Bạn là thí sinh tự do? Bạn đang lo lắng liệu năm nay có bỏ điểm cộng ưu tiên đối với các thí sinh như bạn hay không? Vậy hãy cùng Kênh tuyển sinh tìm hiểu nhé!

Thí sinh tự do phải đăng ký vào hệ thống quản lý thi nếu muốn xét tuyển bằng học bạ

Thí sinh tự do phải đăng ký vào hệ thống quản lý thi nếu muốn xét tuyển bằng học bạ

Thí sinh tự do năm nay dù chỉ có nhu cầu xét tuyển ĐH bằng phương thức xét học bạ vẫn phải đăng ký vào hệ thống quản lý thi trong đợt từ ngày 4...

1. Chỉ áp dụng cho học sinh tốt nghiệp trong năm xét tuyển

Theo điều 7 của dự thảo Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ ngành giáo dục mầm non năm nay, TS tham gia xét tuyển các phương thức tuyển sinh vẫn được hưởng điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên theo đối tượng. Mức điểm ưu tiên này tương ứng với tổng điểm 3 môn trong tổ hợp xét tuyển theo thang điểm 10 với từng môn thi không nhân hệ số. Trong trường hợp phương thức tuyển sinh sử dụng thang điểm khác thì điểm ưu tiên cũng được quy đổi tương đương.

Trong đó, TS thuộc nhóm ưu tiên 1 được cộng 2 điểm và nhóm ưu tiên 2 cộng 1 điểm. Chính sách cộng điểm ưu tiên theo đối tượng này không phân biệt học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp năm nào. Điểm ưu tiên theo khu vực tuyển sinh vẫn gồm 3 mức điểm như các năm trước: 0,75 điểm cho khu vực 1; 0,5 điểm khu vực 2 - nông thôn và 0,25 điểm cho khu vực 2.

Tuy nhiên, điểm mới đang gây chú ý đặc biệt với dư luận nằm ở chỗ tùy thuộc vào năm tốt nghiệp mà người học có được hưởng ưu tiên khu vực hay không. Cụ thể, học sinh tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp năm 2022 mới được cộng điểm ưu tiên khu vực khi tham gia xét tuyển, và không áp dụng cho TS tự do đã tốt nghiệp các năm trước đó.

Có nên bỏ điểm cộng ưu tiên khu vực đối với thí sinh tự do? - Ảnh 1

Có nên bỏ điểm cộng ưu tiên khu vực đối với thí sinh tự do?

2. Suy nghĩ của thí sinh tự do

Nhận được thông tin đó, bạn Nguyễn Lan Anh sinh năm 2003 (sống tại huyện Đan Phượng, Hà Nội) cho biết: "Trong giai đoạn gần thi nghe tin này em có chút nản và thất vọng.  Điều này đối với các bạn thí sinh tự do như em cảm thấy hơi thiệt thòi. Có rất đông học sinh vì vậy tỉ lệ chọi nhiều mà còn ảnh hưởng từ dịch bệnh. Bản thân em là 1 người bị mắc covid-19 gần thi nên rất thấu hiểu được nó ảnh hưởng như thế nào khi thi. Em mong BGD sẽ xem xét ý kiến này."

Đối với Lan Anh, mặc dù điểm cộng không nhiều nhưng phần nào có thể khích lệ tinh thần. Với mong muốn thi lại vào Đại học Quốc gia Hà Nội vì cảm thấy bản thân không phù hợp với ngành học hiện tại, Lan Anh còn mắc Covid-19 trước thi hai tháng nên điều đó làm bạn rất khó khăn trong việc ôn tập.

"Mặc dù mình không ở khu vực ưu nhưng nếu bỏ điểm cộng cho thí sinh tự do thuộc diện đó mình thấy thiệt thòi thật. Việc lệch 0,25 điểm cũng có thể từ trúng thành trượt. Họ còn bị áp lực từ việc thi lại, áp lực từ gia đình giờ còn đến điểm cộng." - thí sinh Lê Đình Nghi chia sẻ.

Tuy nhiên, Đình Nghi cũng đưa ra rằng sự việc nào cũng nên nhìn về nhiều mặt của nó. Mặc dù thí sinh tự do không được cộng điểm ưu tiên khu vực nhưng họ lại không bị vướng bận về thời gian trên trường cũng như học tập. Rất nhiều thứ phải lo còn thí sinh tự do hầu như đã biết bản thân phải làm gì thời gian này. Đây là một điểm lợi. Hiện tại, quy định đang gây ra nhiều luồng ý kiến, đặc biệt là ở các học sinh đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

3. Thí sinh tự do có nhiều lợi thế hơn

Lý giải sự thay đổi này, PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho biết các năm gần đây vấn đề ưu tiên khu vực đối với các đối tượng TS đã tốt nghiệp THPT các năm trước là một chủ đề được thảo luận nhiều lần, nhận được nhiều ý kiến phản hồi, góp ý từ chính các học sinh đang chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT năm đó.

Bà Thủy nói: “Các TS đã tốt nghiệp những năm trước sẽ có lợi thế, có cơ hội học tập, ôn luyện với thời gian nhiều hơn hẳn so với các TS chuẩn bị thi tốt nghiệp lần đầu. Nhiều trường hợp đã chuyển tới các địa phương, thành phố có điều kiện tốt hơn, tập trung để ôn thi một số ít môn phục vụ xét tuyển vào ĐH. Trong khi đó, các học sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển tại năm tuyển sinh đó phải học tập nhiều môn hơn và chịu áp lực nhiều hơn để vừa thi tốt nghiệp, vừa đăng ký xét tuyển vào ĐH”.

Cũng theo bà Thủy, có khá nhiều học sinh thậm chí đã đỗ vào các trường ĐH ở năm trước, sau khi học 1 năm thì chọn thi lại, cạnh tranh với các TS năm nay mới thi tốt nghiệp. “Do vậy, nhằm đảm bảo tính công bằng hơn nữa cho người học khi xét tuyển vào ĐH, CĐ (giữa TS chuẩn bị dự thi và đã tốt nghiệp có nhu cầu thi lần nữa để xét tuyển), dự thảo quy chế đã đưa ra quy định theo hướng TS tại các vùng được hưởng ưu tiên khu vực chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực 1 lần khi có nhu cầu xét tuyển ngay năm đầu tiên tốt nghiệp. Tất cả các TS thuộc khu vực ưu tiên đều được hưởng ưu tiên 1 lần”, Vụ trưởng nhấn mạnh.

> Có phải “bình mới, rượu cũ” về chương trình Giáo dục phổ thông mới cấp THPT?

> Vì sao không dùng điểm miễn thi tốt nghiệp ngoại ngữ để xét tuyển đại học 2022?

Theo Kênh tuyển sinh tổng hợp