3 yếu tố quyết định kỹ năng nghe tiếng anh của bạn
Nếu bạn nghe một câu nhưng không hiểu rõ người ta muốn nói gì, nó nằm ở 1 trong 3 nguyên nhân sau: 1) bạn thiếu từ vựng; 2) bạn không nhận ra âm; 3) bạn chẳng biết cấu trúc câu, là cụm động từ mà câu đó đang dùng nên không hiểu được ý chính của câu.
1. Thiếu từ vựng
Nếu từ vựng bạn quá ít, nghe từ mới không biết chúng là gì, hoặc bạn chỉ nhớ mang máng, không nhớ rõ nghĩa của nó. Điều này nói lên rằng, bạn học quá ít từ, hoặc học nhiều nhưng đã lặp lại chúng quá ít lần. Hãy cải thiện bằng cách lặp lại nhiều hơn. Cách lặp lại từ vựng tốt nhất là đặt chúng vào một câu ví dụ nào đó, bạn sẽ thuộc từ và thuộc luôn cả câu và có thể sử dụng lại cấu trúc của câu đó sau này. Tìm hiểu thêm cách học từ vựng tiếng anh tại đây, hoặc bạn cũng có thể khám phá các phương pháp học tiếng anh hiệu quả tại chương trình đào tạo tiếng anh dành cho người mất căn bản của cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn:
2. Phát âm sai, không nhận ra âm khi nghe
Phát âm của bạn đóng vai trò rất lớn cho việc nhận ra từ vựng mà người nói đang dùng. Nếu bạn phát âm một từ theo cách nào, theo vùng miền nào thì người vùng đó nói bạn nhận ra dễ dàng, còn người vùng khác nói bạn sẽ rất khó nghe hoặc không nghe được. Nếu học tiếng Anh mà bạn không tập âm để biến chất giọng của mình thành giọng chuẩn bản xứ, bạn sẽ rất khó nghe người bản xứ. Điều đơn giản mà những người theo cách học cũ không thể nhận ra là, phát âm của bạn quyết định bạn có nghe được hay không.
Trong tiếng Anh có tổng cộng từ 45-52 âm, trong đó có 21 nguyên âm là bắt buộc phải phát đúng. 21 nguyên âm này kết hợp với các phụ âm đứng trước và đứng sau chúng để tạo ra thành các tổ hợp âm khác nhau. Nếu phát đúng âm và tổ hợp âm bạn sẽ nhận ra từ dễ dàng khi nghe người bản xứ nói. Trên thực tế, người ta hay chọn cách luyện nghe chứ không học phát âm vì suy nghĩ đơn giản rằng không nghe được thì phải luyện nghe. Nhưng nếu bạn sửa được âm và phát đúng các tổ hợp âm thì có thể nghe được ngay từ lần đầu tiên mà không phải tốn thời gian để luyện nghe.
2.1 Để học phát âm, cách tốt nhất là học âm trong các từ bạn đang học.
Nếu bạn theo cách học âm đơn lẻ, rời rạc như cách người ta vẫn đang dạy, dù có dạy trực quan đến đâu bạn cũng không sửa âm trong từ được. Hiện nay có phương pháp đọc tách-ghép âm có thể giúp bạn sửa âm bản xứ thật nhanh bằng cách sửa âm tại từ bạn đang học. Theo phương pháp này, nguyên âm của từ hay âm tiết được tách ra đọc riêng rẽ cho bạn nhận biết, sau đó phương pháp dạy bạn cách đọc nối giữa nguyên âm và phụ âm đứng trước và đứng sau nó để hình thành nên âm của cả từ.
Học tiếng anh: 3 yếu tố quyết định kỹ năng nghe tiếng anh của bạn
Với cách này, bạn sẽ nhận biết được những nguyên âm khó và những tổ hợp âm lạ không có trong tiếng mẹ đẻ của bạn. Một ví dụ về tổ hợp âm lạ mà ai cũng phát âm sai là từ “down”. Trong tiếng Việt có âm /au/ đứng cuối từ như trong từ “rau”, “trau”, “lau”… Nhưng trong tiếng Việt không hề có từ nào mà âm /au/ kết hợp với âm /n/ đứng sau nó. Vì thế cho nên sang học tiếng Anh, khi phát âm họ bỏ luôn âm cuối và nói thành từ “dau” và bỏ luôn âm /n/.
Một từ tiêu biểu khác là từ “time”. Trong tiếng Việt có âm /ai/ nhưng không hề có từ nào mà âm /ai/ kết hợp với âm /m/ đứng sau nó. Nên khi phát âm từ này, người Việt hay đọc là /tai/. Thời gian gần đây khi phát hiện ra mọi người đều phát âm từ “time” thiếu âm cuối /m/, nên người ta dạy thêm âm /m/. Nhưng vì trong tiếng Việt không có tổ hợp âm /aim/ nên người ta mượn âm /a/ để thay thế và đọc từ “time” thành /tam/ (bỏ nguyên âm đôi /ai/) thay vì đúng phải là /taim/.
2.1 Vậy để học âm tiếng anh chuẩn chúng ta phải học như thế nào?
Hãy bắt đầu một cách nghiêm túc. Kể từ hôm nay, hãy tập lại tất cả các từ, dù là từ vựng đơn lẻ hay nằm trong câu. Nếu bạn đã tập 1 âm nhuần nhuyễn, thì khi gặp âm đó trong từ khác, bạn sẽ có thể phát âm dễ dàng. Tương tự, nếu bạn phát được 1 tổ hợp âm (nguyên âm kết hợp với phụ âm đứng trước hoặc đứng sau), bạn có thể phát âm chính xác các từ sử dụng tổ hợp âm đó. Nếu bạn sử dụng phương pháp đọc tách-ghép âm và không bỏ qua bất kỳ từ nào, tôi tin chắc rằng bạn có thể phát âm chuẩn xác và đổi giọng trong vòng 30 ngày. Đọc thêm về cách học tiếng anh giao tiếp cực kỳ hiệu quả.
Câu hỏi đặt ra là, cho đến khi nào bạn mới được gọi là đổi giọng? Hãy nhờ một giáo viên kiểm tra, nếu bạn nói chuyện bằng tiếng Anh một cách tự nhiên mà đã sử dụng toàn bộ âm chuẩn rồi thì xem như giọng bạn đã đổi. Điều này có nghĩa là bạn đã biến quán tính của mình thành phản xạ vô điều kiện. Nếu chỉ nhìn vào từ rồi dần dần nhớ lại mới có thể phát âm đúng thì xem như bạn cũng chưa đổi giọng vì nó chưa biến thành quán tính. Vì vậy, nếu âm nào chưa biến thành quán tính tự nhiên của bạn, hãy tìm cách đọc lặp lại chúng nhiều lần hơn nữa.
3. Nhận dạng cấu trúc khi nghe để hiểu ý chính
Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong kỹ năng nghe của bạn là khả năng nhận dạng cấu trúc khi nghe. Nhận dạng cấu trúc là gì? Một câu nào được nói hay viết đều sử dụng một cụm động từ mà ta gọi là cấu trúc câu. Mỗi cụm động từ đều có nghĩa riêng của nó và khi nhắc đến cấu trúc đó mọi người đều hiểu nghĩa giống nhau, không thể nhầm lẫn được.
Nếu bạn thuộc cấu trúc đến mức nhận ra chúng trong khoảng thời gian dưới 7 giây, bạn sẽ hiểu ý người ta nói gì và tất cả những gì bạn cần làm là lắng nghe 1 vài từ chính là có thể hiểu trọn vẹn ý nghĩa. Nhiều người học theo cách cũ cứ phải nghe hết tất cả các từ rồi đoán nghĩa. Một phần do không hiểu cấu trúc nên không biết người ta nói gì. Một phần là không biết hết từ vựng nên không thể nhận ra. Lời khuyên về việc đi luyện nghe trở nên là một lời khuyên rất tồi khi trong đầu không có đủ âm, từ vựng và cấu trúc. Đọc thêm về 84 cấu trúc câu thông dụng trong tiếng anh
Tôi sẽ lấy một ví dụ để các bạn có thể hiểu rõ tầm quan trọng của cấu trúc. Ví dụ, với cấu trúc “have been doing something” có nghĩa là làm một việc gì đó trong bao lâu rồi, hoặc một điều gì đó đã xảy ra trong bao lâu rồi cho đến thời điểm này. Cấu trúc này dùng để mô tả về độ dài của khoảng thời gian mà việc gì đó đã xảy ra. Nếu bạn hiểu được như thế, hãy xem câu “I have been studying English for 10 years”. Vì cấu trúc chuyển tải ý nghĩa là “làm việc gì đó trong bao lâu cho đến thời điểm hiện tại” và khi thấy một câu dùng cấu trúc đó, bạn chỉ cần lắng nghe động từ chính của nó là có thể nhận ra. “Làm việc gì đó” được cụ thể hoá trong câu ví dụ trên bằng động từ “study” (học).
Vậy khi nhận dạng được cấu trúc, bạn có thể hiểu được là “học” trong bao lâu rồi và chỉ cần lắng nghe khoảng thời gian nữa là có thể hiểu được toàn bộ câu. Nếu ai đó dùng động từ khác thì bạn tập trung vào động từ khác đó và chỉ cần hiểu nghĩa của động từ đó mà thôi. Hiểu được điều này, bạn sẽ hiểu rằng một cấu trúc có thể dùng lại trong hàng chục, hàng trăm câu khác nhau mà khi nghe bạn đã có thể hiểu chúng ngay mà không cần lắng nghe toàn bộ mọi từ trong câu mới có thể hiểu được ý của người nói.