Để nghe tiếng Anh tốt, bạn cần có một quá trình luyện tập và học hành chăm chỉ, sự quyết tâm, cố gắng và kiên trì. Điều quan trọng bạn nên học cách phát âm cho chuẩn, nghe những ý chính, và chọn nguồn nghe tiếng anh tin cậy, nghe tiếng Anh thường xuyên và thường xuyên nâng cao vốn từ vựng. Với người học tiếng Anh, trong các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết thì kỹ năng nghe đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao khả năng phát âm và kỹ năng giao tiếp.

Học tiếng anh: Làm sao để rèn luyện kỹ năng nghe tiếng anh hiệu quả?

Học tiếng anh: Làm sao để rèn luyện kỹ năng nghe tiếng anh hiệu quả? Tại sao bạn nghe tiếng Anh chưa tốt? nhiều người học thường bỏ qua kỹ năng này mà tập trung vào ngữ pháp, đọc và từ vựng. Hãy cùng tìm hiểu những bí kíp để cải thiện kỹ năng nghe hiệu quả dưới đây!

1. Làm thế nào để nghe tốt tiếng Anh

Tưởng tượng xem, nếu sáng nào bạn cũng nghe một bài hát nào đó, thì dù thích hay không, bạn cũng sẽ thuộc hay nhớ vài câu trong bài. Ta hãy biến việc nghe tiếng Anh thành một thói quen và sở thích. Luyện nghe hàng ngày sẽ giúp bạn dần "thẩm thấu" tiếng Anh và thêm yêu ngôn ngữ này. Mỗi khi đến giờ kiểm tra nghe tiếng Anh, đầu bạn như muốn nổ tung vì không thể bắt kịp lời nói của người bản ngữ? Bạn tự hỏi làm sao để có thể khắc phục được tình trạng đó? Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn nâng cao kỹ năng nghe khi học tiếng anh và thêm yêu thích nghe tiếng Anh.

  • Nghe nhiều lần: Cùng một nội dung, bạn hãy nghe thật nhiều lần và cố gắng nghe được từng chữ trong bài. Sau đó bạn nhớ lại và tập đọc theo, dần dần bạn sẽ nhập tâm những câu nói đó và nhận ra chúng nếu gặp lại trong các bài sau. Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng những câu nói này thường xuyên trong giao tiếp hoặc các cuộc thảo luận để cải thiện cả kỹ năng nói.

Để phát triển kỹ năng nghe khi học tiếng anh, bạn nên tạo thói quen luyện nghe tiếng anh mỗi ngày

Để phát triển kỹ năng nghe khi học tiếng anh, bạn nên tạo thói quen luyện nghe tiếng anh mỗi ngày

  • Luyện nghe hàng ngày: Hãy dành mỗi ngày một ít thời gian cho việc nghe tiếng Anh. Tài liệu giúp bạn luyện tập rất phong phú, có thể là những bài hát, radio, bản tin, hay chương trình talkshow. Bạn có thể luyện nghe ngay khi đang làm việc nhà hay trên xe buýt. Bạn thử nghĩ xem, nếu sáng nào bạn cũng nghe một bài hát nào đó, thì dù thích hay không, bạn cũng sẽ thuộc hay nhớ vài câu trong bài. Vậy thì tại sao không biến nghe tiếng Anh thành một thói quen hàng ngày và dần dần "thẩm thấu" để nâng cao trình độ?
  • Khơi gợi hứng thú cho bản thân: Bạn nên tập trung nghe những nội dung mà bạn cần học, muốn tìm hiểu hay yêu thích, chẳng hạn như kinh doanh hay văn hóa. Trước hết, hãy nghe những tài liệu đơn giản, dễ nghe rồi nâng dần độ khó. Chọn nghe theo chủ đề yêu thích sẽ giúp bạn có thêm hứng thú và động lực tìm tòi, giúp bạn tiến bộ trong thời gian ngắn.

