Những điều du học sinh cần biết nếu vừa học vừa làm tại Úc
Hỏi - đáp các thắc mắc phổ biến về du học Úc vừa học vừa làm
1. Em mới qua Úc du học có nên đi xin việc ngay không ạ?
Tư duy đơn giản sẽ cho các em câu trả lời là tùy thuộc vào ngoại ngữ của em. Tiếng Anh sẽ quyết định điều kiện tiên quyết cho các em xin việc. Nếu không có vốn tiếng Anh đủ để giao tiếp với người bản xứ, các em sẽ không thể hoàn thành tốt được công việc. Và lẽ dĩ nhiên, nhà tuyển dụng sẽ không nhận. Ngoài ra, có những nhà tuyển dụng còn yêu cầu bằng IELTS với số điểm cụ thể.
2. Việc làm thêm nào sẽ phù hợp đối với sinh viên du học Úc?
Có rất nhiều công việc bán thời gian thích hợp với sinh viên. Chắc hẳn các em cũng quá quen với các thông tin như “chạy bàn” “bưng phở”. Thực tế đúng là như vậy đấy các em. Sẽ có đa dạng các loại hình công việc như bán hàng trong các cửa tiệm, phục vụ nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, dọn dẹp phòng trong khách sạn, pha chế thức uống trong quán cafe, lau chùi nơi công cộng hoặc chăm sóc trẻ con ở nhà, ngoài ra còn có việc giao hàng, tiếp thị sản phẩm, … Hơn thế nữa, nếu các em có tay nghề chuyên biệt về một khía cạnh công việc nào, ví dụ như IT, các em có thể xin để được làm việc như một freelancer nữa đó! Thu nhập rất ổn cho cuộc sống du học Úc.
3. Em không có kinh nghiệm liệu có tìm được việc làm thêm không?
Không có kinh nghiệm không hẳn là không có kỹ năng! Hãy tận dụng hết những kỹ năng mình vốn có, qua môi trường học tập, tham gia các hoạt động ngoại khóa để đẩy mạnh cá tính của mình trong CV, các nhà tuyển dụng sẽ để ý đến các em đấy. Bên cạnh đó, các em cũng nên tham khảo thông tin, kinh nghiệm du học Úc của các anh chị đi trước để chuẩn bị cho mình một hành trang thật tốt nhé! Sinh viên du học Australia được làm thêm bao nhiêu tiếng là hợp pháp?
Theo qui định của Úc, các em sẽ được làm thêm tối đa lên đến 40 giờ/2 tuần. Các ngày nghĩ lễ các em còn được phép làm việc lên đến 8 tiếng 1 ngày. Còn một điều thú vị nữa là, Úc có rất nhiều ngày nghỉ lễ đấy! Chịu chăm chỉ, chắc chắn các em sẽ đỡ chi phí cho ba me được rất nhiều.
4. Anh/ chị cho em biết mức lương trung bình mỗi giờ tại Úc được không?
Thông thường, lương tính theo giờ của các em sẽ được chia ra làm việc trong tuần, làm việc thứ bảy, làm việc chủ nhật và làm việc vào ngày lễ. Làm việc trong tuần các em sẽ có từ 8 -> 15$ /1h, làm việc thứ bảy sẽ vào khoảng 10 -> 16$/ 1h, chủ nhật sẽ là 10->17$/1h, ngày lễ sẽ là 20-> 25$/1h.
5. Thành phố nào có nhiều công việc làm thêm cho du học sinh Úc nhất?
Như các em đã biết, Sydney và Melbourne là hai thành phố lớn và năng động nhất cả nước Úc. Vì vậy, các loại hình công việc ở đây cũng theo đó mà vượt trội hơn các thành phố còn lại. Ngoài ra, yếu tố đông dân ở hai thành phố này còn quyết định các công việc về ngành dịch vụ sẽ tăng cao – cơ hội công việc bán thời gian cho sinh viên quốc tế. Mặt khác, có một rủi ro không thể không đề cập cho các em đó là lượng sinh viên quốc tế ở hai thành phố này rất đông, điều đó có nghĩa, mức cạnh tranh không hề thấp. Ngoài ra, trường nào cũng có hội sinh viên và dịch vụ giúp đỡ du học sinh tìm việc làm thêm. Khi cần, du học sinh có thể đến các nơi này để được tư vấn du học Úc miễn phí.
Du học sinh vừa học vừa làm tại Úc cần sắp xếp thời gian hợp lý.
Một số công việc phổ biến cùng mức lương tham khảo tại Úc
Tùy theo công việc là thời vụ hay bán thời gian mà bạn sẽ được trả lương tương ứng. Để giúp các bạn hình dung rõ hơn về lương làm thêm, xin tóm lược một số việc làm phổ biến trong cộng đồng du học sinh ở Australia hiện nay như sau:
- Tiệm Phở Việt Nam: Khoảng 6-8 đôla Australia/giờ
- Tiệm của người Hoa: Khoảng 7-9 đôla Australia/giờ
- Tiệm Hồng Trà Trân Châu: Khoảng 7-13 đôla Australia/giờ
- Tiệm Donut King: Khoảng 11-14 đôla Australia/giờ
- Tiệm Mc Donald: Khoảng 9-13 đôla Australia/giờ (chủ yếu thuê người dưới 21 tuổi)
- Tiệm KFC: Khoảng 10-14 đôla Australia/giờ (chủ yếu thuê người dưới 20 tuổi)
- Tiệm Starbuck: Khoảng 12-14 đôla Australia/giờ (rất khó để xin vào, vì ai cũng muốn vào làm)
- Licensed Restaurants: Khoảng 14-18 đôla Australia/giờ (Phục vụ đồ uống có cồn - cần RSA)
- Nightclubs (CLB đêm): lương thay đổi tuỳ theo vị trí (Làm việc ở nightclub, thường chỉ làm vào tối thứ sáu, thứ bảy, vì ngày thường ít ai đi chơi ở các CLB đêm này).
- Glassy (dọn ly): Khoảng 15 đôla Australia/giờ
- Bartender: Khoảng 16-22 đôla Australia/giờ tuỳ khả năng.
- Office (văn phòng): Khoảng 17 đôla Australia/giờ
- Dancer: Khoảng 18 đôla Australia/giờ
- Lái xe Limosine: Khoảng 18 đôla Australia/giờ (cần bằng lái Australia)
- University tutor (trợ giảng): Khoảng 26 đôla Australia/giờ
- University Librarian (làm trong thư viện): Khoảng 21 đôla Australia/giờ
Tips tips vừa học vừa làm dành cho du học sinh Úc 2016
- Bạn cần có bằng RSA (viết tắt của Responsible Service of Alcohol) để làm việc ở những nơi có phục vụ rượu bia. Bạn có thể chọn học trong lớp RSA hoặc học qua mạng (chi phí 95 đôla Australia và mất khoảng 1 ngày học). Đăng ký tại hầu hết các trường TAFE (trường dạy nghề).
- Sinh viên quốc tế muốn đi làm, phải xin lại working visa (giấy phép làm việc cho SV nước ngoài) khi sang Australia (còn gọi là work permit), xin tại cơ quan Di Trú (DMIA), tốn chi phí 55 đôla Australia; và bạn phải đăng ký Mã Số Thuế (Tax File Number_TFN).
- Nếu bạn đã ở Australia lâu hơn 6 tháng, bạn được xem như “Australian resident” (cư dân tại Australia), và được miễn thuế 6.000 đôla Australia đầu tiên làm ra. Trong học kỳ, bạn bị giới hạn làm việc từ 20 giờ trở xuống, ngoài ra vào kỳ nghỉ thì được phép làm toàn thời gian.
- Trong ngành dịch vụ, bạn sẽ phải làm thêm những việc như lau chùi, dọn dẹp trong giờ rảnh, vì chủ không muốn thấy nhân viên được trả tiền lại ở không.
Một số bí kíp quan trọng để bạn vừa học vừa làm thành công tại Úc
1. Có định hướng rõ ràng và lựa chọn ngành học phù hợp:
Nhiều người lựa chọn việc học để tích lũy thêm kiến thức sau khi đã có một công việc ổn định. Ngay chính thời điểm này là cơ hội tốt nhất để bạn xác định con đường mà bạn theo đuổi từ đó lựa chọn ngành học phù hợp. Đây chính là điều kiện tiên quyết để du học Úc vừa học vừa làm hiệu quả. Bạn có thể học liên thông cho tấm bằng cao đẳng, học thạc sĩ cho tấm bằng cử nhân theo đúng chuyên ngành của mình. Bạn cũng có thể chọn học một chương trình học để bổ sung kiến thức cho chuyên môn của mình ví dụ như học văn bằng hai về luật hoặc ngoại ngữ nếu chuyên ngành chính của bạn là truyền thông hoặc kinh tế.
