Sự kiện: Giáo Dục, Tuyển Sinh

Tin liên quan:

dai hoc da nang

ĐH Đà Nẵng cần nghiêm chỉnh chấp hành đúng Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng.

 

Xử lý cán bộ và hủy kết quả thi tại ĐH Đà Nẵng

Bộ GD-ĐT ngày 27-10 đã có văn bản gửi ĐH Đà Nẵng xử lý việc tuyển sinh liên thông từ CĐ lên ĐH chính quy.

 

 

Theo đó, kỳ thi tuyển sinh liên thông từ CĐ lên ĐH hệ chính quy của Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng tại Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ TPHCM tổ chức trong hai ngày 22 và 23-10, có các sai phạm: Cơ sở liên kết đặt lớp đào tạo không đúng quy định; không có văn bản của Bộ GD-ĐT cho phép tuyển sinh đào tạo chính quy ngoài cơ sở chính của trường; tổ chức thi tuyển sinh không nghiêm túc và không đúng các quy định của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.

 

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga chỉ đạo: Hủy bỏ kết quả thi tuyển sinh liên thông từ CĐ lên ĐH hệ chính quy của Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng tại Trường CĐ nghề Kỹ thuật Công nghệ TPHCM. Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng có trách nhiệm bồi hoàn toàn bộ kinh phí dự thi và xin lỗi các thí sinh đã dự kỳ thi nói trên.

 

Để bảo đảm quyền lợi đối với thí sinh đã trúng tuyển kỳ thi đợt I tổ chức trong 2 ngày 16 và 17-7, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng phối hợp với các vụ có liên quan tại Bộ GD-ĐT, chủ động liên hệ với các trường ĐH tại TPHCM có đủ điều kiện để tiếp nhận và đào tạo số sinh viên nói trên theo đúng quy định hiện hành về đào tạo liên thông chính quy.

 

Bộ GD-ĐT yêu cầu ĐH Đà Nẵng nghiêm túc kiểm điểm; xử lý kỷ luật tập thể, cá nhân tham gia tổ chức kỳ thi nói trên và báo cáo trước ngày 10-11.

 

Thao giảng và dự giờ quá nhiều

Dự giờ là hoạt động giáo dục thường xuyên của tất cả các cấp học nhằm kiểm tra, đánh giá trình độ giáo viên, học sinh. Thông qua dự giờ, giáo viên có thể học tập, trao đổi kinh nghiệm với nhau.

 

Thế nhưng, nghịch lý tồn tại hiện nay là việc dự giờ lẫn thao giảng hầu như mang tính hình thức, đối phó.

Trừ những tiết có thanh tra, ban giám hiệu tới dự giờ đột xuất còn lại hầu như các tiết dự giờ, cả thầy và trò đều được cho biết trước và đều có chuẩn bị sẵn các khâu, từ bài giảng đến câu hỏi. Nhiều thầy cô còn giao luôn nhiệm vụ cụ thể học sinh nào sẽ trả lời câu hỏi bài cũ, phát biểu ý kiến, xây dựng bài mới. Bình thường có thể dạy chay, học chay nhưng có dự giờ là có thước kẻ, bảng biểu hoặc ứng dụng công nghệ thông tin...như thật!

 

Thông thường cứ đến tháng 11, nhất là những ngày cận 20-11 là thời điểm nóng cho thao giảng, dự giờ, thăm lớp. Đây cũng là lúc mà các tiết dạy đã thao giảng, dự giờ rồi nhưng hết giáo viên này rồi đến giáo viên khác vẫn cứ tiếp tục chọn thao giảng nữa làm cho giáo viên đến dự giờ nhàm chán với tâm trạng: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

 

Sau mỗi lần dự giờ, thăm lớp, phần lớn các tiết dạy đều được đánh giá đạt loại khá, giỏi. Nhưng khi có đồng nghiệp kỳ cựu (tổ trưởng) trong tổ chuyên môn hoặc có thanh tra sở đến dự thì một tiết giảng được đánh giá loại khá là rất khó.

 

Thường đến đợt thao giảng, dự giờ, giáo viên chọn những lớp học khá nhất trong các khối để thao giảng vì những lớp này có nhiều học sinh khá giỏi, hăng phát biểu, dễ thảo luận…Các lớp học yếu hơn thì ít khi giáo viên chọn để thao giảng vì dễ cháy giáo án, học sinh thụ động. Chính vì vậy, những lớp học khá thường bị chọn dự giờ thao giảng, có lúc tần suất lên đến hai, ba tiết liền làm cho học sinh mệt mỏi, nặng nề vì căng thẳng vì chuẩn bị bài quá nhiều, phát biểu phải theo khuôn mẫu.

 

Chuyên viên tin học 5 tuổi

Sau khi Báo Người Lao Động ngày 16-10 đăng bài viết “Cậu bé lớp 5 lập website”, thông tin về em Nguyễn Kỳ Anh, học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Yên Hòa (quận Cầu Giấy - Hà Nội), lập website về các trò chơi dân gian.

 

Thông qua Báo Người Lao Động, lãnh đạo Trường Đại học FPT vừa đến thăm và có buổi trò chuyện với Kỳ Anh. Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng, đánh giá rất cao sự say mê cũng như tinh thần tự học của Nguyễn Kỳ Anh. Để giúp đỡ em hoàn thiện thêm phần mềm của mình, thời gian tới, Trường Đại học FPT sẽ sắp xếp cho Kỳ Anh theo học khóa lập trình phần mềm với sinh viên của trường đồng thời cử một số sinh viên đến kèm cặp thêm.

 

Nguyễn Kỳ Anh cho biết ước mơ của em là được đi học thêm về đồ họa, thiết kế website và sau này trở thành sinh viên của Trường Đại học FPT.




Tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, trường quốc tế

Kenhtuyensinh (Theo: nld)