Sự kiện HOT: TUYEN SINH 2012TUYỂN SINH 2012THÔNG TIN TUYỂN SINH 2012

Xem ngay: Điểm chuẩnđiểm chuẩn đại họcĐiểm thiđiểm thi đại học

Tin liên quan:

 

Làm sao để có sức khỏe tốt để học thi, nên chọn ngành nghề theo sở thích hay theo định hướng của cha mẹ, học bài thế nào cho mau thuộc, dễ nhớ, làm sao giữ được bình tĩnh khi làm bài thi. Các vấn đề này sẽ được các chuyên gia tâm lý, dinh dưỡng giải đáp tại khu vực tư vấn tâm lý, hướng nghiệp, sức khỏe.

ban tu van mua thi, suc khoe mua thi, tam ly thi sinh, dam bao suc khoe, tu van tuyen sinh, ngay hoi tu van

Ban tư vấn sức khỏe mùa thi - gỡ rối tâm lý - hướng nghiệp trả lời thắc mắc của thí sinh và phụ huynh - Ảnh: Tiến Thành

 

* Mùa thi, cần ngủ như thế nào để đảm bảo sức khỏe và học tốt?

- TS BS Trần Thị Minh Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM: Ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi đêm và giấc ngủ phải đủ sâu. Thường khi học bài, quá lo lắng các em ngủ không yên, giấc ngủ chập chờn. Khi nào buồn ngủ, cứ ngủ và để đồng hồ báo thức sáng dậy sớm học tiếp. Như vậy có thể ngủ không nhiều nhưng mình sẽ có giấc ngủ sâu. Tốt nhất hãy ngủ cho sâu, sau đó học tiếp, tập thói quen ngủ chợp để lấy lại tỉnh táo.

* Em thấy sức mình khó vào ĐH nhưng người thân muốn vào ĐH. Vậy phải làm sao?

- TS Nguyễn Toàn: Tôi rất khen em đã trung thực, thẳng thắn với năng lực bản thân mình. Biết mình là ai là yêu tố đầu tiên đẩ thành công. Như thầy Đức nói, nếu bản thân người học học nghiêm túc, các trường dạy đúng chương trình, các em hoàn toàn có việc làm tốt sau khi tốt nghiệp. Các trường nghề chúng tôi nhận được đơn đặt hàng của nhiều công ty lớn. Chúng ta cần bổ sung kiến thức ngoại ngữ, kỹ năng sống để dễ thành công hơn.

* Em nghe nói ngành marketting rất cần áp lực, đòi hỏi cao mà em sợ áp lực. Vậy làm sao để thích hợp với ngành này?

- TS Nguyễn Thị Bích Hồng: “Em nghe nói” nghĩa là em cũng chưa tìm hiểu kỹ cái gọi là “áp lực cao” của ngành này phải không? Nỗi lo của em vẫn còn mơ hồ. Nên hỏi thêm những người đã học ngành này hoặc đang làm trong lĩnh vực này, trên cơ sở đó so sánh bản thân mình xem mình có thể thích hợp không.

* Trong mùa thi nên ăn thực phẩm nào để tập trung cao?

- TS BS Trần Thị Minh Hạnh: trong mùa thi, các em lo học mà hay quên ăn và ngủ. Sức khỏe là vàng, phải quý nó. Không phả đến kỳ thi mới lo sức khỏe. Não của mình cần đường tạo năng lượng cho não, đường này từ các chất tinh bột, phải ăn đủ bữa, không bỏ bữa để đảm bảo đủ tinh bột. Nếu sáng ăn không đủ hoặc không ăn có thể bị hạ đường huyết vào cuối giờ buổi sáng.

Thứ hai, chúng ta cần chất béo, nên ăn cá tốt cho não. Thứ ba, chất đạm tạo chất dẫn truyền thần kinh, nên ăn đủ thịt cá, trứng sữa. Các em cũng lưu ý ăn đầy dủ thức ăn có chất sắt, I ôt. Rau và trái cây cung cấp vitamin và chất khoáng giúp hoạt động não bộ sẽ tốt hơn. Nếu vì học thêm nhiều, không ăn đúng bữa, trong cặp nên có những thức ăn nhẹ như sữa, trứng gà luộc, đậu phộng luộc. Nếu nhịn ăn, thiết chất dinh dưỡng không thể nhớ bài.

Sức khỏe phải được bồi bổ từ bây giờ chứ không đợi đến ngày thi. Bên cạnh đó, cần lưu ý vận động, thể dục để đỡ mỏi mệt.

* Con tôi học bài quá khuya, để chống buồn ngủ, cháu hay đeo tai phone để nghe một âm thanh nào đó cho đỡ buồn ngủ. Cháu hay yêu cầu tôi mua thuốc bổ thần kinh, uống nhiều có tốt không?

- TS BS Trần Thị Minh Hạnh: Khi mình ngủ, tất cả các tế bào thần kinh sẽ được “sắp xếp” lại. Một giấc ngủ đày đủ sáng ra mắt sáng long lanh, minh mẫn. Thức khuya ảnh hưởng đến ngày hôm sau. Khoảng 12g, não mệt lắm rồi. Để giảm buồn ngủ nên có hoạt động thể lực để máu lưu thông. Giữa gờ học nên có nghỉ giải lao, đi bộ chẳng hạn để có oxy lên não sẽ đỡ buồn ngủ hơn. Giữa giờ học có thể chợp mắt 5-10 phút, tập cho não mình nghỉ ngơi để sau đó não làm việc tốt hơn.

Khi học thi, các em hay ăn qua loa, phụ huynh nên giúp các em có sẵn các thức ăn nhanh trong tủ lạnh và bỏ trong cặp. Tuổi các em ăn sáng một ổ bánh mì là chưa đủ, nên tăng cường sữa tươi, có thể 3-4 ly mỗi ngày, sữa đậu nành, đậu phộng luộc hay trái cây đều tốt chứ không nên ăn bánh kẹo.

Vừa học vừa đeo tai phone sẽ không tốt, vì não sẽ phải nghe âm thanh tai phone vừa phải tiếp nhận kiến thức bài học, sẽ bị nhiễu.

- TS Nguyễn Thị Bích Hồng: Hãy để cho cháu học theo đúng sức của mình, chúng ta xem con mình có ưu điểm, học tốt môn nào. Cha mẹ phải chấp nhận con mình có thể trội môn này nhưng môn khác chỉ trung bình. Hãy để con mình học tự nhiên, thoải mái, từ đó để ý những cá tính khác của con (khả năng ngôn ngữ, giao tiếp… ) để xem thử con mình có thể hợp ngành nghề nào, cho con mình tìm hiểu những ngành có thể hợp với con. Song song đó, nên mở rộng cho con tìm hiều những ngành nghề khác từ công việc hàng ngày (ví dụ như đi siêu thị, tìm hiểu công việc của nhân viên bán hàng, đi ngân hàng có thể tìm hiểu công việc của nhân viên ngân hàng…).

* Ngành CNTT có rất ít nữ theo học. Cơ hội việc làm ngành này như thế nào?

- TS Nguyễn Toàn: Hầu hết các ngành nghề đều không có ranh giới giữa nam và nữ nếu bản thên chúng ta đủ khả năng với ngành nghề đó. Khi tốt nghiệp ngành này các em có hiểu biết tổng quát về khoa học máy tính, ngô ngữ lập trình, các phần mềm… Nếu các em thích và tự tin thi đậu vào ngành đó, không có rào càn nào cả.

- Th.S Lê Thanh Đức: không có ranh giới giữa nam và nữ khi chọn nghề. Các em nữ có ưu thế học hai nghề hệ thống thông tin và lập trình quản lý.


* Em tôi sẽ thi ĐH năm nay, nhưng hiện chưa quyết định chọn trường nào. Vậy nên định hướng em chọn một trường điểm thấp để dễ đậu hay cứ thi vào trường có danh tiếng, nếu rớt sẽ luyện thi lại?


- TS Nguyễn Toàn: Nên hỏi lại em mình yêu trường hay yêu ngành yêu nghề? Chúng ta không chọn trường vì cái danh của trường đó. Đi thi vào các trường ĐH, CĐ như đi vào “cuộc chiến”, biết mình biết người sẽ trăm trận trăm thắng. Mình cần biết ngành nghề đó đào tạo gì, mình có hợp không, mình có đủ sức thi đậu và theo học trường đó được không. Có nhiều SV tốt nghiệp ĐH danh tiếng nhưng ra trường thất nghiệp, có người học trường bình thường lại có việc làm tốt. Đậu ĐH đã khó, học cho cho ra trường càng khó hơn và để có việc làm càng khó hơn nữa.


- TS Nguyễn Thị Bích Hồng: Nên xét lại gia đình mình tạo áp lực cho em mình đã thi là phải đậu, nên em mình hơi băn khoăn. Cũng có thể em mình chưa chuẩn bị kỹ bài vở hoặc so với bạn bè, thấy bạn học nhiều, em e dè sợ mình học chưa đạt. Gia đình nên có hỗ trợ em mình, nên tìm hiểu thông tin từ trường xem khả năng thực tế em mình có thể đạt hay không. Ngoài việc cân nhắc điểm chuẩn, cần tìm hiểu công việc từng ngành nghề cụ thể (ngành nghề đó làm việc như thế nào, có yêu cầu gì)… Nếu em thích có thể tập trung đầu tư vào nghề đó.

 

* Người ta nói nên thi vào ngành mình thích. Nhưng em thấy em thích nhiều ngành, vậy phải làm sao?

- TS Nguyễn Toàn: Vậy em nên ghi ra tất cả những ngành nghề mình thích rồi cân nhắc từng ngành trường nào dạy, điểm chuẩn bao nhiêu, mình có phù hợp với nghề đó không. Làm như vậy em sẽ tìm được ngành có thể phù hợp với mình nhất. Đừng nghe theo ai, đừng chọn nghề vì người khác, phải tự mình chọn nghề cho mình.

- TS Nguyễn Thị Bích Hồng: nên chọn ngành nghề mình có lợi thế nhất (trường có gần nhà không, mình có sở trường với ngành đó không, sức học mình có hợp không). Làm được như vậy, em chọn nghề không phải vì nghe bạn bè rủ rê mà vì mình đã tìm hiểu đủ. Nên lắng nghe lời khuyên của cha mẹ nhưng xin cha mẹ cho mình quyết quyết định.

* Học vào giờ nào đạt kết quả tốt nhất?

-TS BS Trần Thị Minh Hạnh: giờ học tốt nhất vào buổi sáng vì lúc đó đầu óc minh mẫn nhất. Buổi tối nên dành để ôn lại bài. Chúng ta nên học khoảng 45 phút, nghỉ 5-10 phút đi ra ngoài thư giãn và cũng để máu lưu thông, não sẽ làm việc tốt hơn. Khi làm bài nếu “bí”, nên ngừng lại thư giãn, khi quay lại não làm việc tốt hơn, có thể làm được bài.

 

* Em đã xác định được ngành nghề cho mình nhưng người lớn không ai ủng hộ mình hết. Em sợ nếu mình cương quyết làm theo ý mình sau này gặp khó khăn không ai ủng hộ. Ngược lại, học ngành khác em không thích. Xin nói thêm em muốn học trường sân khấu điện ảnh, ngành đạo diễn.

- TS Nguyễn Thị Bích Hồng: Em có biết tại sao ba mẹ không ủng hộ sự chọn lựa của mình. Đầu tiên, hãy xin ba mẹ nêu lý do vì sao cha mẹ không ủng hộ. Em phải có thông tin để có thể phản biện, trấn an cha mẹ. Nên có thái độ cầu thị, lắng nghe và khéo léo thuyết phục. Em muốn làm đạo diễn, nếu không thuyết phục được cha mẹ, làm sao sau này thuyết phục diễn viên và khán giả. Hãy xem đây là một bài tập cho mình, nếu em nói có sức thuyết phục, cha mẹ sẽ lằng nghe.

Em cũng đừng tạo áp lực là mình sẽ thành công. Có thể quyết định hôm nay của mình chưa đúng, chưa phù hợp, sau này mình chỉnh sửa. Người lớn cũng có thể chọn lựa sai. Nhưng em nên tìm hiểu kỹ trước khi chọn nghề, mình biết vì sao mình chọn nghề đó và cố gắng hết sức để đạt kết quả tốt nhất.

-TS.BS Trần Thị Minh Hạnh: Vì sao gia đình khuyên em đi ngành khác? Vì gia đình là người lớn, có kiến thức, hiểu xã hội hơn. 18 tuổi, tuy đã lớn nhưng nên chọn vì mơ mộng, vì cái danh. Em có biết những cản ngại, khó khăn, thách thức thực tế nghề đó như thế nào. Giữa ước mơ của mình và thực tế công việc đôi khi rất khác nhau.

