Tin liên quan

>> Ngặt nghèo xét học bổng cho tân sinh viên

>> Niềm vui đậu đại học chỉ thoáng qua

>> Nặnh gánh khi đưa con lên thành phố nhập học

Mức học phí trên trời

Bước vào một năm học mới, hầu hết các trường ĐH cả công lập lẫn dân lập đều tăng học phí nhưng những trường ĐH dân lập lại đặc biệt tăng cao hơn hẳn. Trường ĐH Thăng Long tăng tới 2 triệu/năm, ngành điều dưỡng của trường này có học phí lên tới 18,5 triệu đồng/năm. Trường ĐH Bà Rịa- Vũng Tàu tăng từ 6,6 triệu đồng/năm lên 7,8 triệu đồng/năm đối với hệ đại học và từ 5,4 triệu đồng/năm lên 6,5 triệu đồng/năm đối với hệ cao đẳng.

 

Nỗi ám ảnh học phí đầu năm với sinh viên tỉnh lẻ, Sinh viên nghèo, tuyển sinh, phòng trọ sinh viên nghèo, hội sinh viên việt nam, bảo trợ sinh viên, học bổng cho sinh viên nghèo

 

Sự ra đời của nhiều trường ĐH dân lập trong cả nước đã đem lại nhiều hướng đi mới cho những ai mong muốn được ngồi trên ghế giảng đường mà khả năng học tập lại chưa cho phép. Tuy nhiên, những trường ĐH này thường có “thông lệ” tăng học phí hàng năm để bù chi. Trường ĐH dân lập Đại Nam cũng tăng từ 800.000 đồng/tháng lên thành 1,08 triệu đồng/tháng. ĐH dân lập Phú Xuân Huế cũng tăng thêm 1 triệu đồng so với mức 6 triệu của năm ngoái để lấy kinh phí trả lương thêm cho giảng viên.

Đáng nói nhất phải kể đến trường ĐH Kinh Tế - Tài Chính Tp.HCM đã tăng học phí từ 69 triệu đồng lên tới 74 triệu đồng/năm trong năm 2012 này. ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng tăng gần 3 triệu/năm tiền học phí. Trường ĐH ngoài công lập có mức học phí cao nhất khu vực phía Bắc là trường ĐH FPT với mức học phí gần 23 triệu đồng/học kỳ.

Nỗi lo học phí không của riêng ai

Quốc Dũng, sinh viên đại học Đại Nam chia sẻ “Mình là sinh viên ngoại tỉnh nên có phần khó khăn hơn so với các bạn khác. Trường cũng khá xa, chỉ có năm đầu là học ở Nguyễn Trãi còn lại đều phải đi học ở tận Ba La, Hà Đông nên chi phí đi lại của mình tốn khá nhiều. Nay lại tăng thêm học phí thế này, chắc chắn năm nay mình sẽ phải đi làm thêm thì mới đủ sống được”.

“Dù là người gốc Hà Nội và được bố mẹ lo ăn ở nhưng học phí trường mình năm nay tăng cao quá, bố mẹ mình mà biết thì lại cằn nhằn suốt ngày nên vẫn báo mức học phí cũ thôi, còn đâu lại cố gắng làm thêm bù vào vậy. Sinh viên còm cõi thời gian đi làm thì không có mà suốt ngày tăng học phí thế này thì khổ quá…” – Khánh Chi, sinh viên ĐH FPT thở dài.

Không ít những trường hợp sinh viên là con nhà nghèo học tập không tốt nhưng do ám ảnh về một tấm bằng đại học và một công việc tốt nên cứ “cố đấm ăn xôi” theo học các trường dân lập. Và mỗi một kỳ học mới với họ lại là một cơn ác mộng về việc tăng học phí, làm sao để có tiền đóng học phí.

Những lý do mà các nhà trường đưa ra hầu hết là để bù chi, bù lỗ, nâng cao hạ tầng cơ sở vật chất và trả thêm lương cho giáo viên nhưng đâu là cơ quan sẽ thẩm định những lý do này? Ai sẽ là người kiểm soát và theo dõi liệu số tiền học phí tăng có nhằm vào những mục đích nêu trên hay không? Một cơ quan có thẩm quyền chức năng theo dõi và rà soát học phí là một điều cần thiết để việc tăng học phí vô tội vạ không còn làm đau đầu những sinh viên mỗi khi một năm học mới lại đến nữa.

 

Những tin tức đang được quan tâm:

Tuyển sinh - thông tin tuyển sinh - xét tuyển, tỉ lệ chọi

Điểm thi đại học - điểm chuẩn đại học - điểm thi

Kênh Tuyển Sinh (Soha)