2. Phương pháp nghe tiếng anh hiệu quả

Bạn nên nhớ người ta không vô tình nói " Nghe, Nói, Đọc, Viết" theo thứ tự như vậy đâu. " Nghe, Nói, Đọc, Viết" là trình tự học tiếng anh tự nhiên nhất. Trẻ em học ngôn ngữ mẹ đẻ theo trình tự trên hiệu quả thì khỏi phải bàn rồi. Kỹ năng Nghe luôn là một trong số các kỹ năng còn yếu của sinh viên hiện nay. Khi bạn có thời gian chết sao bạn không luyên nghe tiếng anh nhỉ, rất thú vị đó. Đây là phương pháp luyện nghe của Thầy giáo biết 6 ngôn ngữ. Các bạn tham khảo nhé.

A. Nghe Thụ Động:

‘Tắm’ ngôn ngữ. Nghe không cần hiểu: Hãy nghe! Đừng hiểu. Bạn chép vào CD một số bài tiếng Anh. Mỗi bài có thể dài từ 1 đến 5 phút. Khi nào bạn ở nhà một mình, thì mở các bài đó ra vừa đủ nghe, và cứ lặp đi lặp lại mãi ra rả như âm thanh nền suốt ngày. Bạn không cần để ý đến nó. Bạn cứ làm việc của mình, đánh răng, rửa mặt, học bài làm bài, vào internet… với tiếng lải nhải của bài tiếng Anh. (thậm chí, trong lúc bạn ngủ cũng có thể để cho nó nói). Trường hợp bạn có CD player, USB player hay iPod, thì đem theo để mở nghe khi mình có thời gian. ví dụ: di chuyển lâu giờ trên xe, đợi ai hay đợi đến phiên mình tại phòng mạch.

Công việc ‘tắm ngôn ngữ’ này rất quan trọng, vì cho ta nghe đúng với từng âm của một ngôn ngữ lạ. Tai của chúng ta bắt rất nhanh một âm quen, nhưng loại trừ những âm lạ. Ví dụ: Nếu bạn nghe câu: ‘mặt trời mọc cánh khi chim voi truy cập chén chó’, một câu hoàn toàn vô nghĩa, nhưng bảo bạn lặp lại thì bạn lặp lại được ngay, vì bạn đã quá quen với các âm ấy. Nhưng khi một người nói một câu bằng chừng ấy âm (nghĩa là 11 âm/vần), trong ngôn ngữ bạn chưa từng học, và bảo bạn lặp lại thì bạn không thể nào lặp lại được, và bảo rằng… không nghe được! (Bạn có điếc đâu! Vấn đề là tai bạn không nhận ra được các âm!) Lối 'tắm ngôn ngữ' đó chỉ là vấn đề làm quen đôi tai, và sau một thời gian (lâu đấy chứ không phải vài ngày) bạn sẽ bắt được các âm của tiếng Anh, và thấy rằng âm ấy rất dễ nghe, nhưng hoàn toàn khác với âm Việt.

Đừng nản lòng vì lâu ngày mình vẫn không phân biệt âm: hãy nhớ rằng bạn đã tắm ngôn ngữ tiếng Việt ít ra là 9 tháng liên tục ngày đêm trước khi mở miệng nói được tiếng nói đầu tiên và hiểu được một hai tiếng ngắn của cha mẹ; và sau đó lại tiếp tục 'tắm ngôn ngữ' Việt cho đến 4, 5 năm nữa!

Nghe với hình ảnh động. Nếu có giờ thì xem một số tin tức bằng tiếng Anh (một điều khuyên tránh: đừng xem chương trình tiếng Anh của các đài Việt Nam, ít ra là giai đoạn đầu, vì xướng ngôn viên Việt Nam, phần lớn, nói rất gần với âm Việt Nam (kể cả pronounciation), nên mình dễ quen nghe, và từ đó lỗ tai mình lại hỏng, về sau lại khó nghe người bản xứ nói tiếng Anh - thế là phải học lại lần thứ hai!). Các hình ảnh đính kèm làm cho ta ‘hiểu’ được ít nhiều nội dung bản tin, mà không cần phải ‘dịch’ từng câu của những gì xướng ngôn viên nói. Bạn sẽ yên tâm hơn, sau khi nghe 15 phút tin tức, tự tóm lược lại, thì mình thấy rằng mình đã nắm bắt được phần chính yếu của nội dung bản tin. Và đây là cách thư hai để tắm ngôn ngữ. Tham khảo thêm bài viết về : 3 yếu tố quyết định kỹ năng nghe tiếng anh của bạn