TS Nguyễn Toàn: tôi thích nguyên tắc tự mình quyết định tương lai cho mình. Rất ít chúng ta, khi cha mẹ và con cái bất đồng rất ít khi ngồi lại với nhau. Cha mẹ áp đặt kiểu “ không nghe người lớn đừng nhìn mặt cha mẹ”, còn cao cái lại cho rằng “ ha mẹ cổ xưa, lạc hậu”. Xung đột này làm hạn chế rất nhiều cơ hội thành công của mỗi người.


Khi tìm hiểu yêu cầu ngành nghề, mình có điểm mạnh gì để theo ngành đó không? Hãy liệt kê những điểm mạnh của mình, kễ cả điểm yếu để trình bày với cha mẹ. Cuối cùng, nên cân nhắc đến nguy cơ ngành nghề, áp lực ngành nghề đó (đặt biệt ở nghề đạo diện), điều kiện gia đình có đủ để mình theo nghề không?

 

* Học một mình không tập trung được, học nhóm tốt hơn không? Học nhóm thì học bao nhiêu người thì tốt? Mùa thi phải học quá nhiều bài, vừa học bài vừa giải bài tập, học nhiều quá gần thi có phát điên không? Ngành công nghệ môi trường ở Việt Nam có nhiều cơ hội việc làm không?

- TS Nguyễn Thị Bích Hồng: Học nhóm yêu cầu phải có kỹ năng tương tác, biết lắng nghe, xử lý thông tin của các bạn thành thông tin của mình. Cũng cần có khả năng trao đổi chứ không phải ai nói gì mình cũng nghe theo. Nếu học nhóm, nên có một nhóm ăn ý, có nhóm trưởng cho từng môn để người đó có kế hoạch ôn tập tối ưu cho cả nhóm. Khi học quá nhiều môn nên xen kẽ các môn, xen kẽ giữa học bài và làm bài tập. Cũng nên lưu ý ăn uống đầy đủ để có sức khỏe.


- TS BS Trần Thị Minh Hạnh: Cũng có người học nhiều quá phát điên. Chúng ta nên có thể dục thể thao xen kẽ học. Khi học nhóm, sẽ có lợi hơn học một mình nhưng nhóm khoảng 3 người là vừa.

 

* Mùa thi, không chỉ có tụi em mà phụ huynh đang rất lo lắng. Vì quá lo lắng nên cha mẹ gây áp lực hơn nữa cho con: sao không học gì hết vậy, sao nghe nhạc, xem phim nhiều quá? Làm sao để cha mẹ an lòng, không quá lo về việc học của em? Em thấy mình sắp xếp thời gian chưa hợp lý, vậy sắp xếp thời gian như thế nào cho hợp lý?

- TS Nguyễn Thị Bích Hồng: Em nên tự lập thời khóa biểu cho mình, ghi ra tất cả những việc mình cần làm (ăn, ngủ, nghỉ ngơi, đi dạo, thể thao, học bài, làm bài tập… ). Sau đó, trình bày thời khóa biểu của mình cho cha mẹ xem, nếu cha mẹ thấy con mình học có kế hoạch cuộc sống, sẽ an lòng, không lo lắng.

- TS BS Trần Thị Minh Hồng: Chúng ta không nên giải trí kiều ngồi một chỗ, không nên xem phim bộ, phim kinh dị, phim hành động sẽ gây căng thẳng hơn cho não. Thay vào đó có thể đi bộ, nghe nhạc nhún nhẩy, giảu trí khoảng 15 phút. Nếu mình coi phim cả tiếng đồng hồ, cha mẹ sẽ lo lắng. Nhiều em còn hoang phí thời gian.


Khi ngồi ở lớp không nên nghỉ chuyện khác, nên tập trung cao độ trong giờ học ở lớp, có thể nắm dàn bài tại lớp, về nhà đỡ mất thời gian. Khi học bài cũng nên trung thực, học thật sự chứ không phải ngồi vào bàn mà đầu óc nghĩ chuyện khác. Nên tập trung hơn, đó là cách sử dụng thời gian hợp lý.

