Sự kiện HOT: TUYEN SINH 2012 - TUYỂN SINH 2012 - THÔNG TIN TUYỂN SINH 2012
Xem ngay: Điểm chuẩn - điểm chuẩn đại học - Điểm thi - điểm thi đại học
Tin liên quan:
Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22.7.2011. Tuy nhiên, khi Bộ GDĐT yêu cầu các trường đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 thì chỉ yêu cầu các trường căn cứ vào 2 tiêu chí là giáo viên và cơ sở vật chất.
Mới chỉ lo đảm bảo chất lượng
Theo một nguyên lãnh đạo phụ trách công tác tuyển sinh của Bộ GDĐT thì “khi đã có bản quy hoạch thì việc xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh phải Bảo đảm yêu cầu kép: Bảo đảm chất lượng và số lượng theo ngành nghề, theo vùng miền.
Tất nhiên các trường không thể tự đặt ra chỉ tiêu từng ngành nghề cụ thể mà phải do một cơ quan điều phối tổng thể của Nhà nước, (tốt nhất là Bộ GDĐT và Bộ LĐTBXH), giao chỉ tiêu theo từng ngành cho cơ sở đào tạo để khi tổng hợp lại, về cơ bản đáp ứng được tổng quy mô nhu cầu nhân lực quốc gia theo quy hoạch.
Tuy nhiên, theo thông tư quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ) và trung cấp chuyên nghiệp do Bộ GDĐT công bố đầu tháng 12.2011 và có hiệu lực từ ngày 16.1.2012 thì việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh vẫn dựa trên 2 tiêu chí: Giáo viên và cơ sở vật chất.
Như vậy, có thể thấy với yêu cầu này thì việc các trường xây dựng và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh vẫn hoàn toàn có thể “bỏ qua” quy hoạch phát triển nhân lực mà chỉ dựa trên năng lực đào tạo của trường, trong đó chủ yếu dựa trên các tiêu chí của trường để bảo đảm chất lượng đào tạo. Tuyển sinh ngành nào, số lượng SV của từng ngành bao nhiêu lâu nay đều do các trường tự sắp xếp theo kinh nghiệm, hầu như không có luận cứ chặt chẽ về khoa học và thực tiễn, kể cả điểm chuẩn của từng ngành... Điều này dẫn đến tình trạng là có nhiều ngành, nhiều khoa sinh viên thích học hay đăng ký học theo cảm tính, nhưng không đúng với nhu cầu nhân lực thị trường lao động của các ngành đó, vì vậy sau khi ra trường các em không tìm được việc làm, hoặc phải làm trái ngành nghề.
Ngành “nóng” vẫn có nguy cơ thất nghiệp?
Theo thống kê của TS Lê Thị Thanh Mai - Phó Trưởng ban ĐH và sau ĐH của ĐH Quốc gia TPHCM, năm 2011 cả nước có gần 300 ngành học được tổ chức tuyển sinh tại 475 cơ sở giáo dục ĐH, CĐ. Nhóm ngành kinh doanh có tỉ lệ thí sinh dự thi cao nhất với 10,98%, sau đó đến các nhóm ngành: Đào tạo giáo viên (9,31%); kế toán - kiểm toán (9,00%); tài chính - ngân hàng - bảo hiểm (8,63%); xây dựng (4,05%); nông nghiệp (4,02%); y học (3,41%); chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống (3,18%); luật (3,03%); ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài (2,81%); công nghệ kỹ thuật cơ khí (2,63%); kinh tế học (2,57%)...
Ông Ngô Thế Chi - GĐ Học viện Tài chính cho rằng: “Hiện nay vẫn chưa có cuộc khảo sát tổng thể về sinh viên thuộc các ngành này ra trường có việc làm nhưng theo tôi nguồn nhân lực của ngành này cũng đã dư thừa, nhiều sinh viên ra trường khó tìm được việc. Khi phân bổ chỉ tiêu, ngành quản lý cần cân đối xem xét lại chứ không vài năm nữa sẽ thừa nguồn nhân lực ngành này”.
Bà Lê Thị Thu Thủy - Trưởng phòng Đào tạo ĐH Ngoại thương - cho biết, 3 năm trở lại đây, hồ sơ đăng ký dự thi vào trường luôn giữ ổn định nhưng riêng với ngành tài chính - ngân hàng thì số lượng hồ sơ nộp vào trường tăng vọt. Tuy nhiên, theo bà Thủy, cơ cấu ngành nghề sẽ thay đổi, thí sinh cần xem xét năng lực và lựa chọn ngành nghề mình yêu thích chứ không nên chạy theo thị hiếu xã hội.
ĐIỂM CHUẨN - ĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌC - ĐIỂM THI - ĐIỂM THI ĐẠI HỌC