Bạn nắm vững kiến thức các dạng câu hỏi đuôi (Tag question) chưa? Sau đây là tổng hợp kiến thức kiến thức câu hỏi đuôi và các dạng câu hỏi đuôi nâng cao mà bạn không nên bỏ qua.

Tất tần tật kiến thức về và câu hỏi đuôi nâng cao ( Tag question) - Ảnh 1

Bạn đã nắm được kiến thức dạng câu hỏi đuôi trong tiếng Anh chưa?

1. Câu hỏi đuôi là gì?

Câu hỏi đuôi trong tiếng Anh (tag question) là một câu hỏi ngắn được đặt ở cuối câu. Loại câu hỏi này thường xuất hiện trong văn nói. Khi người nói không chắc chắn về tính đúng sai của một mệnh đề nào đó, câu hỏi đuôi được sử dụng để kiểm chứng cho mệnh đề được đưa ra. 

Ex:  We aren’t late, are we? (Chúng tôi không đến muộn, phải không?)

       They’ll have finished before nine, won’t they? (Họ sẽ hoàn thành trước 9h, phải không?)

2. Cấu trúc câu hỏi đuôi

2.1. Nguyên tắc chung

- Sử dụng trợ động từ giống như ở mệnh đề chính để làm phần đuôi câu hỏi.

- Nếu không có trợ động từ thì dùng do, does, did để thay thế.

- Nếu mệnh đề chính ở thể khẳng định thì phần đuôi ở thể phủ định và ngược lại.

- Thời của động từ ở đuôi phải theo thời của động từ ở mệnh đề chính.

- Chủ ngữ của mệnh đề chính và của phần đôi là giống nhau.

- Đại từ ở phần đuôi luôn phải để ở dạng chủ ngữ .

- Phần đuôi nếu ở dạng phủ định thì thường được rút gọn (n’t). Nếu không rút gọn thì phải theo thứ tự: trợ động từ + S + not?

Ví dụ:

She is beautiful, isn’t she? (Cô ấy không cao lắm nhỉ?)

2.2 Cấu trúc

Hiện tại đơn

  • Động từ “to be”:

- S + am/is/are + O, isn’t/ aren’t + S?

Ví dụ 1: I am late, aren’t I? (Tôi đến trễ phải không?)

Ví dụ 2: He is not nice, isn’t he ? ( Anh ấy không tốt phải không?)

  • Động từ thường:

- S + V + O, don’t/doesn’t + S?

Ex: Tom likes football, doesn’t he (Tom thích bóng đá, phải không?)

Ex: Tom doesn’t like football, does he? ( Tom không thích bóng đá, phải không?)

Thì hiện tại tiếp diễn

- S + am/is/are + V_ing, isn’t/ aren’t + S?

- S + am/is/are + not + V_ing, am/is/are + S?

Ex: It is raining, isn’t it? (Trời đang mưa phải không?)

Ex: It isn’t raining, is it?

Thì hiện tại hoàn thành

- S + have/has + V3/ed, haven’t/ hasn’t + S?

- S + have/has + not + V3/ed, have/has + S?

Ex:Tom has gone out, hasn’t he? (Tom vừa chạy ra ngoài phải không?)

Ex:Tom hasn’t gone out, has he?

Thì quá khứ đơn

  • Động từ “to be”

- S + was/were + O, wasn’t/weren’t + S?

- S + was/were + not + O, was/were + S?

Ex:They were late, weren’t they? (Họ đến trễ phải không?)

Ex: They weren’t late, were they?

  • Động từ thường

- S + V2/ed + O, didn’t + S?

- S + didn’t + V + O, did + S?

Ex: She had to leave early, didn’t she? (Cô ấy phải rời sớm phải không?)

Ex: She didn’t have to leave early, did she?

Thì tương lai đơn

- S + will + V_inf, won’t + S? S + will + not + V_inf, will + S?

Ex: You’ll be back soon, won’t you? (Có phải bạn sẽ quay lại sớm?)

Ex: You won’t be back soon, will you?

Động từ khiếm khuyết (modal verbs)

- S + modal verbs + V_inf, modal verbs + not + S?

- S + modal verbs + not + V_inf, modal verbs + S?

Ex: The children can swim, can’t they? (Bọn trẻ có bơi được không?)

Ex: The children can’t swim, can they?

Chú ý: Trong câu hỏi đuôi chúng ta luôn luôn dùng các đại từ chủ ngữ (I, he, it, they,..) để đặt câu hỏi. Nếu là câu hỏi đuôi phủ định chúng ta dùng hình thức tỉnh lượt giữa “not” với “to be” hoặc với trợ động từ (isn’t, don’t, doesn’t, haven’t, didn’t, can’t, won’t,…)

Ví dụ: Tom was at home, wasn’t he? Không nói: Wasn’t Tom? hay was not Tom?

3. Câu hỏi đuôi nâng cao:

  • aren't I?

Câu hỏi đuôi của I am là aren't I?
Ví dụ:
I'm late, aren't I? (Tớ muộn rồi, đúng không?)

  • Mệnh lệnh

Sau câu mệnh lệnh, won't you? có thể dùng để mời ai đó làm gì một cách lịch sự (đặc biệt trong Anh-Anh)
Ví dụ:
Come in, won't you? (Xin mời vào.)