Bạn cũng có thể lựa chọn một ngành khác biệt với công việc hiên tại để theo đuổi đam mê. Dù là lựa chọn nào thì bạn cũng phải cân nhắc thật kỹ, có thể nhờ thêm tư vấn của người thân, bạn bè bởi khi đã bắt đầu học, bạn phải đầu tư rất nhiều thứ: công sức, thời gian, trí óc, tiền bạc...
2. Cân bằng giữa học và làm
Nhiều người gặp khó khăn ngay khi bắt đầu việc học trong lúc đi làm. Họ bị rối bởi phải phân thân cho quá nhiều việc trong khi khoản thời gian vẫn như trước. Nhiều người lại khủng hoảng sau khi bắt đầu vừa học vừa làm một thời gian khi tự so sánh mình với những người xung quanh và cảm thấy kiệt sức vì không có thời gian để nghỉ ngơi. Để không rơi vào tình trạng này, bạn cần biết cách cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc.
Kinh nghiệm du học Úc là bạn nên lập thời gian biểu hợp lý và cố gắng hoàn thành công việc của mình theo đúng thời hạn đặt ra. Chú ý đánh dấu những việc quan trọng và để chúng ở nơi bạn dễ nhìn thấy để tránh bỏ sót hay nhầm lẫn trong công việc.
3. Tập trung
Bạn cũng cần phải thật sự tập trung trong công việc cũng như học hành. Không nên mang bài vở ra học trong giờ làm việc và cũng không nên mang hồ sơ giấy tờ của công ty ra làm khi bạn đang nghe giảng. Như thế bạn đã làm giảm hiệu quả của cả hai việc. Hơn nữa, không có cấp trên nào chấp nhận việc nhân viên của mình làm việc khác trong thời gian mà họ đã trả tiền cho bạn. Khi đang trong giai đoạn vừa học vừa làm, bạn phải tránh ôm đồm những việc không cần thiết. Điều này giúp bạn không bị phân tán đầu óc và thời gian bởi những việc nhỏ nhặt.
4. Kiên trì
Sẽ có nhiều lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, đuối sức, thậm chí chán nản. Điều quan trọng lúc này là phải tìm được động lực giúp bạn vượt qua. Bạn có thể xem xét lại kế hoạch của mình để nhớ lại những kỳ vọng của bản thân trước khi bắt đầu việc học tập. Bạn cũng có thể nghĩ đến những điều bạn sẽ gặt hái được sau những chuỗi ngày vất vả. Chỉ cần mỗi ngày cố gắng một chút, kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình, bạn sẽ thành công.
5. Chia sẻ với những người xung quanh
Hãy chia sẻ về việc học của mình cho cấp trên và đồng nghiệp để được tạo thuận lợi cho việc học tập và công việc. Bên cạnh đó, khi không đủ thời gian để hoàn thành công việc hoặc xin nghỉ phép để thi cử, bạn dễ được cảm thông hơn.
Bạn nên có một nhóm bạn học ở trường để cùng nhau thảo luận các vấn đề của bài học và liên lạc với họ thường xuyên để được cập nhật thông tin. Ngoài ra, việc chia sẻ công việc, học hành với bạn bè và gia đình cũng giúp bạn có thêm động lực và cân bằng cả hai công việc.
6. Nghỉ ngơi
Du học Úc vừa học vừa làm khiến bạn phải làm hơn nhiều lần bình thường. Chính vì vậy, bạn phải có ý thức giữ gìn sức khỏe, có một chế độ ăn đầy đủ và điều độ, tập một môn thể thao nhẹ nhàng và phù hợp. Bạn nên cố gắng tranh thủ dành thời gian trong lịch làm việc và học tập để nghỉ ngơi và thư giãn với bạn bè và người thân. Làm việc quá sức sẽ gây áp lực và khiến bạn có những stress không cần thiết.
Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, việc làm thêm khi chọn du học Úc có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các dịch vụ tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.