Câu tường thuật (Reported Speech) là một điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách sử dụng câu tường thuật nâng cao trong tiếng Anh.

Tất tần tật kiến thức về câu tường thuật nâng cao - Ảnh 1

Bạn đã nắm được các loại câu tường thuật trong tiếng Anh chưa?

1. Tại sao chúng ta thay đổi trạng từ chỉ nơi chốn và thời gian?

- Trong câu gián tiếp, chúng ta thường gặp các trạng từ chỉ nơi chốn và thời gian được đặt cuối câu (here, this, today...). Chúng ta cần thay đổi những trạng từ đó nếu chúng đã không còn chính xác nữa.

Ví dụ:  He said 'This is my house.'

He said this was his house. [Bạn đang nói và đứng trước căn nhà của anh ấy.]

He said that was his house. [Bạn đang nói nhưng không đứng trước căn nhà của anh ấy.]

Lưu ý: Cách nói giữ nguyên this như trên hoặc giữ nguyên bất kỳ trạng từ chỉ nơi chốn và thời gian nào khác chỉ thường được áp dụng trong văn nói. Văn viết chúng ta vẫn phải đổi.

2. Tại sao chúng ta không lùi các thì tương lai thành hiện tại?

- Như những gì đã học, chúng ta cần lùi thì khi tường thuật một câu nói nào đó nhưng nếu xem xét kỹ, trong 3 mốc thời gian, các thì tương lai đặc biệt hơn các thì quá khứ và hiện tại ở một điểm chính là "Will". Ở hiện tại, khi ta lùi xuống quá khứ, các động từ và trợ động từ điều được lùi theo.  Trong quy tắc lùi thì, chúng ta không được giảm bớt chữ nên khi lùi từ tương lai xuống quá hiện tại, chúng ta không được bỏ từ. Nhưng ở hiện tại, không hề có Will, nên nếu ta giữ will sẽ là sai và ta chỉ có thể lùi will thành would và giữ nguyên điều kiện hiện tại bên trong vế will.

3. Câu tường thuật tiếng Anh dạng câu hỏi

Câu tường thuật dạng câu hỏi gồm có 2 loại đó là câu hỏi Yes/No question và Wh-Question.

Yes/No Question

Câu hỏi Yes/No question là dạng câu hỏi đơn giản trong tiếng Anh, thường bắt đầu bắt động từ TO BE hoặc trợ động từ.

Các bước làm vẫn tương tự như câu tường thuật dạng câu phát biểu, tuy nhiên cần lưu ý những điều sau:

  • Sử dụng động từ giới thiệu “ask” hoặc inquire, wonder, want to know,.. + liên từ.
  • Sử dụng “If” hoặc “whether” ngay sau động từ giới thiệu của mệnh đề chính để thể hiện ý nghĩa có hoặc không.

S + asked (+object) + if/whether + subject + V.

VD: He said, “Do you like strawberry?” (Anh ấy nói, “Bạn có thích dâu không?”)

→ He asked me if/whether I like strawberry. (Anh ấy hỏi tôi là tôi có thích dâu không.)

Wh-Question

Câu tường thuật dạng câu hỏi Wh- là loại câu bắt đầu bắt các từ nghi vấn như Who, When, What,… Cách làm vẫn tương tự như 4 bước chuyển sang câu mệnh lệnh trong tiếng Anh, tuy nhiên cần lưu ý những điều sau:

  • Lặp lại từ để hỏi sau động từ giới thiệu
  • Đổi trật tự câu thành câu trần thuật

S + asked (+Object) + What/When/… + Subject +Verb

VD: My mother said, ‘What time do you go to the bed?’ (Mẹ tôi nói, ‘Mấy giờ bạn sẽ đi ngủ?’)

My mother want to know what time I go to the bed. (Mẹ tôi muốn biết mấy giờ tôi sẽ đi ngủ.)

4. Câu tường thuật dạng câu mệnh lệnh

Câu tường thuật loại câu mệnh lệnh khẳng định cấu trúc như sau:

  • S + told + O + to-infinitive.

VD: – “Please call me, Mary.” Tom said. (Tom nói: “Hãy gọi tôi nhé Mary”.)

        Tom told Mary to call him. (Tom bảo Mary hãy gọi cho anh ấy.)

Câu tường thuật loại câu mệnh lệnh phủ định có dạng:

  • S + told + O + not to-infinitive.

VD: “Don’t eat in bus!” the driver said. (“Không ăn trên xe buýt”, tài xế nói.)

        The driver told the passengers not to eat in bus. (Tài xế nói với những người hành khách không ăn trên xe buýt.)

Một số động từ phổ biến khi câu trần thuật dạng mệnh lệnh: tell, ask, order, advise, warn, beg, command, remind, instruct, ….

5. Câu gián tiếp dạng câu ghép

- Chúng ta luôn học câu trực tiếp chỉ là câu đơn nhưng trong ngôn ngữ, chúng ta không giới hạn lời nói chỉ có 1 câu mà có thể từ 2 câu trở lên. Vậy chúng ta cần chuyển sang câu gián tiếp như thế nào?

TH 1: Cả 2 câu đều là nguyên nhân hoặc 1 câu nguyên nhân, 1 câu kết quả

- Chúng ta sử dụng because/so để làm liên từ

Ví dụ: “Don’t tell me to do that. I don’t like it “

=> He asked me not to tell him to do that because he did not like it.

TH 2: Cả 2 câu nối tiếp ý nghĩa nhau

- Chúng ta sử dụng and added that 

Ví dụ: “ I miss my mother. I will visit her tomorrow.”

=> She said that she missed her mother and added that she would visit her the next day.

TH 3: Cả 2 câu khác nhau (không có mỗi liên hệ hay liên kết nhau)

- Chúng ta sử dụng chuyển mỗi vế về dạng gián tiếp một cách riêng biệt và nối nhau bằng chữ and.

Ví dụ 1: “This is my book. Don’t take it away.”

=> She said that was her book and told me not to take it away.

Ví dụ 2: “Tomorrow is my birthday. Do you remember that?”

=> She said that the next day was her birthday and asked me if I remembered that.

6. Câu gián tiếp dạng câu điều kiện

Câu điều kiện loại 1

- Chúng ta lùi thì nhưng không bỏ chữ và vẫn giữ chữ if.

Ví dụ: He said” If I have much money, I’ll travel around the world.”

=> He said (that) If he had much money, he would travel around the world.

Câu điều kiện loại 2, 3

- Chúng ta không lùi thì, không bỏ chữ và vẫn giữ chữ if.

Ví dụ: ”If I had two wings, I would fly everywhere”,he said

=> He said If he had two wings, he would fly everywhere.

Tất tần tật kiến thức về câu tường thuật

Bài tập luyện nhớ kiến thức câu bị động nâng cao

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp