Giáo dục con cái là một quá trình đòi hỏi rất nhiều tâm sức. Thế nhưng khi lớn lên, trẻ thay đổi và mọi thứ không hề như bạn mong. Vậy bạn có tự hỏi: Tại sao con vẫn thất bại dù giáo dục rất kĩ?

Trường hợp nào nên lựa chọn ly hôn để các bên hạnh phúc?

Trường hợp nào nên lựa chọn ly hôn để các bên hạnh phúc?

Ly hôn là một trong những quyết định cực kỳ quan trọng đối với một gia đình. Nó đồng thời cũng chính là bước ngoặt lớn nhất ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần và...

1. Giáo dục kỹ nhưng lại quá nuông chiều

Nhịp sống hiện đại, khi mà khả năng kinh tế của mỗi gia đình có phần được nâng cao, nhiều cha mẹ chọn cách thả lỏng trong việc chi tiêu cho con cái. Đầu tư cho con học trường đắt tiền nhất, thiết bị học tập tân tiến nhất,... đáp ứng hầu hết mọi nguyện vọng của con.

Thế nhưng việc đáp ứng về vật chất không giới hạn lại dần gây ra cho con tính ỷ lại và có quan niệm sai lệch về đồng tiền.

Cho con có được chất lượng giáo dục tốt, đắt tiền không có nghĩa là bạn đã để mọi trách nhiệm cho người phụ trách riêng. Và đôi khi chất lượng giáo dục tốt không chỉ nằm ở giá thành. Trẻ có được tư duy thế nào, các tính cách ra sao phụ thuộc vào toàn bộ quá trình trẻ được hưởng sự giáo dục trong mọi môi trường: gia đình, trường học, xã hội,... 

Cha mẹ có dạy dỗ bao nhiêu đạo lý, nhưng con cái vẫn được nuông chiều quá mức, dễ dàng được xuôi theo ý thích của chúng thì chúng cũng cảm thấy không biết trân trọng. Nuông chiều quá mức mang lại rất nhiều những nguy cơ rình rập, và đó cũng chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc thật bại trong tương lai của con sau này.

Tại sao con vẫn thất bại dù giáo dục rất kĩ? - Ảnh 1

Nuông chiều quá mức mang lại rất nhiều những nguy cơ, cũng nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc thật bại trong tương lai của con sau này

2. Quá coi trọng thành tích, danh vọng

Giáo dục con cái cần có sự tinh tế, khéo léo nhất định. Buông lỏng quá sẽ khiến con dễ sa ngã nhưng quá nghiêm khắc cũng khiến con rất áp lực. Việc quá coi trọng vào thành tích hay danh vọng sẽ nuôi ra lòng ganh đua, tính hiếu thắng tiêu cực cho con. Ngoài ra quá quan tâm vào “bộ mặt” cũng sẽ khiến trẻ dễ sĩ diện hão, đua đòi quá quắt. 

Coi trọng thành tích, danh vọng bản chất không xấu. Thế nhưng biến thể của chúng gây ra những hệ lụy không ngờ. Con có thể vì quá áp lực mà trở nên xấu tính thậm chí gây ra tâm lý chống đối. Nếu muốn giáo dục con về sự cố gắng, hãy cho con biết ngoài tính cạnh tranh thì con cũng cần biết về các tính như công bằng, khiêm tốn, kiên trì,...  Tránh việc giáo dục không toàn diện dẫn đến thất bại cho con trong tương lai về sau.

Tại sao con vẫn thất bại dù giáo dục rất kĩ? - Ảnh 2

Việc quá coi trọng vào thành tích hay danh vọng sẽ nuôi ra lòng ganh đua, tính hiếu thắng tiêu cực cho con

3. Sử dụng giáo dục quá nghiêm khắc

“Nghiêm sư xuất cao đồ”, nhưng trong giáo dục con cái thì không hẳn như vậy. Đồng ý việc xây dựng lề thói, tính nết của trẻ dựa vào các luật lệ cha mẹ truyền dạy, nhưng hễ cứ trẻ làm sai là lại trách phạt không phải phương pháp hay. Nhiều phụ huynh lại dựa cớ “Thương cho roi cho vọt” mà sử dụng bạo lực, bạo lực lạnh với con. Đây là một hành vi vô cùng đáng lên án. Bởi lẽ các dạng bạo lực đều sẽ là tổn thương sâu sắc đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Những đứa trẻ lớn lên với vết thương bạo lực từ gia đình thường có sự thiếu hụt về nhân cách, tư duy vì phải chịu đựng quá nhiều. Những hành động xử phạt mạnh như mắng chửi, bỏ đói, cô lập bé trong phòng kín,.. đều được xem như hành động ngược đãi, mang lại tổn thương rất lớn cho trẻ. Những minh chứng khoa học cho thấy nhiều trường hợp người đã trưởng thành có hành vi nổi loạn, phạm tội đều phần lớn xuất thân từ những môi trường hết mức nghiêm khắc. 

Cha mẹ cần biết xử phạt phân minh, và các phương pháp cần xử lý hợp lý mà không lạm dụng bạo lực, bạo hành với trẻ. Bằng không khi trẻ có xảy ra những hậu quả không tốt trong tương lai, chính cha mẹ sẽ lại là người hối hận nhất.

