Sự kiện: Du học, học bổng du học, du học Thuỵ Sĩ, học bổng

Vài nét về đất nước Thuỵ Sĩ

Thụy Sĩ viết tắt CH (Confoederatio Helvetica) ra đời vào năm 1848 bao gồm 26 bang tự trị, mỗi bang có hệ thống riêng về hiến và luật pháp, toà án, an ninh, luật thuế. Nghị viện mỗi bang tự do quyết định quản lý hệ thống xã hội.

Địa lý Khí hậu

Thụy Sĩ  “trái tim” Châu Âu, điểm nối liền Bắc - Nam Châu Âu (Bắc giáp Đức, Đông giáp Áo và Vương quốc Liechtenstein, Nam giáp Ý và Tây giáp Pháp). Giao điểm ba nền văn hoá quan trọng của Châu Âu: Đức, Pháp, Ý hội tụ tại đây. Diện tích rộng 41,285 km2¬, chiều dài nhất từ Bắc xuống Nam là 220km; chiều rộng nhất từ Đông sang Tây là 350km.

 

Điểm thấp nhất là Ascona 196 mét, điểm cao nhất là đỉnh núi Darfour điểm cao nhất Châu Âu 4.634 mét (so với mặt biển). Tảng băng Aletsch dài nhất Châu âu trải dài hơn 23 km. Chính vì vậy Thụy Sĩ hình ảnh thế giới thu nhỏ, nơi có nhiều hồ như Ba Lan, nhiều tảng băng khổng lồ như Iceland, nhiều đồi núi như Nepal, nhiều vườn cây ăn quả sánh với Ý.

 

tim hieu du hoc thuy si,du hoc thuy si, nhung dieu can biet ve du hoc thuy si, duhoc, du hoc, hoc bong, hocbong, hoc bong du hoc, hocbongduhoc, hoc bong du hoc thuy si, hoc bong toan phan

Hình minh hoạ, chủ đề Du học Thuỵ Sĩ

 

Khí hậu chia thành bốn mùa rõ rệt. Xuân(từ tháng 3 - tháng 5): nhiệt độ từ 15°C đến 20°C, cây lá nở hoa, đâm chồi nảy lộc. Mùa hè (tháng 6 - tháng 8): ấm áp từ 20° đến- 30°. Thu (từ tháng 9 đến tháng 11): trái quả chín mùi, sắc lá chuyển màu. Đông (từ tháng 12 đến  tháng 3): phủ đầy tuyết, nhiệt độ dưới 0°.

Dân số và ngôn ngữ phổ thông

Thụy Sĩ có khoảng 7.5 triệu dân (thống kê 2008), trong đó người nhập cư từ 20%, sử dụng ngôn ngữ phổ thông: Đức (63,7%), Pháp (20,4%) , Ý (6,5%), và Roman cổ (0,5%), ngôn ngữ khác dân nhập cư (9.0%).

Kinh tế Dịch vụ

Thụy Sĩ có nền kinh tế rất phát triển dựa vào sản phẩm xuất khẩu dược phẩm, hóa chất , đồng hồ, sản phẩm công nghiệp cao cấp mặt hàng điện tử xuất khẩu đến 85%. Dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, và du lịch đóng vai trò rất quan trọng của nền kinh tế quốc gia, thu hút hơn 50% dân số lao động.

Thụy sĩ được xem là trung tâm tài chính quan trọng toàn cầu như TP Zurich và Geneva với truyền thống bảo mật ngân hàng càng hấp dẫn nền tài chính thế giới

Thành phố lớn

Thủ đô: Bern. Hai thành phố thương mại và tài chính lớn nhất Thụy sĩ Zurich, Geneva, đồng thời xếp vào hạng nhất và nhì thế giới về chất lượng đời sống cao. Các thành phố lớn khác như: Lausanne, Basel, St. Gallen, Chur, Lucern, Lugano.

Chính trị và Xã hội

Thể chế chính trị xuất hiện từ thời lập nước Thụy Sĩ đựơc xem là nhà nước liên bang tự trị. Hệ thống thượng nghị viện, hạ nghị viên nắm quyền quyết định nền chính trị xã hội và bầu ra 7 thủ tướng đảm nhiệm chức năng đối ngoại, quốc phòng, kinh tế, giao thông, giáo dục xã hội, tài chính, pháp lý.

Bảy thủ tướng lần lượt thay nhau nắm chức vị tổng thống đại diện đất nước nhưng không có nhiều tiếng nói trong việc quyết định về chính trị.  Chế độ chính trị dân chủ trực tiếp đến quần, người dân Thụy sĩ có quyền quyết định trực tiếp thay đổi các luật lệ, hiến pháp nhà nước. Chính vì vậy Thụy sĩ có nhiều cuộc bầu cử diễn ra hàng năm.


Nhắc đến Thụy Sĩ sẽ nghĩ ngay đến phong cảnh thơ mộng, vùng quê yên tĩnh, đồng cỏ xanh tươi, mặt hồ yên tỉnh, dãy An-pơ hùng vĩ bao quyện rừng thông xanh, rừng rậm. Thống kê cho thấy khoảng 2/3 dân số sống ở ngoại ô, nông thôn, miền núi, 1/3 dân số  sống trung tâm các thành phố lớn và nhỏ.

Luật xây dựng đô thị quy định phân chia rất chính xác, rõ ràng khu dân cư, công nghiệp, nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi. Diện tích đất xây dựng nhà cửa giới hạn, giá xây nhà rất cao, uớc tính 20% phí thu nhập được chi trả việc thuê nhà, khoảng 1/3 dân số sở hữu nhà riêng hoặc căn hộ.