B. Nghe chủ động.

  • Bản tin special english: Thu một bản tin, và nghe lại rồi chép ra nhiều chừng nào hay chừng nấy… nhớ là đừng tra cứu tự điển hay tìm hiểu nghĩa vội. Đoán nghĩa trong nội dung câu, và nhớ lại âm thanh của từ, hay cụm từ đó, sau này tự nó sẽ rõ nghĩa, nếu trở đi trở lại hoài. (Ngày xưa, trên đài VOA, sau mỗi chương trình tôi thường nghe một cụm từ tương tự như: statue, statute hay statu gì đó, mà không biết viết thế nào, tuy vẫn hiểu đại loại là: hãy đợi đấy để nghe tiếp. Mãi sau này tôi mới biết rằng thuật ngữ rất quen thuộc ấy là 'stay tune', nhưng một thời gian dài, chính tả của chữ ấy đối với tôi không thành vấn đề!)
  • Chăm chú nghe lại một số bài mình từng nghe trong giai đoạn ‘tắm ngôn ngữ’: Lấy lại script của những bài mình từng nghe, đọc lại và nhớ lại trong tưởng tượng lời đọc mà mình từng nghe nhiều lần. Sau đó xếp bản script và nghe lại để hiểu. Lần này: tự nhiên mình sẽ nghe rõ từng tiếng và hiểu. Trường hợp không hiểu một từ hay cụm từ, thì gắng lặp lại nhiều lần đúng như mình đã nghe, sau đó lật lại script để so sánh.
  • Một số bài Audio trong Forum này: Nghe nhiều lần, trước khi đọc script. Sau đó, đọc lại script, chủ yếu kiểm tra những từ mình đã nghe hoặc đoán, hoặc những từ mà mình có thể phát âm lại nhưng không hiểu viết và nghĩa thế nào. Qua việc này, nhiều khi ta phát hiện rằng một từ mình rất quen thuộc mà từ xưa đến nay mình cứ in trí là phải nói một cách nào đó, thì thực ra cần phải nói khác hẳn và phát âm như thế thì mới mong nghe đúng và nói cho người khác hiểu. Sau đó, xếp bản script và nghe lại một hai lần nữa. (Ví dụ: hai chữ tomb, bury, khi xưa tôi cứ đinh ninh là sẽ phát âm là 'tôm-b(ơ), bơri' - sau này nghe chữ 'tum, beri' tôi chẳng hiểu gì cả - dù cho tôi nghe rõ ràng là tum, beri -cho đến khi xem script thì mới vỡ lẽ!)
  • Học hát tiếng Anh, và hát theo trong khi nghe. Chọn một số bài hát mà mình thích, tìm lyrics của nó rồi vừa nghe vừa nhìn lyrics. Sau đó học thuộc lòng và hát song song với ca sĩ, và gắng phát âm cũng như giữ tốc độ và trường độ cho đúng. Khi nào buồn buồn cũng có thể tự hát cho mình nghe (nếu không có giọng tốt và hát sai giọng một tí cũng không sao, vì chủ yếu là tập phát âm, tốc độ, trường độ và âm điệu tiếng Anh).  Và nói cho đúng giọng (qua hát) cũng là một cách giúp mình sau này nhạy tai hơn khi nghe, vì thường thường ngôn ngữ trong các bài hát khó nghe hơn những câu nói bình thường rất nhiều.

