Sự kiện: Giáo Dục, Tuyển Sinh

 

Tin liên quan:

ng_tran_tat tiep_giam_doc_so_noi_vu_Nam_Dinh

Sở Nội vụ Nam Định là đơn vị tham mưu, cũng là nơi trực tiếp tổ chức, chịu trách nhiệm kỳ thi tuyển công chức của tỉnh. Trao đổi với Tuổi Trẻ về quy định thi tuyển công chức năm 2011, ông TRẦN TẤT TIỆP - giám đốc sở - khẳng định:

 

- Chất lượng sinh viên ra trường từ các trường công lập cao hơn hẳn sinh viên tốt nghiệp đại học dân lập, tư thục. Trình độ cán bộ thực tế chứng minh điều này rõ nhất. Không chỉ tôi mà cả ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã nghiên cứu và biết thực trạng đó. Nhiều lần cử tri Nam Định chất vấn con em họ học chính quy bốn năm, thậm chí sáu năm cho trình độ bác sĩ mà vẫn không được vào công chức tỉnh. Vì thế từ năm 2007, nghị quyết 08 của tỉnh chỉ rõ chỉ tuyển công chức nhà nước hệ đào tạo chính quy. Đến năm 2011 tỉnh quyết định không tuyển công chức hệ chính quy ngoài công lập, tư thục, liên thông nữa.

 

* Cánh cửa công chức nhà nước đóng lại, liệu có cánh cửa nào khác mở ra cho sinh viên khối ngoài công lập và liên thông?

 

- Nói thật hệ liên thông từ cao đẳng lên còn chấp nhận được vì có qua thi tuyển, chứ liên thông từ trung cấp lên có phải xét đầu vào đâu mà biết đầu ra thế nào. Ở Nam Định có 15 trường trung cấp nghề liên thông nên tôi quá biết chất lượng thế nào. Không được xét dự kỳ thi tuyển công chức này, cử nhân hệ dân lập và liên thông có thể vào viên chức sự nghiệp. Tỉnh đang khuyến khích, thậm chí miễn không qua thi tuyển nếu những trường hợp này về làm công chức cấp xã. Học có mức độ mà cứ đòi làm ở tỉnh, ở trung ương là sao?

 

* Theo Luật giáo dục, hai loại hình đào tạo công lập và ngoài công lập đều bình đẳng. Vậy ông căn cứ vào đâu để khẳng định chất lượng đào tạo ngoài công lập kém hơn?

 

- Căn cứ vào chất lượng cán bộ công chức thực tế. Chất lượng đầu vào ngoài công lập không thể bằng công lập. Nếu kết quả đủ vào nguyện vọng ba của một trường công lập thì sinh viên đã không phải chọn đến trường ngoài công lập. Ngay như Trường đại học dân lập Lương Thế Vinh đóng trên địa bàn tỉnh tuyển sinh mà xin lấy vào dưới điểm sàn đấy. Năm nay không biết có tuyển nổi 300 sinh viên không! Còn nói hai người học ngoài công lập có thể một người kém, một người giỏi ư? Hai người học ngoài công lập như nhau, chúng tôi biết bóc tách thế nào.

 

* Vẫn có những sinh viên học trường ngoài công lập, xuất phát điểm có thể thấp, nhưng nỗ lực vươn lên và đạt kết quả cao trong học tập?

 

- Thì tỉnh có cấm đâu. Ngoài công lập thì vào hành chính sự nghiệp, vào công chức cấp xã. Công chức xã đỡ vất vả hơn hẳn công chức nhà nước cấp tỉnh, huyện. “Ăn cơm nhà, ngủ với bu, lĩnh lương nhà nước” còn gì? Sau năm năm, nếu có nhu cầu lại được luân chuyển về công chức cấp huyện. Hiện nay, nhiều con em cán bộ không muốn chinh chiến lên cấp huyện mà người ta đưa con em về xã.

Và điều nghịch lý

* Theo quan điểm của ông, trường ngoài công lập, hệ liên thông đã vậy, còn hệ tại chức?

- Ông Trần Tất Tiệp: Tại chức thì thôi rồi. Người có trình độ tại chức đã được tuyển dụng công chức tại tỉnh khác mà muốn sang Nam Định cũng bị gạt ngay. Nói nôm na như một lãnh đạo tỉnh, các lớp học này “thầy giáo chưa về đến Pháp Vân, trò đã lên tận Phủ Lý đón rồi”. Nhưng nói thế cũng tùy lứa tuổi, tôi cũng học tại chức đấy chứ. Tôi học cả tại chức luật lẫn kinh tế quốc dân. Năm 2009, đồng chí chủ tịch tỉnh khi đó (ông Trần Minh Oanh - PV) cũng học tại chức.

* Vậy tại sao tỉnh vẫn quyết định không tuyển dụng người tốt nghiệp hệ đào tạo này từ năm 2008?

- Tôi cũng là đối tượng bị nhắm tới vì học hệ không chính quy.

* Tại sao ông không học chính quy?

- Tôi là cán bộ nên không có thời gian theo học chính quy. Dĩ nhiên học tại chức không phải ai cũng kém. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh vẫn bổ nhiệm lãnh đạo có trình độ tại chức đấy chứ, song phải tùy thuộc độ tuổi. Trong diện quy hoạch thì dù tại chức vẫn được thăng chức.

 

Tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, trường quốc tế

Kenhtuyensinh (Theo: tuoitre)