Giáo dục Khoa học nghiên cứu

Thụy sĩ có nền giáo dục khoa học nghiên cứu xếp vào các nước phát triển hàng đầu và được công nhận là địa điểm nghiên cứu tốt trên thế giới. Phòng thí nghiệm vật lý Châu Âu đặt tại Geneva, công ty máy tính hàng đầu của Mỹ cũng đặt tại Rueschlikon (Zürich) . Nhà khoa học đoạt giải Nobel Heinrich Rohrer đã nói “Bạn có thể tự phát triển mình ở đây bởi xung quanh bạn luôn có những người giỏi nhất ở mọi lĩnh vực”

Bảo hiểm và thu nhập

Người dân Thụy Sĩ chi tiêu đến 21% thu nhập cho phí bảo hiểm nghề nghiệp, hưu trí, y tế... Người dân Thụy sĩ có mức thu nhập đầu người cao nhất nhì thế giới, dựa vào trình độ, kiến thức khả năng học vấn, lương thu nhập sẽ khác nhau. Theo thống kê trong 70 thành phố trên thế giới số tiền lương cao có hai thành phố Zürich và Geneva.


Tuổi về hưu: nam là 65 và nữ là 64.  Lực lượng lao động nước ngoài chiếm một tỷ lệ cao, cứ 4 người lao động có 1 người lao động nước ngoài, phần lớn đến từ các Pháp,Ý, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nam Tư, Áo, Anh...

Hôn nhân và gia đình

Người Thụy Sĩ lập gia đình khá muộn bởi coi trọng nghề nghiệp trước hôn nhân. Mỗi gia đình thường chỉ có 1 đến 2 con. Tuổi thọ ngày càng tăng, tỷ lệ sinh nở càng giảm, chính vì vậy chính phủ ngày càng khuyến khích sinh con bằng chính sách miễn giảm thuế thu nhập, bảo hiểm y tế cho gia đình sinh từ 3 con trở lên.

Cuộc sống xã hội ngày càng thay đổi, quan hệ gia đình, công việc, và học tập đang theo một nhu cầu mới. Giới trẻ đang tiến theo xu hướng phát triển của nền kinh tế toàn cầu hóa nhưng rất coi trọng việc duy trì giữ lại truyền thống của nền văn hoá vốn có.

Văn hóa và thể thao

Thụy Sĩ ảnh hưởng bởi tính đa dạng của cấu tạo địa lý, ngôn ngữ và sự hội nhập phong phú về tôn giáo, văn học, nghệ thuật, kiến trúc và phong tục tập quán. Tôn giáo số lượng tham gia nhà thờ giảm đáng kể trong vài năm gần nay, chỉ có 16% người Thụy Sĩ nói rằng tôn giáo quan trọng với họ sau nghề nghiệp, gia đình, thể thao hay văn hóa.

Mặc dù vậy đạo Thiên Chúa và Tin Lành vẫn đóng 1 vai trò quan trọng trong việc hình thành rõ nét Thụy Sĩ ngày nay. Lễ hội truyền thống vẫn còn được giữ lại khắp nơi trên đất nước từ thành phố đến nông thôn, vùng quê. Những lễ hội lớn như kỉ niệm ngày Quốc khánh 1.8, lễ hội phục sinh (Easter) , Christmas, hóa trang Carnival,.... Thụy sĩ lại có những gương mặt thể thao mùa đông như trượt tuyết, trượt ván, luôn tham gia và đoạt nhiều huân chương trong những thế vận hội thể thao thế giới nổi tiếng trên thế giới mùa đông, mùa hè.

 

Cây vợt Tennis số 1 thế giới Roger Federer (2004-2008)  đã đoạt tất cả các giải khác nhau trên thế giới, Martina Hingis từng là cây vợt nữ số 1 trẻ nhất từ xưa đến nay ở tuổi 16.  Năm 2001 và 2007 cả thế giới đều khán phục với chiến thắng vẻ vang đua thuyền buồm với đội tuyển New Zealand mạnh nhất thế giới (kế quả 5:0). Đồng đội đua thuyền Alingi Thụy sĩ trong lịch sử hơn 150 năm đã mang chiếc cúp đầu tiên về Châu âu, mặc dù Thuỵ sĩ không có biển cả mà chỉ có sông hồ.

Giao thông

Thụy Sĩ mặc dù địa hình nhiều đồi núi hiểm trở, ngăn chăn bởi các dãy núi An-pơ tuy nhiên Thụy sĩ là ngã tư giao thông Châu âu từ đông sang tây, từ bắc xuống nam. Phương tiện giao thông công cộng sử dụng rất phổ biến như tàu điện, xe buýt, tàu thủy.

Đường hầm Gotthard dài 19 km điểm nối liền Bắc – Nam Châu Âu xuyên qua dãy An-pơ được xem là đường ngầm dài thứ hai thế giới được xây dựng cách đây hơn 100 năm. Đường hàng không sân bay Quốc Tế Zürich và Geneva nối liền nhiều thành phố trong và ngoài nước, sân bay Samaden, Bern, Basel nối liền các tuyến nội địa.

Điều đáng ngạc nhiên thay, tuy nằm giữa lục địa đất liền nhưng Thụy Sĩ là trung tâm vận chuyển đường thủy rất quan trọng từ biển Bắc đến các nước Châu Âu và ngược lại. Hải cảng thương mại Basel với những hạm đội hiện đại nhất thế giới vận chuyển hàng hoá như dầu hỏa, kim loại, máy móc, thực phẩm, xúc vật, trang thiết bị, và sản phẩm hoá chất

 

Du học, duhoc, du học thuỵ sĩ, học bổng, học bổng du học, học bổng toàn phần.

Đăng ký nhận thông tin học bổng du học qua email tại ô bên dưới.

Kênh Tuyển Sinh