Giấc ngủ là giai đoạn mà cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo lại năng lượng sau một ngày làm việc. Do vậy, việc thức khuya sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ. Vậy cụ thể là ảnh hưởng gì? Cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu nhé!
1. Thiếu ngủ làm trẻ chậm phát triển
Một đêm không ngủ sẽ không làm trẻ còi cọc. Nhưng về lâu dài, sự phát triển của trẻ có thể bị ảnh hưởng do không ngủ đủ giấc. Tác hại của ngủ muộn đối với sự phát triển của trẻ bao gồm:
- Suy giảm khả năng miễn dịch. Thiếu ngủ kéo dài có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch của trẻ, làm giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, trẻ dễ bị cảm lạnh, cảm cúm, sốt, ho.
- Chậm phát triển thể chất. Vì hormone tăng trưởng thường được tiết ra trong khi ngủ, nếu trẻ thường xuyên ngủ quá ít do ngủ muộn hoặc thiếu ngủ, hormone tăng trưởng sẽ bị ức chế. Thiếu ngủ cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ các hormone khác.
- Suy giảm sức khỏe tinh thần. Trẻ dễ cáu kỉnh, ủ rũ, lâu ngày có thể gây rối loạn tâm thần như trầm cảm và lo âu.
Các nghiên cứu cho thấy trẻ ngủ muộn dễ bị béo phì. Nguyên nhân được cho là do ở những trẻ thiếu ngủ có sự giảm nồng độ leptin (chất khiến trẻ cảm thấy no) và tăng nồng độ ghrelin (hormone kích thích cảm giác đói). Tóm lại, đôi khi một đêm thiếu ngủ hoặc ngủ muộn khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi và cáu kỉnh vào ngày hôm sau, nhưng sẽ không gây hại cho sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngủ muộn hoặc thiếu ngủ kéo dài sẽ ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến tinh thần, khả năng tập trung cũng như sự tăng trưởng của trẻ. Ngủ muộn là nguyên nhân dẫn đếm chậm phát triển ở trẻ em. Vì thế, nếu trẻ gặp các vấn đề về giấc ngủ, cha mẹ có thể đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.
Trẻ thức khuya nhiều ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển?
2. Ngủ muộn khiến trẻ kém thông minh
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ, việc trẻ thường xuyên thức khuya, đi ngủ không đúng giờ sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của não bộ và toàn bộ cơ thể.
Khi ngủ não bộ của trẻ được nghỉ ngơi để tái tạo các tế bào thần kinh và chuẩn bị cho ngày hôm sau. Thường xuyên thức khuya dẫn đến không kịp tái tạo tế bào, gây hại cho não bộ. Từ đó làm suy giảm khả năng thị giác, khả năng tiếp thu và khả năng học tập. Thậm chí có thể gây ra các vấn đề về tăng động, mất kiểm soát.
Vì vậy, ba mẹ nên cố gắng cho đi ngủ trước 9 giờ tối, để đảm bảo chất lượng của giấc ngủ, cải thiện chức năng não và phát triển sức khỏe tổng thể.
3. Ảnh hưởng đến phát triển chiều cao
Chiều cao ngoài phụ thuộc vào gen di truyền thì còn bị ảnh hưởng bởi hormone tăng trưởng. Mà quá trình tiết hormone tăng trưởng của trẻ bắt đầu từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng. Chỉ khi trẻ chìm vào giấc ngủ sâu thì hormone tăng trưởng bắt đầu tiết ra. Do đó nên cho trẻ đi ngủ trước 10 giờ để đạt được giấc ngủ sâu lúc 11 giờ để đạt hiệu quả tăng chiều cao tốt nhất.
Bên cạnh tăng chiều cao, khi cơ thể trẻ chìm vào giấc ngủ các bộ phận khác của cơ thể cũng tự phục hồi. Trẻ ngủ muộn thì cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, làm gián đoạn quá trình trao đổi chất. Nếu tốc độ trao đổi chất chậm lại, làm giảm sự phát triển tế bào và đào thải chất ảnh hưởng đến sức khoẻ.
4. Ảnh hưởng tim mạch
Khi trẻ không ngủ đủ, chúng cảm thấy phấn khích. Khi tâm trạng phấn khích hay khó chịu sẽ làm tăng tốc độ tim, tăng huyết áp gây ra các bệnh tim mạch nếu tình trạng này kéo dài.
5. Sức đề kháng giảm
Trong khi ngủ sâu, cơ thể sản xuất nhiều chất khác nhau bao gồm protein cytokine ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật. Bằng cách ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ có thể thúc đẩy tái tạo các hệ thống khác nhau trong cơ thể. Khi thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến lượng cytokine, làm giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh cảm lạnh.
6. Gây béo phì
Khi ăn quá nhiều, các tế bào mỡ sẽ sản sinh ra leptin, báo hiệu cho não ngừng ăn. Ngủ không đủ giấc sẽ làm ức chế leptin, vì vậy trẻ ngủ không đủ giấc có thể gây béo phì. Ngoài ra trẻ không được nghỉ ngơi đầy đủ, sẽ không có tinh thần để vận động, vui chơi chỉ khiến cơ thể ngày càng chậm lớn, không khoẻ mạnh.
Vì vậy, cho trẻ đi ngủ sớm trước 10 giờ rất quan trọng, vừa bảo vệ sức khoẻ vừa phát triển chiều cao lý tưởng.
7. Giảm thị lực
Ban đêm là khoảng thời gian mắt cần được nghỉ ngơi và điều tiết sau một ngày hoạt động liên tục. Khi thức khuya đồng nghĩa mắt phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng, lâu dần thị lực sẽ giảm đi đáng kể. Ngủ trễ, sẽ làm mắt bị khô (tức thiếu nước mắt) có thể gây nên đau nhức, nhạy cảm với ánh sáng, ngứa, đỏ hoặc thậm chí là mờ mắt.
> Những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ
> Cha mẹ nên dạy con điều gì trước 6 tuổi?
Theo Long Huỳnh - Kênh tuyển sinh