 

* Gia đình em không giàu, chỉ đủ ăn thôi. Em sợ khi vào ĐH em không có chi phí trang trải cho việc học. Có cách nào để em đỡ phải lo lắng chuyện tiền bạc để tập trung vào học tập?

- TS Nguyễn Thị Bích Hồng: Em lo lắng về những khó khăn nhưng không từ bỏ ước mơ của mình, đó là điều đáng quý ở em. Nhiều SV cô đang dạy đang tự khắc phục khó khăn, vừa làm vừa học, có bạn tranh thủ làm trong hè, trong dịp tết… Em cũng có thể tham khảo tấm gương để thu xếp thời gian vừa làm vừa học.

Trong cuộc sống cần phát huy tất cả sức mạnh mình có được. Không chỉ sức mạnh của chính mình mà còn biệt cách kêu gọi sự giúp đỡ của người khác. Trong xã hội có nhiều người từng khó khăn sẽ chia sẻ những khó khăn trước mắt của em.

- TS Nguyễn Toàn: hiện nay có chủ trương cho SV nghèo vay vốn học tập. Các trường đều có quỹ học bổng, nếu em học khá giỏi trở lên ở trường công lập sẽ có cơ hội nhận học bổng, mức học bổng ngang bằng mức học phí. Nhiều doanh nghiệp cũng về trường trao học bổng cho những SV có nỗ lực. Đi làm để trang trải học tập cũng tốt nhưng nên lưu ý: vì làm thêm quá nhiều có thể dẫn đến việc không hoàn thành chương trình, nhiễm thói hư tật xấu…

 

* Em đã định ngành nghề này nhưng khi làm trắc nghiệm em phát hiện mình phù hợp ngành khác. Em không được gần cha mẹ bảy năm nay, em không có ai để chia sẻ ước mơ nghề nghiệp. Mong ban tư vấn cho em lời khuyên.

- TS Nguyễn Thị Bích Hồng: Ban tư vấn chia sẻ với những thiệt thòi của em. Không được gần cha mẹ nhưng em nên vui vì xung quanh có nhiều người sẵn sàng đóng vai trò cha mẹ để chia sẻ với em. Trắc nghiệm ngành nghề có thể chưa chính xác vì có thể mình trả lời chưa trung thực. Kết quả trắc nghiệm nên xem như yếu tố tham khảo.

Quan trọng nhất là em phải tìm hiểu thông tin ngành mình thích, công việc đó đòi hỏi gì, gia đình mình có điều kiện phù hợp không. Mỗi người có thể đáp ứng một số ngành nghề chứ không phải một nghề duy nhất. Tốt nhất nên cân nhắc để chọn ngành mình có ưu thế nhất, tốt nhất với mình trong giai đoạn này.

 

* Em là một HS khuyết tật giọng nói, được miễn các môn thể dục, quốc phòng, khi đi thi có gặp khó khăn gì không?

- TS BS Trần Thị Minh Hạnh: Bạn bị khuyết tật nhưng nếu học được sẽ đi thi được. Vào  phòng thi nên bình tĩnh sẽ làm bài tốt. Bạn nên tăng cường những vận động mình có thể làm để tốt hơn não.

 

* Em muốn học ngành công nghệ sinh học, đã tìm hiểu ở những anh chị đang học và đã đi làm nhưng người lớn khuyên nên chọn ngành khác vì ngành này công việc bấp bênh, ở Việt Nam ngành này chưa phát triển?

- TS Nguyễn Toàn: Nếu em đã tìm hiểu kỹ ngành này nên mạnh dạn theo đuổi. Công việc ngành này là ứng dụng các kiến thức sinh học ứng dụng vào cuộc sống, từ thực phẩm đến cấy mô, giống cây trồng… Đây là một ngành nghề của tương lai, rất hot, sẽ phát triển trong tương lai.

 

- TS BS Trần Thị Minh Hạnh: trong ngành y cũng có nhiều ứng dụng của lĩnh vực công nghệ sinh học như làm màng nhĩ nhân tạo chẳng hạn… Nếu bạn thích ngành này và được học ở nước ngoài sẽ có cơ hội việc làm rất tốt.

ĐIỂM CHUẨNĐIỂM CHUẨN ĐẠI HỌCĐIỂM THIĐIỂM THI ĐẠI HỌC