>> Giáo dục, du học, tư vấn du học, du học anh, visa du học anh
Những lí do nên học kinh doanh ở Anh và các kiến thức cần biết về cấu trúc chương trình học ở bậc Cử nhân.
Vì sao nên học kinh doanh ở Anh?
Nếu bạn muốn làm việc trong lĩnh vực kinh doanh thương mại thì học tập ở Anh chính là một bước khời đầu hoàn hảo nhất. Việc nằm giữa hai múi giờ Mỹ và châu Á giúp Anh trở thành một trong những kinh đô toàn cầu về các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm tài chính, thương mại, quản lý, tư vấn, marketing và kế toán. Rất nhiều công ty tài chính quốc tế đều đặt trụ sở châu Âu hay thậm chí là trụ sở toàn cầu tại đây. Cơ hội việc làm cho sinh viên vì thế mà vô cùng phong phú.
Du học Anh: Tìm hiểu về chương trình quản trị kinh doanh
Trong quá trình du học Anh, bạn sẽ có cơ hội thực tập, xin việc làm cũng như xây dựng các mối quan hệ quý giá cho tương lai sau khi ra trường. Những sinh viên tốt nghiệp có ý định thành lập công ty cũng sẽ được nhà trường và các tổ chức liên quan nhiệt tình giúp đỡ. Một lí do “hợp tình hợp lí” nữa là nước Anh sở hữu rất nhiều trường thương mại thuộc hàng top của thế giới, với nhiều chuyên ngành khác nhau, phù hợp với nguyện vọng của cá nhân.
Làm gì với tấm bằng kinh doanh?
Theo Higher Education Statistics Agency, sinh viên kinh doanh ở Anh tìm được việc làm 6 tháng sau khi tốt nghiệp và 13% trong số họ chọn học lên, 6% quyết định vừa làm vừa học. Ở bậc Sau Đại học, một tấm bằng MBA có thể sẽ giúp bạn kiếm được những công việc có mức lương hấp dẫn.
Thông thường, sinh viên tốt nghiệp Cử nhân chuyên ngành Tài chính kế toán chọn học thêm các chương trình chuyên ngành trong lúc đi làm. Các chứng chỉ uy tín về kế toán này được cấp bởi các tổ chức như ACCA và CIMA. Những nghề nghiệp phổ biến của họ là phân tích tài chính, tư vấn tài chính, quản lý thuế, nhân viên bảo hiểm, chứng khoán, tư vấn thương mại hay quản lý rủi ro. Đọc thêm các bài viết về hệ thống giáo dục Anh Quốc
Những sinh viên sở hữu các bằng cấp Quản lý hay kinh doanh chung chung thường chọn đi theo những ngành nghề trong lĩnh vực phát triển kinh doanh, marketing, quản trị nhân sự, ngân hàng và các nghề nằm trong nhiều lĩnh vực công nghiệp như Ẩm thực, Thời trang, Bán hàng, Sản xuất, Chăm sóc sức khỏe, Du lịch… Tất nhiên là đối với những ngành nghề kể trên, một chứng chỉ kinh doanh không phải là tuyệt đối cần thiết;. Tuy nhiên, việc học kinh doanh sẽ mang lại cho bạn những kỹ năng, kiến thức cần thiết trong Truyền thông, Tài chính, Chiến lược thị trường và Chính sách thương mại...
Các chương trình phổ biến bậc Đại học
Ở bậc Đại học, bạn có thể tìm đến các chương trình dự bị Foundation hay các chương trình cấp chứng chỉ và bằng cao đẳng quốc gia (BTEC HNDs) thuộc lĩnh vực Quản lý về kinh doanh hay các khóa học chuyên sâu hơn, như Quản lý ẩm thực, Quản lý sự kiện, Quản lý khách sạn… Những khóa học này thường yêu cầu sinh viên đi thực tập để nắm bắt các kỹ năng làm việc thực tế, một số khóa học còn được công nhận bởi các tổ chức chuyên nghiệp như CIM (đơn vị cung cấp các khóa học và chứng chỉ về Marketing).
Về kết cấu chương trình, một chương trình quản trị kinh doanh kéo dài ba năm sẽ bắt đầu với một năm học giới thiệu chung về tài chính, kế toán, kinh tế và tổ chức hành chính, có thể có thêm các môn tùy chọn như luật thương mại, ngôn ngữ hiện đại hay khoa học máy tính. Ở năm thứ hai và năm thứ ba, sinh viên được chọn chuyên ngành để đi chuyên sâu hơn.
Nhà trường thường đánh giá năng lực sinh viên qua các bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập nhóm và các bài tập tình huống. Những lựa chọn phổ thông nhất là Cử nhân nghệ thuật (BA), Cử nhân khoa học (BSc), Cử nhân Quản trị kinh doanh (BBA) hay Thạc sĩ Khoa học Quản lý bậc Đại học (MMan Sci). Bạn có thể xem thêm về tên viết tắt tiếng Anh các tên bằng cấp tại bản kê thuật ngữ du học.
Theo scholarshipplanet