Will/would/can/could you? có thể dùng để bảo hoặc yêu cầu ai đó làm gì.
Ví dụ:
Give me a hand, will you? (Giúp tôi một tay, được chứ?)
Open a window, would you? (Hãy mở cửa sổ ra, được chứ?)

Can't you diễn tả sự thiếu nhẫn nại.

Ví dụ:
Shut up, can't you? (Anh không thể im đi được hả?)

Sau mệnh lệnh phủ định, chúng ta dùng will you?
Ví dụ:
Don't forget, will you? (Đừng quên, được chứ?)

  • Let's

Sau let's...(trong lời gợi ý) chúng ta dùng shall we?
Ví dụ:
Let's have a party, shall we? (Chúng ta hãy tổ chức một bữa tiệc đi, được chứ?)

  • There

There có thể là chủ ngữ trong câu hỏi đuôi.
Ví dụ:
There's something wrong, isn’t there? 
(Có chuyện gì đó không ổn, phải không?)
There weren't any problems, were there?
(Không có bất kỳ vấn đề nào, đúng chứ?)

Khi there's giới thiệu một chủ ngữ số nhiều, thường có đuôi là aren't there?
Ví dụ:
There's some more chairs upstairs, aren't there?
(Có thêm vào chiếc ghế ở trên tầng, phải không?)

  • It và they với nothing, nobody, somebody...

Chúng ta dùng it trong câu hỏi đuôi để đề cập đến nothing và everything.
Ví dụ:
Nothing can happen, can it?
(Không gì có thể xảy ra được, phải không?)

Chúng ta dùng they để đề cập đến nobody, somebody và everybody (và no one...)
Ví dụ:
Nobody phoned, did they? (Không ai gọi, phải không?)
Somebody wanted a drink, didn't they? Who was it?
(Có ai đó muốn uống nước, phải không? Là ai thế?)

  • Have

Sau động từ thường have (đề cập đến trạng thái), có thể dùng cả câu hỏi đuôi với have và do. (Do thông dụng trong Anh-Mỹ).
Ví dụ:
Your father has a bad back, hasn't/doesn't he?
(Bố cậu bị đau lưng phải không?)

  • Câu hỏi đuôi không phủ định

Câu hỏi đuôi khẳng định được dùng khá thông dụng sau 1 câu khẳng định. Chúng được dùng giống như câu hỏi đáp lại; người nói lặp lại những gì mình vừa nghe hay vừa biết, và dùng câu hỏi đuôi để diễn đạt sự thích thú, ngạc nhiên, quan tâm và những phản ứng khác.
Ví dụ:
So you're getting married, are you? How nice!
(Vậy là cậu sẽ kết hôn hả? Thật tuyệt!)
So she thinks she’s going to become a doctor, does she? Well, well.
(Vậy cô ấy nghĩ mình sẽ trở thành bác sĩ sao? Chà, chà.)
You think you’re funny, do you?
(Cậu nghĩ mình hài hước à?)

Các câu hỏi đuôi có cùng dạng khẳng định với mệnh đề trước đó cũng có thể được dùng để hỏi. Trong cấu trúc này, mệnh đề chính dùng để đưa ra dự đoán và phần câu hỏi đuôi có nhiệm vụ xác nhận lại xem có đúng hay không.
Ví dụ:
Your mother's at home, is she? (Mẹ cậu ở nhà, đúng không?)
This is the last bus, is it? (Đây là chuyên xe buýt cuối cùng, phải không?)
You can eat shellfish, can you? (Cậu có thể ăn các loại sò đúng không?)

I'll...shall I? có thể dùng để đưa ra lời đề nghị.
Ví dụ: 
I'll hold that for you, shall I?
(Tớ sẽ cầm cái đó cho cậu, nhé?)

Các câu hỏi đuôi phủ định sau một mệnh đề phủ định đôi khi cũng được dùng, chúng luôn có vẻ gây hấn.
Ví dụ:
I see. You don't like my cooking, don't you?
(Tôi hiểu rồi. Anh không thích đồ ăn tôi nấu, đúng không hả?)

  • Lược bỏ

Trong các câu với câu hỏi đuôi, việc lược bỏ các chủ ngữ đại từ hay trợ động từ khá thông dụng. (Đây được gọi là hiện tượng giản lược)
Ví dụ:
(It's a) nice day, isn't it? (Một ngày đẹp trời, phải không?)
(She was) talking to my husband, was she? (Cô ấy đang nói chuyện với chồng tôi phải không?)

Trong giao tiếp rất thân mật, câu hỏi đuôi đôi khi có thể đứng sau một câu hỏi có sự lược bỏ.
Ví dụ:
Have a good time, did you? (Vui vẻ chứ?)    
Your mother at home, is she? (Mẹ cậu ở nhà, đúng không?)
John be here tomorrow, will he? (John ở đây ngày mai đúng không?)

  • I (don't) think

Chú ý các câu hỏi đuôi trong câu bắt đầu với I (don't) think và các nhóm từ tương tự.
Ví dụ:
I think he's Norwegian, isn't he? 
(Tớ nghĩ anh ấy là người Na Uy, đúng chứ?)
I don't think it will rain, will it? 
(Tớ không nghĩ trời sẽ mưa, phải không?)
I suppose you're hungry, aren't you?
(Tớ cho là cậu đói, phải không?)

Bài tập ứng dụng câu tường thuật nâng cao

Tất tần tật kiến thức về câu tường thuật nâng cao

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp