Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia là một sự kiện quan trọng của ngành Giáo dục Việt Nam, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì. Qua 04 năm tổ chức thực hiện, Quy chế thi đã được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn từng năm, hướng đến xây dựng một quy chế thi hoàn chỉnh, ổn định.

Dừng tuyển sinh hệ cao đẳng tại 45 trường đại học từ năm học 2020

Ôn thi THPT quốc gia 2020 không có đề thi minh họa cần lưu ý gì?

1.Tổng quan về kỳ thi trung học phổ thông quốc gia tại Việt Nam

Từ 2014 trở về trước: Tổ chức hai kỳ thi gồm kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng.

Năm 2015: Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2 trong 1, gộp 2 kỳ thi trước đây tổ chức 1 lần. Kết quả kỳ thi này xét cho thí sinh hai nguyện vọng: tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Mục đích dùng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; qua đó, cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông; cung cấp dữ liệu làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Đồng thời nhằm giảm bớt tình trạng luyện thi, học tủ, học lệch và giảm bớt chi phí cho gia đình và xã hội.

Hệ thống chương trình cấp THPT của nước ta đang có gồm 2 chương trình: chương trình Giáo dục THPT và chương trình GDTX cấp THPT, vì vậy để xét tốt nghiệp THPT thì:

  • Thí sinh học chương trình Giáo dục THPT (gọi tắt là thí sinh Giáo dục THPT) phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp;
  • Thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT (gọi tắt là thí sinh GDTX) phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp.

2. Một số thay đổi đáng lưu ý qua các năm thi THPT Quốc gia

Tổng hợp sửa đổi quy chế thi THPT quốc gia từ 2015-2020 - Ảnh 1

Kỳ thi THPT Quốc gia có những điều chỉnh tích cực qua các năm (2015-2020).

Xem Đề án tuyển sinh kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 TẠI ĐÂY

Kênh Tuyển Sinh tổng hợp.