Tin liên quan

>> Tốt nghiệp thủ khoa vẫn thất nhiệp như thường

>> Giảng viên trái ngành

>> Cử nhân làm công nhân

Học KHXH để làm... thư ký văn phòng

Trong quá trình học tập, sinh viên nên kết hợp học thêm một số chuyên ngành kinh tế, quản trị, marketing… mới mong có cơ hội!

Lượng thí sinh thi vào các ngành khoa học xã hội (KHXH) trong các năm gần đây không nhiều và bị lép vế hẳn so với các khối ngành kinh tế tự nhiên hay kỹ thuật. Điều này tạo nên sự mất cân bằng đáng kể trong cơ cấu ngành nghề của xã hội, dẫn đến tình trạng có những ngành thừa nhân lực dẫn tới tỉ lệ thất nghiệp cao, trong khi một số nhóm ngành khác thì thiếu nhân lực có chất lượng.

 

Sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành, Ngành dễ xin việc, Ngành Lao dông xã hội, tuyển sinh, thông tin tuyển sinh

Mòn mỏi tìm việc làm

NHL - hiện là học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền chia sẻ nguyên nhân mình không có ý định thi vào khối ngành KHXH là do “khó nhìn thấy cơ hội việc làm trong tương lai khi học ngành KHXH”. Đồng ý kiến với L., bạn LTMT - hiện là sinh viên ngành văn hóa học (Trường ĐH KHXH&NV) cũng cho biết mình chọn đại ngành để học vì lúc đó cũng chưa rõ ngành này nó thế nào.

Thực tế cho thấy trừ ngành báo chí truyền thông là có định hướng nghề nghiệp cụ thể nhất, còn lại sinh viên (SV) các ngành học khác thuộc khối KHXH đều thường xuyên băn khoăn: “Học xong ra trường sẽ làm gì?”.

T. tốt nghiệp ngành sử (ĐH Khoa học Huế) cho biết cô đang nộp hồ sơ, ôn thi công chức vào vị trí chuyên viên phụ trách lĩnh vực văn hóa-xã hội của UBND huyện Cam Lộ (Quảng Trị). Theo T., vị trí mà cô nộp hồ sơ thi tuyển gồm hai chỉ tiêu cho ngành văn và sử nên cô hy vọng mình sẽ có cơ hội để trở thành công chức. Tuy nhiên, T. tỏ ra rất băn khoăn vì ngành học của mình hoàn toàn trái với công việc đang ứng tuyển, vì ở trường chỉ dạy kiến thức xã hội chung chung chứ không đi vào chuyên môn cụ thể. Dù đã hao công, tốn của bốn năm ăn học nhưng T. thẳng thắn thừa nhận: “Ngành học mà em vừa tốt nghiệp rất khó xin việc”. Do đó, cô đã có ý thức “phòng thủ” bằng cách học thêm văn bằng hai (ngành luật) để có thêm cơ hội tìm kiếm việc làm.

T. cũng cho hay hiện chỉ có vài người trong số 100 bạn học cùng chuyên ngành với cô tìm được việc làm. Số còn lại học thêm chứng chỉ sư phạm để xin dạy hợp đồng tại các trường ở xã hoặc tìm việc làm thêm, trong thời gian học thêm văn bằng khác để tìm kiếm cơ hội việc làm.

Nhà tuyển dụng: Tuyển để đào tạo lại!

Thông tin từ phía SV là vậy, tuy nhiên theo kết quả khảo sát của Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và Phát triển nguồn nhân lực (ĐH KHXH&NV TP.HCM) qua số thư tuyển dụng từ các doanh nghiệp (DN) gửi tới, có đến 358 đơn vị có nhu cầu tuyển dụng với 2.522 đầu việc trong một năm. Theo đánh giá của TS Nguyễn Đức Lộc - Phó Giám đốc trung tâm, có thể nhận thấy nhu cầu tuyển dụng đối với nhóm ngành KHXH như vậy là cao. Đặc biệt nhu cầu tuyển dụng lao động ngành KHXH không chỉ từ các nhóm ngành dịch vụ mà còn ở nhóm ngành kỹ thuật và kinh tế. Theo lý giải của ông Lộc, đó là do “kiến thức của ngành KHXH dao động ở phạm vi rộng”.

