Trong muôn vàn khó khăn được báo trước của mùa tuyển sinh 2013, nhiều trường đại học địa phương đã tìm lối đi riêng cho mình bằng các lợi thế sân nhà.

Lợi điểm thu hút thí sinh ngay tại tỉnh nhà

Trong các năm gần dây xu hướng chọn trường học gần nhà đang được nhiều thí sinh xem là một chọn lựa vừa tiết kiếm vừa có thể đảm bảo được việc làm sẵn có.

Một trong những vấn đề lớn đối với thí sinh là tiềm lực kinh tế khi chọn trường, nhất là các thí sinh ở tỉnh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi đại học đầy quyết định sẽ phải rất đắn đo về chuyện nơi ăn chốn ở và chi phí sinh hoạt hàng ngày tại các thành phố lớn như Hà Nội, TpHCM, Đà Nẵng… Kế đến là sự ổn định về việc làm khi phải cạnh tranh khốc liệt để tìm một chỗ đứng khi xin việc tại các thành phố lớn, không phải ai cũng đủ kiên trì và may mắn tìm cho mình một công việc đúng ngành nghề đã học.

Các trường địa phương đã tận dụng điều này để tư vấn tuyển sinh các ngành nghề do địa phương đó đang có nhu cầu phát triển và thiếu nhân lực. Theo nhiều chuyên gia thì đây là một cách giảm tải về chỉ tiêu cũng như chia đều lượng thí sinh cho các trường địa phương so với các trường đại học lớn.

Phát triển ngành nghề ngay tại địa phương để hút thí sinh

Thí sinh các vùng như Đồng bằng Sông Cửu Long, miền đông Nam bộ ..v..v.. cần được tiếp cận thêm các thông tin về ngành nghề thế mạnh của địa phương như Nông, Lâm Ngư nghiệp nhằm định hướng cho các em hiểu rõ không phải cứ chạy theo ngành hot, ngành thời thượng là có thể đảm bảo cho một tương lai vững chắc.

PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết: “Thời gian qua đi tư vấn tuyển sinh cho thí sinh vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng phần lớn các em hỏi nhiều về nhóm ngành kinh tế, trong khi khu vực các em đang sinh sống có những thế mạnh về nông nghiệp như như gạo, thủy sản… Nguồn nhân lực cho các ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến thủy sản… ở vùng này đang rất cần.

ThS Võ Thị Ngọc Mỹ, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Cần Thơ, cho rằng: “Nhu cầu về những loại giống thủy sản và cây trồng có năng suất cao ở đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn. Khu vực này đang phát triển mạnh ngành này nên rất cần đội ngũ kỹ sư nông nghiệp tạo ra giống mới cho nông dân nhưng nhiều năm nay ít thí sinh quan tâm”. Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bạc Liêu Nguyễn Tiến Thành cho hay ngành nuôi trồng thủy sản, bảo vệ thực vật là thế mạnh của bán đảo Cà Mau, dễ tìm việc sau khi tốt nghiệp.

Tại Bình Phước, ông Võ Duy Linh, Phó Trưởng phòng Giáo dục thường xuyên-chuyên nghiệp - Sở GD&ĐT tỉnh Bình Phước, lưu ý: “Bình Phước là một tỉnh nông lâm nghiệp, do đó thí sinh nên định hướng chọn các ngành nông lâm, công nghiệp vì sắp tới tỉnh rất cần nhân lực các ngành này phục vụ cho các khu công nghiệp”. Còn tại Bình Thuận, TS Trần Lương Công Khanh, Phó Trưởng phòng Giáo dục chuyên nghiệp - Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận, cho hay: “Cơ hội việc làm tại tỉnh các ngành chế biến nông sản, thủy sản, sau thu hoạch rất lớn. Tỉnh có thế mạnh về du lịch nên đang có nhu cầu lớn với những hướng dẫn viên du lịch biết tiếng Nga và tiếng Anh”.

 

Tuyển sinh 2013: thí sinh nên cân nhắc việc lựa chọn trường đại học

 

Tuyển sinh 2013: thí sinh nên cân nhắc việc lựa chọn trường đại học

 

Ngành sư phạm mầm non, tiếng Anh cần lượng lớn nhân lực chất lượng cao

Để tránh tình trạng cử nhân tốt nghiệp ngành sư phạm ra trường không thể xin vào biên chế, thất nghiệp hàng loạt và phải làm những công việc trái ngành, ông Ninh Thành Viên, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang, thông tin: “Hiện Kiên Giang còn thiếu giáo viên tiếng Anh bậc tiểu học. Nếu thí sinh có nguyện vọng học sư phạm tiếng Anh thì nên chọn sư phạm tiếng Anh tiểu học”. Ông Võ Văn Nhàn, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường CĐ Sư phạm Kiên Giang, cho biết thêm: “Tỉnh đang thiếu giáo viên bậc mầm non và tiểu học vì thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ năm tuổi và dạy tiểu học hai buổi/ngày. Chỉ tiêu tuyển sinh của trường hằng năm dựa theo nhu cầu ngành giáo dục, vì vậy dự báo số lượng ra trường sau ba năm nữa chắc chắn có việc làm”.

Chia sẻ về đào tạo nhân lực ngành sư phạm, TS Phan Văn Nhẫn, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tiền Giang, cho biết: “Các trường ĐH địa phương đào tạo ngành sư phạm theo đơn đặt hàng của Sở GD&ĐT. Hiện tỉnh có nhu cầu nhân lực ngành giáo mục mầm non và tiểu học. Sở không giao chỉ tiêu giáo viên bậc THCS và THPT nên nếu học ngành này sẽ khó tìm việc ở Tiền Giang”.

Thí sinh nên quan tâm đến hệ cao đẳng

Theo thống kê hàng năm số lượng thí sinh đậu đại học không chiếm quá  50% trên  khoảng hơn 1 tiệu thí sinh nhưng đa số các thí sinh lại không muốn học cao đẳng như một lựa chọn thứ 2 mà quyết tâm thi đại học vào năm sau hoặc thậm chí lần 3… Dù biết đậu đại học là một việc ai cũng mong muốn nhưng thay vì mất quá nhiều thời gian để có một xuất đậu đại học thí sinh nên cân nhắc xem việc học cao đẳng có phải là một lựa chọn hay hay không.

ThS Bùi Đình Ninh, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Công nghiệp Cao su, cho biết: “Bình Phước là tỉnh có diện tích cao su rất lớn, với hơn 150.000 ha. Trường chủ yếu đào tạo về kỹ thuật công nghệ, đặc biệt là chuyên về cao su”.

Kinh tế của vùng và của TP Cần Thơ đang phát triển theo hướng tăng tỉ trọng cơ cấu công nghiệp và dịch vụ nhưng vẫn trên nền tảng nông nghiệp. Do đó, Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Cần Thơ luôn xác định các ngành nông nghiệp là mũi nhọn đào tạo, dựa trên quy hoạch tổng thể nguồn nhân lực của TP. Vì vậy, sinh viên tốt nghiệp có thể ứng dụng tốt vào công việc.

Bạn có biết:

Tân cử nhân truớc nguy cơ thất nghiệp hàng loạt

Nỗi lo thất nghiệp của sinh viên Ngân hàng

Sinh viên thất nghiệp hàng loạt do giáo dục định hướng lệch

 

Kenhtuyensinh