>> Giáo dục, tuyển sinh, điểm thi đại học, điểm thi tốt nghiệp

Năm 2014, có điểm mới với môn Ngoại ngữ thí sinh phải làm cả phần trắc nghiệm và phần viết. Với môn thi này, giám thị phát cho thí sinh Phiếu trả lời trắc nghiệm và giấy thi để làm bài phần viết.

Những điểm lưu ý thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ 2014

Xung quanh những nội dung mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014, trong đó có điểm mới môn Ngoại ngữ, ông Mai Văn Trinh - cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục cho biết:

“Trong văn bản chính thức, Bộ GD&ĐT nêu rõ môn Ngoại ngữ gồm viết và trắc nghiệm. Phần viết phạm trù rộng hơn. Viết trong Ngoại ngữ có nhiều dạng, như chuyển từ bị động sang chủ động, điền từ vào chỗ trống… hay khó hơn là viết theo các topic, chủ đề như về gia đình em, hay câu chuyện nào đó.”

Theo ông Trinh, còn phần viết luận cũng là một dạng của viết nhưng nặng hơn nhiều, khó hơn nhiều. Ví dụ, tôi yêu nghề giáo, và là nghề cao quý, đề yêu cầu học sinh viết khoảng 500 từ về vấn đề xã hội đó…

Những điểm lưu ý thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ 2014

Những điểm lưu ý thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ 2014

Thời gian thi môn Ngoại ngữ ở kỳ thi tốt nghiệp vẫn là 60 phút. “Tuy nhiên, như tôi nói việc làm này không phải mới vì trong các năm trước chúng ta cũng đã sử dụng các dạng đề như vậy, năm nay có thể tăng cường thêm, cả về diện rộng, chiều sâu. Nhưng hướng là sẽ sử dụng câu hỏi mở, chúng ta tiệm cận dần…”- Ông Trinh cho biết.

Theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT, phải làm bài phần trắc nghiệm trước. Sau khi hết thời gian làm bài phần trắc nghiệm, giám thị thu ngay Phiếu trả lời trắc nghiệm; thí sinh bắt đầu làm bài phần viết.

Phiếu trả lời trắc nghiệm và bài thi phần viết phải để riêng trong 2 túi khác nhau kèm theo Phiếu thu bài thi của mỗi phần. Môn Ngoại ngữ cũng khác với các môn thi khác vì có 2 loại Phiếu thu bài thi, một Phiếu thu bài thi phần trắc nghiệm và một Phiếu thu bài thi phần viết.

Do đó, thí sinh cũng cần hết sức lưu ý khi điền vào Phiếu thu bài thi số tờ giấy thi của mình và ký xác nhận, đảm bảo không xảy ra nhầm lẫn, thiếu sót.

Theo Nguyễn Hiếu, Infornet