Theo số liệu báo cáo mới đây nhất của lãnh sự sứ quán Mỹ tại TP.HCM có khoảng 35,1% số người xin cấp VISA bị từ chối, nghĩa là cứ có 3 người xin VISA thì có 1 người rớt.
Vì sao phỏng vấn xin visa du học Mỹ khó?
Phải công nhận rằng nước Mỹ là một trong những nước khó xin VISA nhất từ Việt Nam. Đặc biệt là từ sau vụ khủng bố 11/9, cùng với đó là sự gia tăng nhanh chóng về dân số nhập cư vào nước Mỹ và tình hình kinh tế khủng hoảng của đất nước này. Chính vì vậy đã có không ít bạn bị từ chối cấp VISA du học Mỹ. Nguyên nhân chính là do đã không chứng minh được việc mình sẽ quay trở về nước sau khi hoàn tất thời gian du học Mỹ.
Phỏng vấn xin visa du học Mỹ dễ hay khó?
- Một yếu tố nữa khiến cho việc xin VISA trở nên khó khăn đó chính là khâu chuẩn bị hồ sơ. Thay vì nộp các giấy tờ chứng minh những ràng buộc với gia đình, công việc tại Việt Nam nhằm thuyết phục viên chức lãnh sự mình sẽ quay về khi hết hạn visa, không ít bạn nghĩ rằng những lá thư mời, thư bảo lãnh của người thân từ Mỹ gửi về mới chính là “chìa khóa” giúp họ mở cánh cửa nhập cảnh du học Mỹ. Tuy nhiên điều đó lại hoàn toàn không tốt cho cuộc phỏng vấn của bạn.
- Cũng có nhiều trường hợp bị từ chối cấp visa chỉ vì sơ suất trả lời không khớp với hồ sơ hoặc trả lời sai khi nghe không rõ câu hỏi. Bạn sẽ không được chấp nhận cấp visa. Trong trường hợp này, bạn có thể yêu cầu viên chức lãnh sự nhắc lại câu hỏi hoặc im lặng chứ không nên vội vàng trả lời ngay.
- Bản thân thiếu kiến thức và kỹ năng sống dẫn đến thể hiện cuộc phỏng vấn không tốt: Nếu bạn tự tin nghĩ rằng mình sẽ được cấp VISA vì bản thân là người có thành tích học tập xuất sắc, khả năng tài chính mạnh thì bạn đã nhầm. Bạn hoàn toàn có thể bị đánh trượt phỏng vấn nếu không thể hiện được các kỹ năng sống, kỹ năng trả lời phỏng vấn, marketing bản thân cho người phỏng vấn hiểu bạn
Xem thêm: Phỏng vấn visa du học Mỹ và những kiến thức cơ bản
Xin visa du học Mỹ vì sao dễ?
Mặc dù là đất nước nghiêm ngặt trong thủ tục cấp VISA nhưng so với một số đất nước khác, thủ tục xin cấp VISA du học tại Mỹ khá là thuận tiện và nhanh chóng
- Quy định về thủ tục xin visa Mỹ khá ổn định: Trong khoảng 10 năm qua, so với các nước khác như Anh và Úc thì thủ tục giấy tờ xin visa của Mỹ hầu như không thay đổi. Ngoài việc chỉ phải thêm 1, 2 mẫu đơn và yêu cầu điền đơn visa online, rất tiện lợi để họ có thể xem trước các thông tin về ứng viên. Các giấy tờ xin visa Mỹ không nằm ngoài các danh mục: giấy tờ cá nhân, học tập, tài chính… chỉ cần đầy đủ, rõ ràng, logic, hợp pháp.- Visa Mỹ xét duyệt nhanh: Bạn khai hồ sơ online, hẹn ngày phỏng vấn, đến phỏng vấn theo lịch hẹn, phỏng vấn 3-10-15 phút, biết kết quả ngay lập tức và nếu OK thì visa được gửi về tận nhà vào hôm sau, tránh cho bạn sự chờ đợi hay lo âu.
