Vào ngày 11/5/2022 hôm nay, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh vừa ký Quyết định thành lập Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ mới.

Có nên bỏ điểm cộng ưu tiên khu vực đối với thí sinh tự do?

Có nên bỏ điểm cộng ưu tiên khu vực đối với thí sinh tự do?

Bạn là thí sinh tự do? Bạn đang lo lắng liệu năm nay có bỏ điểm cộng ưu tiên đối với các thí sinh như bạn hay không? Vậy hãy cùng Kênh tuyển sinh tìm...

1. Thành viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022 - 2026

Hội đồng gồm 29 thành viên, nhiều hơn 1 thành viên so với hội đồng cũ; trong đó có 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch (hội đồng cũ gồm 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch), 27 ủy viên.

Hội đồng mới do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn làm Phó chủ tịch (hội đồng cũ do Thủ tướng làm Chủ tịch, Phó thủ tướng và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT là 2 phó chủ tịch).

Phó Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực - Ảnh 1

Phó Thủ tướng làm Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực

Không chỉ thay đổi về từng nhân sự cụ thể và số lượng nhân sự, giữa hội đồng mới và hội đồng cũ còn có sự khác biệt về các thành phần tham gia với vai trò ủy viên.

Với hội đồng cũ, thành phần tham gia khá phong phú, bao gồm một số đại diện các bộ, ngành quản lý nhiều cơ sở đào tạo - giáo dục, có doanh nghiệp (Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel, Tổng giám đốc Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica), một số lãnh đạo cơ sở đào tạo, các nhà khoa học, Việt kiều (lĩnh vực hoạt động liên quan tới dịch vụ giáo dục)… Tuy nhiên, không có vị nào đại diện cho khối giáo dục phổ thông, mầm non ở các địa phương, hoặc cho khối cơ sở giáo dục nghề nghiệp, dù cơ cấu các tiểu ban thì đầy đủ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và học tập suốt đời, phát triển nhân lực.

Hội đồng mới có thành phần tập trung hơn, và có đại diện của một số ban, ngành liên quan, có cơ quan lập pháp (Quốc hội), có đủ đại diện các đơn vị giáo dục - đào tạo các bậc học (giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp, phổ thông).

2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực là tổ chức tư vấn, có vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

Tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo đánh giá, tổng kết về sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và phát triển nhân lực; chỉ đạo triển khai các Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ giáo dục quốc gia, các chiến lược phát triển giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, các đề án lớn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có nội dung về đổi mới giáo dục và đào tạo.

Nghiên cứu, tư vấn giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc chỉ đạo, điều hành, quyết định các chính sách, biện pháp quan trọng để tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và phát triển nhân lực. 

Nghiên cứu, tư vấn, góp ý kiến về việc xây dựng và triển khai các cơ chế, chính sách, đề án quan trọng thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và những vấn đề chuyên môn khác do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu.

Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực hoạt động theo Quy chế hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thường trực của Hội đồng, thực hiện các nhiệm vụ quy định trong Quy chế hoạt đông của Hội đồng.

Hội đồng có cơ quan giúp việc là Văn phòng Hội đồng đặt tại Bộ Giáo dục và Đào tạo do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập và ban hành quy chế tổ chức và hoạt động. Văn phòng Hội đồng có biên chế công chức thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm việc theo chế độ chuyên trách, kiêm nhiệm hoặc biệt phái.

> Thí sinh chọn bài thi Tổ hợp Khoa học Xã hội tăng vọt

> Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định sách giáo khoa lớp 8 và lớp 11

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp