Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết khi học sinh đi học trực tiếp, ngành y tế và ngành giáo dục không thể chủ quan.

TP. HCM dự kiến hỗ trợ học phí học kỳ II cho học sinh

TP. HCM dự kiến hỗ trợ học phí học kỳ II cho học sinh

TP.HCM dự kiến chi 533 tỷ đồng từ nguồn ngân sách để hỗ trợ học phí học kỳ II, trong đó khối công lập là 358 tỷ đồng, còn lại là khối ngoài công lập.

Trong hội nghị tập huấn công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục chiều 8/12, đại diện sở Y tế nhấn mạnh nguyên tắc quan trọng trong việc tổ chức cho học sinh đến trường là phát hiện sớm và hạn chế nguồn bệnh bên ngoài xâm nhập vào nhà trường.

Nhà trường cố gắng hạn chế thấp nhất việc dịch bệnh tiềm ẩn lây lan vào nhà trường, có biện pháp xử lý sớm, khử khuẩn, vệ sinh, dập dịch khi trường ghi nhận ca F0.

Về quy trình khi phát hiện F0, nguyên tắc chung là nhà trường phải chăm sóc sức khỏe F0 một cách phù hợp, cách ly ngay để không lây lan, tầm soát người có nguy cơ nhiễm bệnh (F1) mức độ nguy cơ phù hợp, không tràn lan, đại trà.

Việc xử lý khi có F0 phải phù hợp, hạn chế ảnh hưởng, gián đoạn hoạt động của nhà trường. Nhà trường và y tế địa phương phối hợp để đánh giá tình hình, xác định mức độ xử lý trên cơ sở khung hướng dẫn chung và báo cáo ban chỉ đạo phòng chống dịch địa phương.

TP.HCM: Ngành y tế và ngành giáo dục không thể chủ quan khi học trực tiếp - Ảnh 1

Học sinh Xã đảo Thạnh An, Cần Giờ học trực tiếp tại trường (Ảnh: Giáo dục Việt Nam)

Trường hợp F0 phát hiện tại nhà, phụ huynh phải báo ngay với thầy cô và lập danh sách F1 để được tổ chức xét nghiệm theo quy định. Trường hợp người nhà của học sinh là F0, học sinh thành F1 thì em này phải thực hiện cách ly theo quy trình F0 tại cộng đồng và không được đến trường học trực tiếp cho đến khi địa phương cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly.

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết khi học sinh đi học trực tiếp, ngành y tế và ngành giáo dục không thể chủ quan.

Hai tuần thí điểm cho học sinh tới trường sẽ là cơ hội rèn kỹ năng phòng chống, dịch cho các em. Khi kỹ năng, hành vi có lợi cho sức khỏe được học sinh thực hiện thuần thục, trở thành thói quen, phản xạ tự nhiên thì thế hệ tương lai sẽ có nhiều kỹ năng bảo vệ sức khoẻ.

Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhìn nhận, sau khi nới lỏng giãn cách, số ca nhiễm mới của thành phố tăng. Đây là điều mà thành phố đã lường trước và kiểm soát được.

“Thời điểm này, học sinh đến trường là rất cần thiết. Kéo dài thời gian học trực tuyến sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý học sinh, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên. Hệ lụy của học trực tuyến kéo dài còn kéo theo nhiều bệnh khác như cận thị, loạn thị, cong vẹo cột sống”, ông Nguyễn Hữu Hưng nói.

Đến nay, tỷ lệ học sinh 12-17 tuổi được tiêm vaccine của thành phố rất cao. Nhưng vaccine chỉ là một trong những giải pháp an toàn phòng, chống dịch. Để đảm bảo an toàn cho học sinh, các trường cần thực hiện thêm nhiều biện pháp khác. Học sinh chưa tiêm vaccine vẫn được đảm bảo khi trở lại trường như học sinh đã tiêm.

Phó giám đốc sở Y tế cho hay với quy trình xử lý F0 trong nhà trường, tinh thần là khoanh vùng hẹp nhất có thể, ít ảnh hưởng nhất đến hoạt động giáo dục của nhà trường.

“Phụ huynh có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc hỗ trợ phòng chống dịch. Do đó, các trường cần hướng dẫn rõ phụ huynh cần làm gì, khi có triệu chứng nghi ngờ thì trao đổi, thông tin với phụ huynh cùng hợp tác”, ông nhấn mạnh vai trò của phụ huynh khi học sinh đến trường.

Mặt khác, phó giám đốc sở Y tế yêu cầu các trường cần kiện toàn, củng cố bộ phận y tế học đường, tham mưu cho ban chỉ đạo, hiệu trưởng nhà trường về công tác phòng chống dịch.

> Sở GD&ĐT TP.HCM hướng dẫn tổ chức dạy học trực tiếp

> TP.HCM: Làm gì khi xuất hiện học sinh nhiễm COVID-19 khi học trực tiếp

Theo ZING News