Tại sao con vẫn thất bại dù giáo dục rất kĩ? - Ảnh 3

Cha mẹ cần biết xử phạt phân minh, và các phương pháp cần xử lý hợp lý mà không lạm dụng bạo lực, bạo hành với trẻ

4. Cái gì cũng “làm thay” con

Một trong những điều gây thất bại trong việc giáo dục con cái trong tương lai là thay con làm mọi việc. Mỗi người là một cá nhân độc lập, và bạn không thể “làm thay” con mọi việc cả đời được. Tính ỷ lại sẽ ăn mòn tương lai của trẻ. 

Thuở ấu thơ, khi trẻ chưa biết cách hoạt động độc lập cơ bản ra sao, bạn sẽ làm thay trẻ để trẻ học hỏi. Nhưng khi trẻ đã dần có ý thức của riêng chúng, bạn cần chấm dứt ngay tình trạng “làm thay” để trẻ có được tính độc lập. Nhiều trường hợp trẻ vì quá được bao dung, lúc nào cũng có người “làm thay” cho mình nên dễ sinh hư, lười biếng. Khi lớn lên trẻ sẽ khó có tính độc lập, tự chủ của bản thân. Đôi khi, trẻ thậm chí đánh mất cả khả năng tự đưa ra chính kiến của bản thân do quen với việc được “đặt đâu ngồi đó”.

Trẻ cần biết tự tắm, tự nấu ăn, tự thu xếp đồ đạc - thời gian,... để xây dựng tính độc lập cho riêng mình. Đừng để con bạn vì sự bao dung của bạn mà trở thành đứa trẻ thụ động, “gì cũng không biết”.

Tại sao con vẫn thất bại dù giáo dục rất kĩ? - Ảnh 4

Khi trẻ đã dần có ý thức của riêng chúng, bạn cần chấm dứt ngay tình trạng “làm thay” để trẻ có được tính độc lập

5. Không cho con có nhiều trải nghiệm, thất bại

Có nhiều cha mẹ vì quá thương con, vô tình tạo ra đứa trẻ được bảo bọc quá mức. Thế nhưng nếu muốn tập đi, đứa trẻ nào cũng khó tránh khỏi việc vấp ngã. Đường đời cũng như vậy, trẻ buộc phải trải qua vài lần thất bại trong một việc gì đó thì mới có trái ngọt về sau. 

Có nhiều cha mẹ cũng có tiêu chuẩn kép, ví dụ như: muốn con có cơ thể khỏe mạnh, cường tráng nhưng không cho phép trẻ gặp phải chấn thương khi tham gia hoạt động thể thao, cuối cùng lại cấm con không được tham gia hoạt động đó nữa.

Bạn nên nhớ rằng: Bạn không thể bảo bọc con bạn cả đời. Và mỗi đứa trẻ lớn lên phải có được trải nghiệm về sự thất bại, từ đó học được cách đừng dậy và tiếp tục kiên trì. Thay vì cấm đoán con, bạn nên học cách buông tay đúng lúc để trẻ gặt hái được nhiều kinh nghiệm cho chính trẻ.

Tại sao con vẫn thất bại dù giáo dục rất kĩ? - Ảnh 5

Có nhiều cha mẹ vì quá thương con, vô tình tạo ra đứa trẻ được bảo bọc quá mức

6. Không làm gương cho con

Đây là một câu hỏi quan trọng: Bạn đã là gương tốt cho con cái của bạn chưa? Bạn giáo dục con rất kỹ, cho con môi trường, trang thiết bị, dinh dưỡng,... tốt nhất. Nhưng bạn quên mất rằng chính bản thân bạn mới chính là hình mẫu gần nhất của con cái.

Bạn dạy con bạn tránh xa thói hư tật xấu, nhưng bạn lại có những thói xấu không bỏ: hút thuốc, về khuya, nóng tính, bạo lực,... Bạn dạy con bạn học tập đức tính tốt, nhưng vẫn giữ thói tục miệng, đanh đá,... Bạn nên nhớ rằng con trẻ là tờ giấy trắng, và chúng nhìn bạn như nhìn một tấm gương, học tất cả từ tính tốt đến tính xấu bạn có. Dĩ nhiên là “nhân vô thập toàn”, không ai là hoàn toàn hoàn hảo. Nhưng bạn cần nhớ rằng: Khi bạn muốn nuôi dưỡng con cái trở nên tốt đẹp, chính bạn cũng cần hoàn thiện hóa bản thân. Đừng để con cái chê trách bạn rằng: “Cha mẹ có làm được đâu sao lại bắt con làm được?”. 

Tại sao con vẫn thất bại dù giáo dục rất kĩ? - Ảnh 6

Đừng quên mất rằng chính bản thân cha mẹ mới chính là hình mẫu gần nhất của con cái

> Can thiệp quá nhiều vào quyết định của con trẻ sẽ gây ra điều gì?

> TOP 5 điều cha mẹ cần chú ý để tránh hủy hoại cuộc đời trẻ

Thanh Phương - Kênh Tuyển Sinh