Trường Đại học Chính trị/Bộ Quốc Phòng

Địa chỉ: Phường Vệ An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.  Điện thoại: 069841134

Website: daihocchinhtri.edu.vn  - Thư điện tử: [email protected]

ĐIỂM CHUẨN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ

1. Giới thiệu về trường đại học Chính Trị

Trường Đại học Chính trị trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, là trường đại học được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Chính trị, có nhiệm vụ đào tạo chính trị viên, giáo viên khoa học xã hội và nhân văn quân sự cấp phân đội cho Quân đội nhân dân Việt Nam.

  • Tên trường: Trường Đại học Chính trị (Political University). - Tên khác: Trường Sĩ quan Chính trị (Political Officers College).
  • Địa điểm đóng quân hiện tại: phường Vệ An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (hiện Nhà trường đang triển khai xây dựng địa điểm đóng quân mới tại xã Thạch Hoà, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội).
  • Tạp chí của Nhà trường: Tạp chí Khoa học Chính trị quân sự (Địa chỉ: Phòng KHCN&MT - Trường Sĩ quan Chính trị; ĐT: 069.841.154, 0241.6255.722; Email: [email protected]).
  • Website của Nhà trường: Website Trường Đại học Chính trị (Địa chỉ: http://dhct.edu.vn; Email: [email protected]; ĐT: 069.841.154).

2. Lịch sử hình thành và phát triển của trường đại học Chính Trị - Bộ Quốc Phòng

Ngày 14-01-1976 Trường Sĩ quan Chính trị được thành lập có nhiệm vụ đào tạo chính trị viên cho toàn quân.

Ngày 3-10-1978 Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ra Quyết định số 28/QĐ-TW xác định Trường Sĩ quan Chính trị là trường Đảng tập trung trong quân đội nằm trong hệ thống đại học Mác-Lênin có nhiệm vụ đào tạo cán bộ công tác đảng, công tác chính trị cấp phân đội giúp bạn Lào và Campuchia đào tạo bồi dưỡng cán bộ chính trị cơ sở.

Từ ngày 1-1-1982 theo Quyết định số 814/QĐ-QP của Bộ Quốc phòng, Trường Sĩ quan Chính trị đổi tên thành Trường Sĩ quan Chính trị-Quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Từ tháng 11-1995 Trường Sĩ quan Chính trị-Quân sự hợp nhất với Học viện Chính trị quân sự thành cơ sở II của Học viện theo Quyết định số 687/QĐ-QP ngày 8-8-1995 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Theo Quyết định số 69/QĐ-BQP ngày 22-5-2008 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Trường Sĩ quan Chính trị được tái thành lập với chức năng nhiệm vụ vẫn là sự tiếp nối truyền thống của Trường Sĩ quan Chính trị-Quân sự trước kia.

Ngày 23/12/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 2344/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Chính trị trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Chính trị.

3. Mô hình đào tạo tại trường đại học Chính Trị

Những nét chính về giáo dục - đào tạo
- Đối tượng đào tạo

+ Đào tạo chính trị viên.
+ Đào tạo giáo viên khoa học xã hội và nhân văn cấp phân đội.
+ Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh.
+ Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Triết học Mác - Lênin; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước (bắt đầu từ 2014).

- Hình thức đào tạo:

+ Đào tạo chính quy tập trung dài hạn.
+ Đào tạo chính quy tập trung ngắn hạn.
+ Đào tạo liên kết tập trung dài hạn với các nhà trường quân đội.

- Trình độ đào tạo: đại học, cao đẳng và sau đại học (từ năm 2014).

- Một số chuyên ngành đang triển khai đào tạo

+ Đào tạo chính trị viên đại đội từ đối tượng học sinh phổ thông và quân nhân.
+ Đào tạo chính trị viên đại đội từ đối tượng cử tuyển dân tộc thiểu số.
+ Đào tạo chính trị viên đại đội từ sĩ quan tốt nghiệp các trường sĩ quan.
+ Đào tạo giáo viên KHXH&NV cấp phân đội các chuyên ngành: Triết học Mác - Lênin; Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam; Chủ nghĩa xã hội khoa học; Kinh tế chính trị Mác - Lênin; Tâm lý học quân sự; Giáo dục học quân sự.

+ Đào tạo ngắn cán bộ chính trị cấp phân đội (chuyển loại chính trị 6 tháng).
+ Đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội cho Bộ Công an.
+ Hoàn thiện đại học cán bộ chính trị cấp phân đội.
+ Đào tạo văn bằng 2 đại học giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh.
+ Đào tạo cán bộ chính trị cho QĐND Lào và Quân đội Hoàng gia Căm-pu-chia.
+ Bồi dưỡng lý luận chính trị quân sự cho cán bộ, học viên tốt nghiệp đại học ở nước ngoài về nước (Lớp 871).
+ Bồi dưỡng nghiệp vụ CTĐ, CTCT cho cán bộ các tập đoàn, tổng công ty trong quân đội theo chỉ tiêu và hợp đồng.

- Mô hình đào tạo

+ Học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo chính trị viên được cấp bằng Cử nhân chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước; được kết nạp đảng viên; được phong quân hàm sĩ quan; có đầy đủ phẩm chất, kiến thức, kỹ năng để đảm đương cương vị Chính trị viên đại đội (hoặc Chính trị viên phó đại đội), Bí thư chi bộ, Bí thư chi đoàn và có điều kiện phát triển lên những cấp bậc, chức vụ cao hơn.

+ Học viên tốt nghiệp các khóa đào tạo giáo viên khoa học xã hội nhân văn cấp phân đội được cấp bằng Cử nhân đúng chuyên ngành đào tạo (hiện có 6 chuyên ngành đã giới thiệu ở trên); được kết nạp đảng viên; được phong quân hàm sĩ quan; có phẩm chất, kiến thức, kỹ năng để đảm đương cương vị giảng viên giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội.

+ Học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo giáo viên giáo dục quốc an ninh được cấp bằng Cử nhân chuyên ngành giáo dục quốc phòng, an ninh; có phẩm chất, kiến thức, kỹ năng đảm đương cương vị giáo viên giảng dạy môn học giáo dục quốc phòng, an ninh; được ưu tiên tuyển dụng, biên chế là giáo viên giảng dạy môn giáo dục quốc phòng, an ninh ở các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, hoặc có thể ở các trường cao đẳng, đại học.