3. Những kỹ thuật giúp bạn rèn luyện kỹ năng nghe tiếng anh cực kỳ hiệu quả

  • Học cách phát âm tiếng anh chuẩn: Bạn không thể nghe tốt tiếng Anh nếu bạn không biết cách phát âm từ vựng. Nắm được cách phát âm và trọng âm là chìa khóa vàng giúp bạn nghe tốt tiếng Anh, nhất là trong trường hợp bạn phải nghe những đoạn nói nhanh. Nói chuyện với người nước ngoài sẽ giúp bạn phát âm tốt hơn. Bạn có thể tham gia câu lạc bộ tiếng Anh để giúp bạn hòa mình vào môi trường nói tiếng Anh và nâng cao khả năng phát âm của mình. Ngoài ra, bạn nên chú trọng tới cách phát âm với mỗi từ mới. Hãy dùng từ điển có phiên âm chuẩn như Longman Dictionary of Contemporary English, Longman Advanced American Dictionary… và học cách nhấn trọng âm ở các từ quan trọng trong mỗi câu. Nắm được cách phát âm sẽ giúp bạn nghe tốt hơn rất nhiều.
  • Nghe nắm ý chính: Đây là kỹ thuật nghe có mục đích, nghe để tìm hiểu nội dung chính. Trước khi nghe, bạn cần đọc qua những câu hỏi yêu cầu, hoặc nghe chỉ dẫn trong băng đĩa để suy đoán thông tin cần nắm bắt và chủ đề của bài nghe. Trong quá trình nghe, bạn nghe những từ quan trọng để dựa vào đó suy ra ý chính của bài nghe. Những từ này thường là những từ mang trọng âm, được nhấn mạnh hoặc được nhắc nhiều lần trong bài. Bạn nên sử dụng kỹ năng tốc ký (note-taking) để tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ lại những thông tin vừa nghe và phát triển bài nghe sao có hệ thống. Để tốc ký hiệu quả, bạn nên tạo cho mình hệ thống các chữ viết tắt và các ký hiệu thường xuyên sử dụng. Ví dụ: “=” có nghĩa là equal (tương đương), “Fe” là iron (sắt) v.v… Sau khi đã nghe và tốc ký lần đầu, tôi thường tự đặt các câu hỏi để tìm kiếm và liên kết các thông tin. Dựa vào các từ hỏi rất quen thuộc: who, what, when, where và how để đặt ra các câu hỏi liên quan, điều này giúp tôi định hướng tạo nên một chỉnh thể nội dung liên quan trong bài nghe.
  • Đoán nghĩa từ mới: Không phải ai cũng nghe được 100% nội dung bài nghe tiếng Anh, điều quan trọng là bạn phải biết đoán nghĩa bằng cách dựa vào nội dung đoạn hội thoại, trọng âm và nhớ lại âm thanh từ đó. Bạn nên tập trung và đừng để tâm hồn treo ngược cành cây khi nghe. Bằng cách đoán nghĩa, bạn sẽ tự tạo cho mình hứng thú bằng cách đoán chủ đề, đoán người tham gia hội thoại, địa điểm, những từ xuất hiện trong bài nghe dựa vào số từ đã nghe hoặc có sẵn, đoán trình tự các sự kiện xảy ra trong bài nghe.
  • Chọn nguồn học và nghe tiếng Anh thường xuyên: Bạn cần lựa chọn các nguồn học tin cậy và tài liệu phù hợp với trình độ nghe hiện tại. Một số  kênh thông tin đáng tin cậy như BBC, CNN, VOA…, hoặc qua CDs, video. Chỉ với 15 phút thực hành nghe mỗi ngày, bạn đã tạo cho mình thói quen phản xa nghe và làm quen với cách phát âm. Công việc tắm ngôn ngữ này giúp bạn bắt được các âm tiếng Anh, và thấy các âm này hoàn toàn dễ nghe.
  • Nâng cao vốn từ vựng tiếng anh: Muốn nghe tốt tiếng Anh thì phải nhớ thật nhiều từ vựng. Bạn có thể học từ vựng tiếng anh mỗi ngày bằng cách  chọn nhóm từ vựng cần học, sử dụng hình ảnh, âm thanh để giúp bạn nhớ hơn, dùng một quyển sổ nhỏ để ghi lại các từ và cụm từ, học từ vựng liên quan và ôn lại từ mới một cách thường xuyên.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn tìm ra được phương pháp học tiếng anh hiệu quả, qua đó sẽ giúp ích phần nào trong việc chinh phục ngoại ngữ của bạn. Trong trường hợp bạn vẫn chưa tìm được phương pháp cũng như không chắc chắn về việc tự học tiếng anh của mình, bạn có thể tham gia chương trình đào tạo tiếng anh Online tại Academy.vn - đây là khoá học tiếng anh dành riêng cho người mất căn bản. Xem video giới thiệu về chương trình này tại đây:


Theo Academy.vn