Trong khi đó, bà Trần Thùy Trâm, Giám đốc Dịch vụ tìm kiếm và tuyển dụng quản trị viên, Công ty Cổ phần Le&Associates (L&A), thẳng thắn: Nhu cầu tuyển dụng nhân sự đối với ngành KHXH hiện rất nhỏ giọt. Nguyên nhân là do các DN đang thắt chặt theo hướng tối ưu hóa các vị trí cần nhân sự có chuyên môn rõ ràng. Trong khi đó, ngành KHXH lại đào tạo kiến thức hết sức chung chung nên khó áp dụng trong thực tế quản trị tại DN.

Tuy nhiên, SV ngành KHXH vẫn có thể tìm kiếm cơ hội việc làm trong lĩnh vực nhân sự (nhân viên văn phòng, hành chính) và tư vấn tâm lý (ngành xã hội học).

Từ thực tế của nhà tuyển dụng, ông Phạm Văn Chính, Giám đốc nhân sự, truyền thông United Pharma, cũng chia sẻ: “Thực tế các công ty vẫn tuyển SV ngành KHXH nhưng chủ yếu làm nhân viên hành chính, thư ký cho các phòng ban, bộ phận. Trong môi trường học việc, cọ xát thực tiễn này họ sẽ dần dần trưởng thành để thăng tiến trong nghề nhân sự. Ngoài ra, một số công ty có tiềm lực sẽ dành thời gian đào tạo, huấn luyện để những nhân sự trái ngành này có cơ hội hiểu biết sâu hơn về chuyên môn, thực tế công việc đang vận hành tại DN”.

Cơ hội nhiều nhưng cần biết nắm bắt!

Trong khi các ngành thuộc khối kỹ thuật, kinh tế hay một số ngành KHXH như báo chí truyền thông thiên về đào tạo nghề cụ thể, ngay từ khi bắt đầu học người học đã biết mình ra trường sẽ làm công việc nào thì đa số các ngành KHXH như nhân học, xã hội học, văn hóa học,… thiên về cung cấp kiến thức khoa học nền tảng với phạm vi rộng, vì vậy học một ngành nhưng có thể làm trong nhiều lĩnh vực nghề nghiệp khác nhau.

Thực tế cho thấy nếu SV ngành kỹ thuật khi ra trường chỉ có thể làm trong lĩnh vực mình được đào tạo thì SV các ngành KHXH có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực, vì hầu hết các công ty, DN đều cần các vị trí như nhân sự, thư ký, ngoại giao,… Dù vậy, việc phạm vi kiến thức rộng có cái lợi là tạo nhiều cơ hội, tuy nhiên cũng có điểm yếu là vì quá nhiều cơ hội khiến SV băn khoăn không biết mình sẽ làm gì. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến dư luận xã hội khi nhắc đến ngành KHXH thường nghĩ rằng sẽ khó tìm được việc làm.

TS NGUYỄN ĐỨC LỘC - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn hướng nghiệp và Phát triển nguồn nhân lực,
Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM

Nhu cầu tuyển dụng của DN không chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn được đào tạo ở nhà trường mà quan trọng hơn là các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết như ngoại ngữ, tin học, kỹ năng giao tiếp. Trong quá trình học tập, SV nên kết hợp học thêm một số chuyên ngành kinh tế, quản trị, marketing… thì hồ sơ của họ sẽ dễ thuyết phục nhà tuyển dụng hơn.

Ông PHẠM VĂN CHÍNH, Giám đốc nhân sự, truyền thông
United Pharma

 

 

Những tin tức đang được quan tâm:

Tuyển sinh - thông tin tuyển sinh - xét tuyển, tỉ lệ chọi

Điểm thi đại học - điểm chuẩn đại học - điểm thi

Kênh Tuyển Sinh (Phapluattp )