Tin liên quan:

>> Liên kết đào tạo quốc tế không phép?

>> Không công nhận bằng tốt nghiệp thạc sĩ

>> Chi tiết về các đơn vị đào tạo không phép bị xử phạt

 

Sau khi thông tin về Bằng cấp của Viện Công nghệ châu Á sẽ không được công nhận?, dư luận lo ngại về tính pháp lý bằng cấp trong các chương trình đào tạo và liên kết tại Việt Nam.

Viện Công nghệ châu Á (AIT) Việt Nam

Viện Công nghệ châu Á (AIT) Việt Nam được thành lập năm 1993 theo chương trình liên kết giữa Bộ GD-ĐT và AIT. Hiện có 400 học viên đang theo học. Những năm gần đây, AIT Việt Nam có liên kết với nhiều trường ĐH, CĐ như: ĐH Quốc tế TP.HCM, Học viện Ngân hàng, ĐH Kiến trúc TP.HCM, CĐ Công nghệ và quản trị Sonadezi (Đồng Nai)…

Ông Phạm Trần Hải, Trưởng ban Liên lạc cựu sinh viên AIT tại TP.HCM, cho biết trong những ngày qua, ông đã tiếp nhận nhiều ý kiến của học viên đang theo học các chương trình đào tạo của AIT. Hầu hết đều lo lắng liệu có ảnh hưởng gì đến Việt Nam? Còn ông Lê Thanh Quyền, cựu sinh viên AIT tại TP.HCM, cho rằng: “Tính từ năm 1968 đến nay, đã có khoảng 3.000 người tốt nghiệp các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ tại AIT Thái Lan. Về chất lượng đào tạo thì không cần phải bàn cãi. Vấn đề là hiện nay, những người đang theo học đang lo lắng sẽ bị ảnh hưởng”.

Ông Lưu Phước Dũng, Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ và quản trị Sonadezi (Đồng Nai), cho biết: “Chúng tôi đã liên kết đào tạo với AIT chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế (EMBA) 4 khóa, và đang tiến hành liên kết khóa 5. Đã có 82 học viên tốt nghiệp, 121 học viên đang theo học. Theo tôi, Bộ GD-ĐT nước ta cho phép đơn vị này hoạt động và cấp phép cho các chương trình liên kết đào tạo thì có nghĩa là văn bằng ở Việt Nam vẫn phải được
công nhận”.

Phần lớn ý kiến đều cho rằng bằng cấp của những người đang theo học hoặc đã tốt nghiệp các chương trình của AIT tại Thái Lan hoặc Việt Nam đều phải được công nhận. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu như sắp tới, Thái Lan không công nhận bằng cấp AIT thì các chương trình liên kết với Việt Nam sẽ giải quyết thế nào?

GS-TS Đào Văn Lượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn (đã từng có ý định liên kết với AIT Việt Nam), nói: “Ở nước ngoài, muốn liên kết đào tạo với bất kỳ đơn vị nào ngoài nước mình, họ thường căn cứ vào tính pháp lý của đơn vị ngoài nước. Nếu đơn vị này được quốc gia của họ công nhận thì người ta mới liên kết”.

Ngay sau khi biết sự việc của AIT, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ nghiên cứu về vấn đề này để tìm hướng giải quyết cho các học viên đã và đang theo học tại đây. Bộ cho biết sẽ có thông báo chính thức về việc này sau khi trao đổi với Đại sứ quán Thái Lan tại Việt Nam.

Viện Công nghệ châu Á AIT Việt Nam có được công nhận, Liên kết quốc tế, thanh nien, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, bao giao duc, giao duc, lien ket dao tao, bang quoc te, hoc vien quoc te

 

Hiện có nhiều trường ĐH, CĐ tại Việt Nam liên kết đào tạo với AIT

Tính pháp lý không liên quan đến bằng cấp ?

Trước câu hỏi của PV Thanh Niên về việc bằng cấp của học viên đang theo học ở AIT Việt Nam có bị ảnh hưởng hay không, Ban Điều hành AIT đã không trả lời trực tiếp mà cho rằng tính pháp lý của AIT không liên quan đến bằng cấp. Ông Said Irandoust, Chủ tịch Hội đồng điều hành AIT, nhiều lần khẳng định rằng đây là 2 vấn đề không liên quan đến nhau. “Vấn đề pháp lý của AIT chỉ mang tính tạm thời và sẽ sớm được giải quyết, trong khi bằng cấp AIT đã được công nhận và có giá trị toàn cầu trong hàng chục năm nay”, ông Said Irandoust phát biểu.

Tuy nhiên, tiếp xúc với PV Thanh Niên, một người hiện đang làm việc tại AIT Thái Lan cho rằng học viên ở Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng. Người này giải thích, AIT Việt Nam chỉ là chi nhánh của AIT Thái Lan - nơi phát bằng cấp cho tất cả các học viên bất kể đang học ở đâu. Theo chương trình đào tạo, dù học phần lớn thời gian ở trung tâm bên ngoài Thái Lan nhưng vẫn phải theo giáo trình chung của AIT “mẹ” và vào giai đoạn cuối đều phải qua AIT Thái Lan để hoàn tất chương trình, sau đó tham gia lễ tốt nghiệp nhận bằng như các học viên ở AIT Thái Lan.

Vấn đề của AIT

Các cơ quan chức năng của Thái Lan vừa qua đã công bố quyết định không phê chuẩn Hội đồng điều hành AIT mới bao gồm 13 quốc gia thành viên nhằm thay thế hội đồng cũ chỉ có 8 quốc gia thành viên là Úc, Pháp, New Zealand, Pakistan, Philippines, Thái Lan, Anh và Mỹ. Quyết định này cũng đồng nghĩa chữ ký của hội đồng điều hành mới sẽ không có giá trị, kể cả trên văn bằng sẽ được cấp cho người tốt nghiệp từ AIT.

Ngoài 13 nước, Hội đồng điều hành AIT mới còn có một thành viên đại diện của Liên Hiệp Quốc. AIT cho rằng trước đây hội đồng này được Thái Lan khuyến khích và đích thân mời 13 quốc gia tham gia. Cho đến nay chỉ mới có 9 quốc gia và vùng lãnh thổ phê chuẩn hội đồng này gồm Nhật, Thụy Điển, Campuchia, Ấn Độ, Sri Lanka, Pakistan, Nepal, Bangladesh và Việt Nam.

Minh Quang
(Văn phòng Bangkok)

 

Xem thêm: Xử phạt nhiều cơ sở giáo dục liên kết đào tạo trái phép

Những nội dung đang được quan tâm nhiều nhất:

LUYỆN THI - TỈ LỆ CHỌI - TỈ LỆ CHỌI 2013 - TỶ LỆ CHỌI 2013

TUYỂN SINH - TUYỂN SINH 2013 - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC - TRƯỜNG QUỐC TẾ

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ - CAO ĐẲNG QUỐC TẾ - DU HỌC - BÁO GIÁO DỤC - TIẾNG ANH

Kênh Tuyển Sinh

Theo Thanhnien