- Mỹ không bắt buộc bạn có chứng chỉ tiếng Anh khi nộp hồ sơ hay phỏng vấn xin visa. Trong khi Hà Lan yêu cầu bạn có 5.0, Thụy Sỹ yêu cầu bạn có 4.5, UK yêu cầu bạn có 4.5 hoặc 5.5 IELTS…Điều này tránh cho bạn những phiền phức, tốn kém không cần thiết khi phải thi lấy chứng chỉ tiếng Anh.
- Phí xin visa du học Mỹ không đắt so với các nước khác. Du học sinh Mỹ nộp 200 USD servis fee và 160 USD phí phỏng vấn, tổng cộng là 360 USD. Trong khi đó, visa Úc khoảng 600 USD, bất luận khóa học của bạn chỉ là khóa tiếng Anh 6 tháng hay một khóa chuyên môn dài hạn, phí xét visa Anh là gần 10 triệu, chưa kể phí khám sức khỏe.
- Hồ sơ xin visa Mỹ không cần dịch, rất tiện lợi, bạn chỉ cần mang những gì mình có để đi phỏng vấn.
- Có thể dùng tiếng Việt khi tham gia phỏng vấn xin visa, các nhân viên phỏng vấn visa Mỹ thành thạo tiếng Việt. Điều này, tất nhiên rất tiện lợi cho bạn.
Những bí quyết để phỏng vấn xin visa du học Mỹ thành công
Để buổi phỏng vấn du học Mỹ diễn ra một các suôn sẻ, bạn cần phải ghi nhớ 3 điều cốt lõi nhất:
- Một là bạn thực sự muốn đi du học để học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân (không phải vì một mục đích khác)
- Hai là Bạn có đủ khả năng tài chính để chi trả cho học phí cũng như sinh hoạt phí khi được đặt chân lên nước Mỹ
- Ba là bạn có nguyện vọng trở về Việt Nam phục vụ cho đất nước sau khi đã học xong.
- Chuẩn bị tâm lý thoải mái, tự tin: Xác định rõ đối tượng mình sẽ tiếp xúc là viên chức Mỹ, chịu trách nhiệm phỏng vấn visa. Họ sẽ hỏi bạn những câu liên quan đến học tập, tài chính, dự định tương lai… bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh trong thời gian rất ngắn (3 -10 phút). Bạn hãy suy nghĩ theo hướng cuộc phỏng vấn như một cuộc trò chuyện mà người nói phải thuyết phục người nghe. Theo hướng như vậy trước hết chính các bạn sẽ có một tâm lý thoải mái hơn, bình tĩnh hơn và chắc chắn sẽ tự tin hơn. Tự tin đã là thành công 50% rồi đấy!
- Trang phục gọn gàng, chỉnh tề: Trang phục lịch sự để tạo ấn tượng tốt. Bạn biết rõ là ấn tượng đầu tiên là rất quan trọng. họ chỉ có vài phút tiếp xúc với bạn nhưng sẽ quyết định hoàn toàn buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn. Vậy nên hãy để họ có cái nhìn thiện cảm về bề ngoài chín chắn và đỉnh đạt của bạn.
- Hãy lựa chọn giải pháp khôn ngoan: Cố gắng luyện tập tiếng Anh tốt nhất để bạn có thể trình trình bày rõ ràng, súc tích, chính xác nhất những dự định và kế hoạch của mình tại Mỹ.
- Chứng minh sự ràng buộc giữa bạn và quê hương để chắc chắn rằng bạn sẽ rời khỏi Mỹ ngay sau khi kết thúc chương trình học: hãy chứng tỏ với quan chức Lãnh sự rằng bạn có có mối quan hệ gia đình, họ hàng tại Việt Nam như cha mẹ, anh chị em, vợ chồng hay con cái; cơ sở kinh tế gia đình, các tài sản được thụ hưởng; công việc hứa hẹn sau khi kết thúc khóa học…
- Chứng minh khả năng tài chính của mình khi theo học: Đương đơn có đủ khả năng tài chánh cho chuyến đi của mình mà không tìm việc làm bất hợp pháp khi ở Hoa Kỳ, kế hoạch học tập phù hợp và có khả năng tự làm thêm (nếu cần thiết) hoặc cơ hội làm thêm tại trường học (nếu có).
