Khi đã quyết định du học tại Mỹ - quốc gia phát triển hàng đầu thế giới về cả kinh tế - tài chính – xã hội lẫn nền giáo dục, vấn đề visa du học Mỹ trở thành tiêu điểm quan tâm của tất cả phụ huynh và HSSV về quá trình chuần bị cũng như những kinh nghiệm để tiến hành xin visa được suôn sẻ. Đó chính là bước khởi đầu quan trọng nhất cho mục tiêu du học tại Mỹ mà bạn nên chuẩn bị một cách chu đáo nhất có thể.

Thủ tục xin visa du học mỹ năm 2015

Quy trình áp dụng cho học sinh xin thị thực du học lần đầu hoặc các du học sinh về thăm gia đình và muốn quay trở lại Mỹ để tiếp tục khoá học và những học sinh muốn xin visa du lịch hoặc du học mỹ.

Bước 1: Xin cấp I-20 / DS-2019 và trả phí SEVIS

  • I-20: Đối với thị thực F-1 và M-1, du học sinh phải xin mẫu I-20 do trường học ở Hoa Kỳ cấp. Mẫu I-20 phải có chữ ký của du học sinh và đại diện của trường học.
  • DS-2019: Đối với thị thực J-1, du học sinh phải xin mẫu DS-2019 từ chương trình trao đổi văn hoá.
  • Trả phí SEVIS I-901: Tất cả các đương đơn xin thị thực du học (F-1, M-1) hay trao đổi văn hoá (J-1) đều phải trả phí SEVIS trước ngày phỏng vấn. Du học sinh phải nộp bản chính biên nhận đóng phí SEVIS (mẫu I-797) hoặc biên nhận điện tử nếu việc đóng phí được thực hiện qua mạng internet.

Tiến trình xin visa du học Mỹ năm 2015

Tiến trình xin visa du học Mỹ năm 2015

Bước 2: Hoàn tất các mẫu đơn xin cấp thị thực

Mẫu DS-156: Mọi học sinh đi du học phải hoàn tất mẫu đơn này. Mẫu đơn này có sẵn trên mạng:http://travel.state.gov/visa/frvi_forms.html . Đơn này sẽ được dán 1 hình thẻ có kích cỡ 50mm X 50mm, nền trắng và chụp toàn khuôn mặt.

Hướng dẫn điền đơn DS-156:

  • Các mục từ 1 đến 5 của Mẫu Đơn Xin Thị Thực Điện Tử DS-156 EVAF phải thể hiện các thông tin chính xác về tên họ, số hộ chiếu, nơi cấp, ngày cấp đúng như trên hộ chiếu của học sinh.
  • Mục 2 chỉ cần ghi tên thành phố nơi hộ chiếu được cấp. Không chọn Việt Nam ở phần nơi cấp hộ chiếu và không cần ghi Tiểu bang/Tỉnh. Để trống hai ô này.
  • Mục 8 và 9 chỉ dành để điền tên họ khác hoặc bí danh của học sinh. Nếu không có tên họ khác thì để trống phần này, đừng ghi “NONE” hoặc “N/A”.
  • Mục 24 yêu cầu kê khai địa chỉ học sinh sẽ ở tại Hoa Kỳ.
  • Mục 30 và 31 yêu cầu thông tin về mỗi lần thị thực được cấp và bị từ chối, bao gồm cả thị thực du lịch và các loại thị thực khác.
  • Học sinh phải tự trả lời các câu hỏi ở mục 38.
  • Bất kỳ ai giúp đương đơn điền mẫu đơn xin thị thực cũng đều phải ký vào mẫu đơn và ghi tên họ, địa chỉ, mối quan hệ với đương đơn ở mục 40.

Nhấn vào “CONTINUE”, để in ra giấy Mẫu Đơn Xin Thị Thực Điện Tử DS-156 EVAF và trang có mã vạch 2 chiều.

