Ly hôn là một trong những quyết định cực kỳ quan trọng đối với một gia đình. Nó đồng thời cũng chính là bước ngoặt lớn nhất ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và hướng phát triển của con trẻ về sau.
Chưa ai có thể khẳng định một cách chính xác rằng ly hôn là tốt hay xấu. Điều này cũng yêu cầu dựa trên tình huống thực tế của từng gia đình để đánh giá. Thậm chí, có một số trường hợp ly hôn có cả những tác động tốt và xấu nữa.
1. Có khuynh hướng bạo lực gia đình
Đối với một gia đình 3 người, 1 chồng 1 vợ và 1 con. Trong đó, người chồng là người duy nhất có thể kiếm ra tiền nhưng lại có khuynh hướng bạo lực, hành hạ vợ và con cái. Với trường hợp này, người vợ nên tìm kiếm sự giúp đỡ để có một công việc làm ổn định trước rồi tìm cách ly hôn thì sẽ là một lựa chọn đúng đắn. Bởi lẽ, nếu thời gian về lâu về dài, người vợ cứ chịu đựng thì sẽ thúc đẩy sự tàn bạo trong nhân tính của người và đồng thời sẽ khiến con trẻ bị chấn thương về mặt sức khỏe và tinh thần. Thậm chí, biết bao trong tương lai, đứa trẻ ấy cũng sẽ sinh ra khuynh hướng bạo lực và vòng tuần hoàn ác nghiệt này sẽ cứ tiếp tục. Ly hôn trong trường hợp này có thể đánh giá là nên thực hiện.
Trường hợp nào nên lựa chọn ly hôn để các bên hạnh phúc?
2. Mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu
Một trường hợp khác là gia đình 4 người, 1 mẹ chồng, 1 chồng, 1 vợ và 1 con. Trong đó thì người chồng muốn làm vẹn tròn chữ hiếu nên muốn ở cùng với mẹ vẫn đang tương đối khỏe mạnh và tinh thần. Dẫu vậy, người vợ thì cả ngày đi làm, tối về hầu hạ các nhu cầu từ A đến Z của mẹ chồng rồi cả thêm việc chăm sóc con cái nên thẳng đến hơn 22h cũng chưa thể lên giường đi ngủ chứ chưa nói đến việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Vậy thì nếu người chồng không có giải pháp để điều hòa mối quan hệ của hai người thì vấn đề ly hôn nên được cân nhắc lại. Nếu có thể, gia đình nên ở riêng ra và hàng tuần về thăm mẹ. Mặt khác, khi mẹ đau ốm thì đến chăm chứ không nên ở bên mỗi ngày. Có một câu nói tương đối đúng "xa hương, gần xú". Với tình huống này, lâu lâu đến thăm mẹ, chăm mẹ thì sẽ đầm ấm yên vui nhưng ngược lại sẽ khiến đôi bên mệt mỏi và xa cách về tình cảm. Hoặc nếu trong trường hợp, mẹ chồng không thể tự chăm sóc bản thân thì gia đình mới nên lựa chọn ở chung để làm tẫn trách nhiệm chữ hiếu. Lựa chọn ly hôn trong trường hợp nên cân nhắc kỹ lưỡng.
3. Vợ chồng bất hòa
Một trường hợp khác nữa cũng là gia đình 3 người như trường hợp 1. Dẫu vậy, hai vợ chồng thường xuyên có bất đồng chính kiến và thậm chí là cả hai bên, mỗi người tìm một người khác thân mật qua đêm thay vì về nhà. Với tình huống này, một khi hai người tách ra hoàn toàn thì đứa trẻ ấy sẽ là người bất hạnh nhất thế giới. Do vậy, hãy tôn trọng đứa trẻ và cùng nhau nuôi lớn cho đến khi trẻ qua 18 tuổi hoặc đã có tư tưởng trưởng thành, đảm đương được một phía rồi mới nên lựa chọn tách ra. Bởi lẽ, nếu cha mẹ thực sự lựa chọn ly hôn vào thời điểm bất đồng chính kiến ban đầu thì hoặc sẽ tạo thành một tội phạm tương lai hoặc sẽ tổn thương và vùi dập tương lai tươi sáng của trẻ. Trong trường hợp này, ly hôn trước khi trẻ 18 tuổi sẽ được xem như là lựa chọn tương đối xấu.
4. Nghĩ kỹ về lý do kết hôn trước khi ly hôn
Khi quyết định kết hôn và trở thành vợ chồng thì hai bên gia đình phải chắc chắn rằng mỗi người có thể đảm đương trách nhiệm. Không một mảnh ghép nào phù hợp với mảnh ghép nào ngay từ đầu. Tất cả đều được nỗ lực mài dũa để tương xứng và ghép lại với nhau ở một góc độ tương đối. Do vậy, hãy nghĩ đến nhiều khía cạnh, nhiều góc độ trước khi đưa đến quyết định cuối cùng. Khi hai bên đến với nhau thì có một điểm nào đó khiến chúng ta đi đến quyết định kết hôn. Vì thế, trước khi ly hôn, hãy nghĩ kĩ về lý do thúc đẩy quyết định kết hôn ban đầu nhé.
Yêu nhầm không sai, kết hôn nhầm cũng không sai nhưng gây ra hậu quả làm tổn thương người bên cạnh là sai lầm. Hãy nhớ rằng ly hôn không phải là một kết thúc mà là một khởi đầu mới. Hãy khởi đầu mà nói không với hai từ "hối hận" nhé.
> Khi nào nên trao quyền quyết định cho trẻ?
> TOP 10 điều cha mẹ nên làm để con trẻ được hạnh phúc
Theo Long Huỳnh - Kênh tuyển sinh