Nhiều ngày qua, cư dân mạng xôn xao về một đoạn video ngắn hướng dẫn cách đánh vần tiếng Việt khác với cách truyền thống đã được dạy từ bao đời. Điều này đã gây ra không ít tranh cãi từ nhiều phía và gây hoang mang cho nhiều phụ huynh trong cách dạy học cho con trẻ.

Cuộc thi Hoa khôi sinh viên Việt Nam 2018 chính thức khởi động

79 giáo viên trúng tuyển tại Đà Nẵng được chọn trường công tác

Trong đọan video, cô giáo lớp 1 hướng dẫn đánh vần theo cách ba chữ cái c/k/q đọc là "cờ", chữ "ki", "qua" lần lượt đánh vần là "cờ-i-ci" và "cờ-ua-qua". Khác với cách đánh vần tiếng Việt được dạy nhiều năm nay trong bộ sách giáo khoa hiện hành (chữ c/k/qu lần lượt đọc là cờ/ca/quờ), cách dạy này theo không ít phụ huynh là khó hiểu và gây khó khăn trong việc hướng dẫn con học đọc. Một số cha mẹ học sinh lại cho rằng, cách đánh vần trên khoa học, giúp trẻ không nhầm lẫn giữa các chữ c/k/q...

Cách đánh vần của cô giáo trong video nói trên được dạy theo cuốn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1 do GS Hồ Ngọc Đại chủ biên. Sách được thẩm định đưa vào dạy thực nghiệm ở một số trường tiểu học từ năm học 2013-2014. Năm 2017, Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1 lần nữa được thẩm định và tiếp tục cho sử dụng. Đến nay gần 50 tỉnh, thành phố như Hải Dương, Ninh Bình, Hà Nội... có trường dùng cuốn sách này.

Tranh cãi dạy trẻ đánh vần tiếng Việt như thế nào là đúng?

Quyển sách này hướng dẫn đánh vần dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc âm tiết tiếng Việt và sử dụng những thuật ngữ ngữ âm học như nguyên âm, âm đệm, âm cuối; có phân biệt rạch ròi âm với chữ.

Ví dụ âm /k/ (cờ) và chữ k (ca), q (cu)...

"Phương pháp dạy học tiếng Việt nói chung và dạy học đánh vần theo tài liệu của GS Hồ Ngọc Đại nói riêng phần nào gây tranh cãi và còn có ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tài liệu đã giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kỹ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả", PGS Bùi Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định cuốn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, chia sẻ.

Tranh cãi dạy trẻ đánh vần tiếng Việt như thế nào là đúng?

Theo đó, ông còn nhất mạnh rằng đây không phải là chương trình riêng mà là tài liệu dạy học của chủ biên GS Hồ Ngọc Đại, được nhiều địa phương tự nguyện áp dụng. Nó không có trong nội dung chương trình Tiếng Việt năm 2000 (chương trình hiện hành) được áp dụng đại trà.

PGS Bùi Mạnh Hùng - điều phối viên chính Ban phát triển Chương trình Giáo dục Phổ thông mới, thành viên Ban phát triển Chương trình môn Tiếng Việt - Ngữ văn, khẳng định, phương pháp dạy học đánh vần theo cách của GS Hồ Ngọc Đại không thuộc Chương trình Tiếng Việt - Ngữ văn mới.

Chương trình sắp tới chỉ quy định yêu cầu cần đạt về kỹ năng đọc, viết, nói và nghe. Cụ thể là sau một năm học, học sinh có khả năng đọc, viết, nói và nghe đến mức độ hoặc trình độ nào đó, chứ không bắt buộc phải học theo phương pháp nào.

Tranh cãi dạy trẻ đánh vần tiếng Việt như thế nào là đúng?

"Chương trình giáo dục chỉ quy định mục tiêu cần đến, còn con đường đi đến mục tiêu, trên thực tế khá đa dạng và sẽ được lựa chọn bởi tác giả sách giáo khoa và giáo viên. Sắp tới, khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, với chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, sách Tiếng Việt lớp 1 của các nhóm tác giả khác nhau có thể sử dụng những phương pháp dạy học đánh vần khác nhau", ông Hùng nói.

Theo một số cử nhân ngành Ngôn ngữ thì không nên áp dụng phương pháp này cho học sinh lớp 1. Bởi vì trẻ 6 tuổi sẽ khó tiếp nhận và hiểu được các khái niệm chuyên ngành. Thực tế, kiến thức ngữ âm học đang được dạy ở bậc đại học, trong chuyên ngành Ngôn ngữ học.

Theo Báo Điện tử Gia đình & Xã hội - Kênh tuyển sinh

Tình trạng lạm thu đầu năm vẫn cứ tiếp diễn ở nhiều trường

Nạn cò sách giáo khoa hoành hành đầu năm học mới