”, bà Phương Anh cho biết.

Nhận định của xã hội trong vài năm qua mỗi khi kỳ thi tốt nghiệp kết thúc cũng thường cho rằng, kết quả không  trung thực, khách quan và lỗi là do hệ  thống giáo dục và Bộ GD&ĐT. Ở khía cạnh là một chuyên gia, TS Phương Anh phân tích, lỗi ở đây không phải do từ Bộ, cái sai đang nằm ở một chỗ khác.

Bộ có thể làm một đề thi vừa sức cho học sinh. Bộ có chủ trương thi chung là đúng, nhưng đã giao cho các địa phương mà địa phương làm sai thì cần phải xử lí nghiêm hơn: “Một điều khá lạ, gian lận ở người học thì xử nặng trong khi gian lận theo hệ thống (địa phương) lại xử nhẹ. Đấy là phạt, còn thưởng thì không thể nhìn vào kết quả thi để đánh giá tỉnh này làm tốt hơn tỉnh kia bởi vì thật ra không phải như thế. Nếu các tỉnh vùng sâu vùng xa có tỉ lệ đỗ cao không những không thưởng mà cần phải điều tra lại vì sao kết quả lại cao như các tỉnh khác? Chúng ta hiện nay làm rất hời hợt, chuyện ở Bắc Giang chẳng may bị lộ ra, tôi còn nhớ năm trước Bắc Giang cũng cao ngang ngửa với TP Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Người quản lí phải nhìn thấy, phải điều tra chứ?”, TS Phương Anh bức xúc trước thái độ không công bằng trong xử lí vi phạm đối với các địa phương.

Làm giáo dục không phải tính chuyện “phong trào”

Còn nhớ năm 2007 khi cả nước lần đầu tiên áp dụng phong trào “hai không” trong thi cử, ngay tại thời điểm năm đó và cho cả bây giờ xã hội vẫn nhìn nhận tỉ lệ thời điểm đó đã phản ánh đúng thực trạng. Tuy nhiên, chỉ cần một năm sau đó mọi thứ hầu như dần trở về con số 0 khi lần lượt các tỉnh tiếp tục chứng minh chất lượng giáo dục bằng những con số đỗ tốt nghiệp cao ngất ngưởng.

Chuyện trồng người là chuyện cả trăm năm nhưng dường như chúng ta đang làm quá nhanh và vội vàng? TS. Phương Anh cho rằng, bản thân bà ủng hộ phong trào “hai không” năm 2007 do ông Nguyễn Thiện Nhân phát động. Tuy nhiên, phong trào đó chỉ như là đánh dấu một sự khởi đầu của việc gian lận đang ở mức trầm trọng. Kết quả của phong trào này, theo TS Phương Anh cần phải kéo dài nhiều năm để thay đổi cách làm, cách suy nghĩ. “Tôi nhớ năm 2007 kết quả thi rất sốc với nhiều tỉnh, nhiều người coi đó là thực chất, những nơi đạt tỉ lệ đỗ 20-30% họ rất đau xót. Ngay năm sau, họ lại phục hồi và lên rất nhanh, cái đó không hợp lí vì như thế có nghĩa làm giáo dục quá dễ”, TS Phương Anh nói.

Trong tình hình hiện tại, TS Phương Anh cho rằng có làm lại phong trào “hai không” cũng sẽ giống với năm 2007, và cứ 5 năm sự việc lại trở lại như mốc xuất phát. “Tôi muốn nói tính chất của nó không bền vững, phong trào đó làm lại cũng được nhưng ngay sau đó cả xã hội phải nhìn nhận đúng thực tế và hiểu rằng để thay đổi chất lượng giáo dục thì các địa phương phải có sự chênh lệch, nếu tâm lí của cả xã hội, lãnh đạo và dân không chấp nhận điều này thì có một trăm phong trào 'hai không”' thì cũng vậy thôi”, TS Phương Anh khẳng định.

Với tỉ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay (97,63%) nhiều người cho đó là một “kỷ lục” mới, một mốc đáng tự hào và đáng mừng cho nền giáo dục chúng ta đang thăng tiến. Nhưng cũng có những người không vui vì thực chất chất lượng nền giáo dục của chúng ta vẫn kém, không những không vui mà thậm chí nhiều người cho rằng có đôi chút mỉa mai trong đó?

Đồi Ngô đang nói dối

TS. Phương Anh: “Chuyện báo cáo xử lí tại Đồi Ngô tôi nghĩ tất cả những người đó đều đang nói dối. Với Bắc Giang chẳng may bị lộ nên mới tụt xuống hơn 70%, Đồi Ngô mà hơn 70% thì những nơi khác 100% là đúng? Chuyện xử Đồi Ngô có nói chấm lại bài thi thì tôi nghĩ chấm lại cái gì trong đó trong khi bài thi đã được quay cop xong rồi? Việc Đồi Ngô, tôi có cảm giác đáng buồn, xử lí thì đúng nhưng vẫn nằm trong một hệ thống mà nhiều nơi khác lọt, chúng ta lại thấy tội nghiệp những người bị xử lí ở Đồi Ngô vì không nghiêm cả hệ thống, có cảm giác chúng ta vẫn không tin vào ngành nhiều”.

** Bạn có thể để lại thắc mắc về tuyển sinh 2012, câu hỏi hoặc ý kiến tại ô bên dưới


(Theo: Thanhnien)