Mẫu DS-157: Chỉ nam giới tuổi từ 16 đến 45 được yêu cầu hoàn tất mẫu đơn này. Mẫu đơn này có sẵn trên mạng:http://travel.state.gov/visa/frvi_forms.html

Mẫu DS-158: Tất cả mọi học sinh xin cấp thị thực du học hoặc trao đổi văn hoá (F, M, J) và vợ/chồng/con của du học sinh được yêu cầu hoàn tất mẫu đơn này. Mẫu đơn này có sẵn trên mạng: http://travel.state.gov/visa/frvi_forms.html

Bước 3: Hẹn phỏng vấn

Để xin lịch phỏng vấn trên mạng, trước tiên học sinh phải hoàn tất và in mẫu đơn DS-156. Sau đó vào đường link https://evisaforms.state.gov/default.asp?postcode=HCM&;appcode=3 để lấy hẹn. Khi đã hoàn tất các thông tin và đã chọn được ngày và giờ phỏng vấn, thư xác nhận cuộc hẹn…. Học sinh phải in thư này và mang theo vào ngày phỏng vấn.

Bước 4: Lệ phí

Đương đơn cần trình hộ chiếu có hiệu lực và nộp lệ phí xin cấp thị thực không hoàn lại 131USD tại ngân hàng Citibank số 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

Bước 5: Phỏng vấn

Học sinh đến Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ vào ngày và giờ trên phiếu hẹn (có thể đến sớm hơn 1 giờ) và mang theo những loại giấy tờ bản chính sau:

Những giấy tờ cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn xin visa du học Mỹ

  • DS-156 đã dán hình 5×5, DS-158 và DS-157(nếu là học sinh nam từ 16-45 tuối), có chữ ký của học sinh
  • Bằng chứng đã thanh toán phí an ninh (SEVIS fee)
  • I-20 hoặc DS-2019
  • Học bạ, bằng cấp, bảng điểm… mà học sinh đã được cấp trong quá trình học vừa qua;
  • Chứng chỉ TOEFL, IELTS, SAT, GMAT, GRE…(nếu có)
  • Bằng chứng về tài chính: sổ ngân hàng, giấy tờ chứng minh về thu nhập của cha mẹ hoặc người tài trợ như: giấy phép kinh doanh, giấy tờ thuế, hợp đồng lao động, xác nhận công tác…, giấy tờ nhà đất.

Đương đơn xin visa sinh viên (F, M) cần nộp thêm:

  • Mẫu I-20 hoặc DS-2019. Nếu đương đơn xin visa sinh viên (F1) chưa đủ 18 tuổi, bố/mẹ hoặc người bảo trợ phải cùng ký vào mẫu I-20.
  • Mẫu I-20 phải được viên chức nhà trường ký xác nhận trong vòng 12 tháng.

Để buổi phỏng vấn xin visa du học Mỹ thành công:

1. Trước ngày phỏng vấn:

  • Những giấy tờ BẮT BUỘC phải có theo đúng thứ tự.
  • Nếu không nộp đầy đủ giấy tờ hoặc nộp không đúng thứ tự, bạn sẽ được yêu cầu rời khỏi hàng, sắp xếp lại hồ sơ và lấy số lại từ đầu.
  • Tất cả giấy tờ hỗ trợ phải để riêng và chỉ nộp cho người Mỹ tại cửa sổ phỏng vấn khi có yêu cầu.

2. Vào ngày phỏng vấn:

  • Nếu HS dưới 17 tuổi phải đi cùng bố/mẹ hoặc người bảo trợ hợp pháp đến phỏng vấn.
  • Ngoại trừ HS ở tuổi vị thành niên, chỉ những đương đơn phỏng vấn xin visa mới được phép vào phỏng vấn. Bạn không thể đi phỏng vấn cùng với bạn bè, họ hàng hay bất kì người nào khác.