- Nắm bắt chính xác thông tin về trường và thành phố bạn sẽ học tập và sinh hoạt: bạn nên hỏi kỹ các thông tin này từ trung tâm tư vấn du học cho bạn, vì đa số các bạn thường chủ quan cho rằng đại sứ sẽ không hỏi những thông tin này. Nhưng có một thực tế, nếu như bạn đi du học thì những thông tin này bạn đương nhiên sẽ phải nắm được. Nếu như bạn không biết gì về trường, không biết gì về thành phố thì đại sứ quán Mỹ sẽ nghi ngờ động cơ sang Mỹ của bạn.
- Có kế hoạch học tập rõ ràng:bạn cần phải lên cho mình một kế hoạch học tập và công việc trong tương lai (bạn học ở đâu, chuyên ngành gì, mục đích theo học và cơ hội việc làm tại quê hương…). Hãy chuẩn bị để giải thích rõ ràng lý do trường đại học mà bạn chọn, ngành học mà bạn yêu thích và vì sao lại muốn đi du học mà không học tại Việt Nam. Tìm hiểu thật kỹ ngành học mà bạn sẽ theo đuổi trong suốt quá trình đi du học, những cái lợi mà bạn sẽ có được khi học ở Mỹ, dự định sau khi học xong, mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam… để thuyết phục viên chức trong buổi phỏng vấn du học Mỹ.
Video giới thiệu khóa học Lập kế hoạch du học hiệu quả - Academy.vn
- Luyện phỏng vấn xin visa là chìa khóa mở ra cánh cửa xin visa cho bạn. Thông thường các bạn nên luyện phỏng vấn với các trung tâm tư vấn du học hoặc các anh chị đã có kinh nghiệm xin visa khoảng 5 – 8 lần trước khi nộp hồ sơ vào đại sứ quán. Điều đó sẽ giúp bạn tự tin và hiểu cặn kẽ bộ hồ sơ của mình.
- Kỹ năng trả lời phỏng vấn: bước cuối cùng và cũng là bước quan trọng nhất đó chính là cách bạn thể hiện trong buổi phỏng vấn. Trang phục gọn gàng, lịch sự. Phong thái tự tin và luôn nhìn thẳng vào mắt người hỏi. Câu trả lời chính xác, ngẵn gọn và súc tích. Chắc chắn bạn sẽ thuyết phục được nhân viên phòng Lãnh sự.
- Chuẩn bị những lý do vững chắc và cụ thể nhất: Tại sao bạn lại chọn Mỹ để đi du học chứ không phải là một quốc gia nào khác…dự định về chỗ ở trong khi học, đi lại, tài chính cho du học như thế nào, đã chuẩn bị gì cho cuộc sống xa nhà… Nên chủ động trong câu trả lời, ví dụ người ta hỏi bạn “Bạn qua Mỹ làm gì?”, thì người ta không hề muốn nghe câu trả lời của bạn chỉ đơn giản là “Tôi qua Mỹ để du học”, mà một câu trả lời sẽ ăn điểm sẽ là “Tôi qua Mỹ để học ngành ABC, vì tôi có một niềm đam mê từ ngành ABC ở VN, tôi đã tìm hiểu và học về ngành này, nay qua Mỹ tôi muốn tiếp tục được học ngành ABC”.
- Và khi buổi phỏng vấn du học Mỹ của bạn không đạt được kết quả như mong muốn: Bị từ chối cấp visa không có nghĩa là con đường du học Mỹ của bạn đã kết thúc vĩnh viễn, nếu lần sau bạn đã thay đổi được các vấn đề còn vướng mắc như chứng minh được tình hình tài chính đã ổn định hơn, lý do đi du học một cách thuyết phục hơn… thì hãy tiếp tục đăng ký xin phỏng vấn visa du học Mỹ.