TUYỂN SINH | TƯ VẤN TUYỂN SINH | ĐIỂM THI ĐẠI HỌC | ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC


Bộ GDĐT đã công bố những điểm thay đổi, bổ sung mới nhất sẽ thực hiện trong các kỳ thi của năm 2013 trong Hội nghị “thi và tuyển sinh năm 2013” diễn ra chiều ngày 22.1.

Theo Bộ GDĐT, hai kỳ thi quan trọng của năm 2013 là thi tốt nghiệp THPTtuyển sinh ĐH, CĐ về cơ bản vẫn giữ ổn định như những năm trước, nhưng có những điều chỉnh để khắc phục hạn chế, yếu kém.

Thi tốt nghiệp: Đề thi sẽ gắn với thực tiễn

Ông Ngô Kim Khôi - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GDĐT - cho biết: Điểm mới của kỳ thi năm nay là cho phép học sinh mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình, chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi và người sử dụng không nghe được âm thanh, không xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ nếu không có thiết bị hỗ trợ khác, để tăng cường sự giám sát của xã hội đối với công tác coi thi.

Bộ sẽ tiếp tục đổi mới công tác ra đề thi, theo hướng ứng dụng các thành tựu của khoa học đánh giá, ma trận đề thi. Ra đề theo hướng mở, gắn với thực tiễn đời sống chính trị - xã hội và yêu cầu vận dụng kiến thức tổng hợp.

 

thi tot nghiep, tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, de thi tot nghiep, thong tin tuyen sinh, diem thi, diem san, diem san dai hoc, thiet bi dem vao phong thi, lao dong

Đề thi tốt nghiệp sẽ sát với chương trình

Tuyển sinh 2013: Bổ sung chính sách ưu tiên

Đối với tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2013, theo ông Ngô Kim Khôi, những sửa đổi là để khắc phục hạn chế, yếu kém của tuyển sinh năm 2012.

Cụ thể, bên cạnh việc tiếp tục giao các trường tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác xét tuyển, có thể thực hiện nhiều đợt xét tuyển, nhưng thời gian xét tuyển mỗi đợt được quy định lại ít nhất là 20 ngày, tính từ ngày thông báo xét tuyển 20.8.2013. Thời hạn kết thúc xét tuyển là 30.10.2013 - ít hơn 1 tháng so với năm 2012.

Bổ sung ban chấm thanh tra trực thuộc hội đồng tuyển sinh trường  có nhiệm vụ tổ chức chấm thanh tra ít nhất 10% số bài thi của mỗi môn thi tự luận. Bổ sung đối tượng dự thi tuyển sinh liên thông, là những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi có nguyện vọng học liên thông lên trình độ cao đẳng hoặc đại học. Thí điểm cho 10 trường thuộc khối văn hóa - nghệ thuật tuyển sinh riêng.

Bộ GDĐT cũng bổ sung một số chính sách ưu tiên trong tuyển sinh như sau: Tuyển thẳng vào các trường ĐH - CĐ những học sinh tham gia tập huấn đội tuyển dự thi Olympic khu vực và quốc tế; học sinh đoạt giải hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc tế, đã tốt nghiệp trung học. Học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển tại các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ và học sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ, được ưu tiên xét tuyển vào học và phải học dự bị 6 tháng.

Các trường ĐH - CĐ đóng trên địa bàn các tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, được xét tuyển những thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm liên tục và tốt nghiệp trung học phổ thông tại các tỉnh thuộc khu vực này với kết quả thi thấp hơn điểm sàn 1,0 điểm và phải học dự bị 6 tháng.

Về quy định mới đối với đào tạo liên thông trong kỳ tuyển sinh năm 2013, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng: Cần tôn trọng nguyện vọng của HSSV, dứt khoát phải mở lối cho các em cơ hội vào ĐH. Nhưng phải cân nhắc đến việc lớn hơn là mục đích mở trường trung cấp, cao đẳng, nhiệm vụ của hệ thống giáo dục trong việc phân luồng học sinh… Nếu học xong trung cấp, cao đẳng để lập tức vào đại học không phải là mục tiêu của đào tạo liên thông vì như vậy thì việc xây dựng các trường trung cấp, cao đẳng nghề của chúng ta thất bại. Việc xử lý, thiết kế chính sách phải nhìn toàn cục, theo mục tiêu lâu dài của cả hệ thống.


Ý kiến của bạn về vấn đề này hoặc có thắc mắc, xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây. Cảm ơn các bạn

Kenhtuyensinh

Theo: báo Lao Động