Trước khi qua cửa bảo vệ:

  • Bạn nên đến sớm hơn giờ hẹn nhiều nhất 20 phút.
  • Toàn bộ cuộc phỏng vấn bao gồm nhiều bước từ nộp hồ sơ đến phỏng vấn nên cần xác định là bạn sẽ ở Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán vài tiếng đồng hồ.
  • Bạn không được phép mang các thiết bị điện tử, bao gồm cả điện thoại di động vào bên trong Đại sứ quán Mỹ. Để tiết kiệm thời gian, bạn nên để các thiết bị này ở nhà hoặc trong ô tô/xe máy. Bạn cũng có thể gửi các thiết bị này ở phòng bảo vệ trong thời gian phỏng vấn.
  • Đại Sứ Quán không có chỗ đỗ ô tô/xe máy, vì thế bạn cần chuẩn bị trước điều này.

Sau khi qua cửa bảo vệ:

  • Bảo vệ sẽ giữ giấy tờ tuỳ thân cho đến khi bạn rời khỏi toà nhà.
  • Bạn phải đeo thẻ dành cho khách lên áo ở vị trí dễ nhìn, trong toàn bộ thời gian ở trong toà nhà.

Trong phòng chờ Lãnh sự:

  • Lấy số tại khu vực phòng chờ.
  • Ngồi chờ gọi đến số của mình để nộp hồ sơ. Nếu đi cùng gia đình, cả gia đình cùng lên nộp hồ sơ tại cửa sổ.
  • Ngồi chờ, xem hướng dẫn lấy vân tay chiếu trên TV.
  • Ngồi chờ gọi số để lấy vân tay.
  • Quay lại ghế ngồi chờ gọi phỏng vấn (có thể sẽ xác nhận vân tay).

Phỏng vấn xin visa du học Mỹ dễ hay khó?

*Họ sẽ không gọi số theo thứ tự. Để hồ sơ được xử lý hiệu quả nhất, bạn cần chú ý nghe gọi số.

Cuối buổi phỏng vấn:

Nếu đơn xin visa được chấp thuận, bạn sẽ nhận được phiếu yêu cầu đến quầy EMS trong phòng chờ để đóng phí và cung cấp thông tin nhận lại hộ chiếu cùng visa.

Không những bạn sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ tốt nhất để hoàn tất thủ tục xin visa du học Mỹ mà còn có nhiều cơ hội nhận được các suất học bổng lên đến 70% học phí (không cần phải có chứng chỉ tiếng Anh) từ các trường ĐH chất lượng ở quốc gia này.

Nếu bạn còn lúng túng cho việc lên kế hoạch học tập và làm việc của mình tại nước ngoài hãy đăng ký ngay khóa học Lập kế hoạch du học tại cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn.


Hoa Kỳ ban hành nhiều loại visa du học Mỹ khác nhau cho sinh viên:

  • Sinh viên toàn thời gian sẽ được cấp visa F-1 hoặc M-1.
  • Vợ, chồng và con của sinh viên sẽ được cấp visa F-2 hoặc M-2.
  • Khách trao đổi sẽ được cấp visa J-1. Khách trao đổi đến Hoa Kỳ để tư vấn, đào tạo, nghiên cứu hoặc giảng dạy, hoặc trong chương trình làm việc ngắn hạn hoặc chương trình đi làm công Au Pair.
  • Sau khi trường cao đẳng, đại học hoặc trường ngôn ngữ tiếng Anh chấp nhận bạn theo học chương trình toàn thời gian, nhà trường sẽ gửi cho bạn một tài liệu gọi là mẫu I-20, để xin cấp Visa Sinh Viên F-1.
  • Nếu bạn là khách trao đổi, tổ chức hoặc cơ quan chính phủ Hoa Kỳ tài trợ sẽ gửi cho bạn mẫu DS-2019, để xin cấp Visa J-1.

Những thông tin trên đây có thể không đúng trong mọi thời điểm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín để được miễn phí 100% về việc tư vấn các chính sách visa du học Mỹ cũng như những yêu cầu cần có khi chuẩn bị hồ sơ xin visa Mỹ.