Bạn biết gì về nghề giao dịch viên ngân hàng? Bạn có tố chất để trở thành một giao dịch viên ngân hàng hay không? Cùng tìm hiểu dưới bài viết này nhé!

Bật mí cách nhà lãnh đạo nhận diện được nhân tài

Bật mí cách nhà lãnh đạo nhận diện được nhân tài

Là một nhà lãnh đạo giỏi, ngoài việc có năng lực cá nhân thì việc phát hiện, thu hút và quản lý nhân tài sẽ một trong những công việc rất quan trọng đối với...

1. Giao dịch viên ngân hàng là ngành gì?

Dịch ra tiếng Việt từ này có nghĩa là giao dịch viên ngân hàng. Đây là những người đảm nhận vai trò tiếp xúc trực tiếp và đầu tiên với khách hàng khi đến thực hiện các giao dịch tại ngân hàng để giúp họ hoàn thành những giao dịch liên quan đến tiền bạc, tài chính.

Các nhân viên không chỉ có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn và chăm sóc khách hàng mà còn là người đại diện hình ảnh cho ngân hàng vì thế yêu cầu tuyển dụng đối với một Bank Teller tương đối khắt khe.

2. Giao dịch viên ngân hàng làm những công việc gì?

Công việc của một giao dịch viên ngân hàng người trực tiếp tiếp xúc, tư vấn bán hàng và thực hiện các yêu cầu dịch vụ của khách hàng tại quầy giao dịch trong khả năng và của mình nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Đòi hỏi nghiệp vụ của giao dịch viên ngân hàng về tính chuyên nghiệp, văn hóa ngân hàng và nhiều giá trị vô hình khác được thể hiện qua cường độ làm việc, thái độ phục vụ và khả năng xử lý chính xác của giao dịch viên.

Những điều cần biết về nghề giao dịch viên ngân hàng - Ảnh 1

Công việc của một giao dịch viên ngân hàng người trực tiếp tiếp xúc, tư vấn bán hàng và thực hiện các yêu cầu dịch vụ của khách hàng tại quầy giao dịch 

2.1 Đón tiếp, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Nhiệm vụ của một giao dịch viên trước hết là người đón tiếp, chào hỏi khách hàng ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên, trong một khoảng thời gian ngắn, tạo cho khách hàng những ấn tượng tốt đẹp về ngân hàng. Đồng thời, giao dịch viên phải tìm hiểu nhu cầu của khách hàng kịp thời để tìm biện pháp hỗ trợ. Nhiệm vụ này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp, khéo léo cũng như sự chu đáo và tận tâm của mỗi giao dịch viên. Cần nắm rõ các nhu cầu của Khách hàng để xác định được các giải pháp hỗ trợ kịp thời.

2.2 Tư vấn, hỗ trợ khách hàng về các sản phẩm/ dịch vụ của ngân hàng

Bên cạnh đó, nhiệm vụ của một giao dịch viên còn bao gồm trách nhiệm cung cấp đến khách hàng những thông tin cần thiết qua các nghiệp vụ như:

  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng các thông tin về sản phẩm/ dịch của ngân hàng phù hợp với nhu cầu khách hàng
  • Giới thiệu các sản phẩm mới và chương trình khuyến mãi đến với khách hàng
  • Giải đáp thắc mắc của khách hàng, thiết lập mối quan hệ, giới thiệu, tư vấn và cập nhật chính sách-sản phẩm - Dịch vụ của Ngân hàng đến với khách hàng
  • Thu thập, hướng dẫn, giải thích và cập nhật các thông tin từ khách hàng (trong phạm vi được phép), phản hồi các kiến nghị và đề xuất sửa đổi, bổ sung các nghiệp vụ, các sản phẩm/dịch vụ của Ngân hàng.
  • Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của khách hàng trong phạm vi thẩm quyền cho phép trên cơ sở đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và đảm bảo uy tín của Ngân hàng.

2.3 Thực hiện các giao dịch

Nhiệm vụ của một giao dịch viên ngân hàng quan trọng, cần thiết nhất là thực hiện các thao tác nghiệp vụ nhằm hoàn thành các giao dịch đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

  • Thực hiện các giao dịch để đáp ứng nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm/dịch vụ tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, dịch vụ thẻ,… như mở và quản lý tài khoản, nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi, nghiệp vụ thanh toán, phát hành thẻ, thu chi tiền mặt và thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối, lệnh thanh toán, chuyển tiền,…
  • Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến giao dịch tiền mặt (VND, ngoại tệ) với khách hàng như: xử lý chứng từ, chọn, lọc tiền, phát hiện tiền giả, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, …
  • Đảm bảo cung cấp, phục vụ yêu cầu của khách hàng và các hoạt động nghiệp vụ một cách an toàn, nhanh chóng, chính xác theo đúng quy trình, quy định của Ngân hàng với chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Nhiệm vụ này đòi hỏi giao dịch viên phải nắm chắc kiến thức chuyên môn liên quan đến các thao tác, nghiệp vụ đồng thời những quy định của Ngân hàng.

2.4 Thực hiện công tác hạch toán kế toán, báo cáo khi được yêu cầu

Nhiệm vụ của giao dịch viên ngân hàng là còn phải hạch toán chứng từ/giấy tờ liên quan, cân đối các khoản thu-chi đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc theo yêu cầu của cấp trên.

Thực hiện công tác báo cáo như: báo cáo tiền mặt, liệt kê giao dịch khi cần thiết.

2.5 Chăm sóc khách hàng và phát triển quan hệ lâu dài

Chăm sóc khách hàng và đảm bảo tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ phục vụ cho khách hàng theo quy định của ngân hàng.

Quan tâm, chăm sóc khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ nhằm tạo thiện cảm tốt đẹp, thúc đẩy khách sử dụng thêm sản phẩm/ dịch vụ khác.

3. Điều kiện để trở thành giao dịch viên ngân hàng 

Trên thực tế, mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn riêng đối với vị trí giao dịch viên ngân hàng của mình. Nhưng tựu chung lại, để trở thành giao dịch viên của bất kỳ ngân hàng nào, bạn cũng cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu dưới đây: 

  • Tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kinh tế, Chứng khoán,… 
  • Có chứng chỉ ngoại ngữ theo khung tiêu chuẩn Châu Âu. 
  • Có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm tại các tổ chức tín dụng. 
  • Am hiểu về nghiệp vụ ngân hàng. Nắm bắt được các sản phẩm và gói dịch vụ của ngân hàng tham gia ứng tuyển. 
  • Thành thạo tin học văn phòng và các công cụ tin học liên quan. 
  • Biết lắng nghe, học hỏi. 
  • Giao tiếp tốt và nhanh nhạy trong xử lý các tình huống phát sinh. 
  • Ngoại hình ưa nhìn, đạt đủ chiều cao, phát âm chuẩn chỉ.

Những điều cần biết về nghề giao dịch viên ngân hàng - Ảnh 2

Trên thực tế, mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn riêng đối với vị trí giao dịch viên ngân hàng của mình.

4. Giao dịch viên ngân hàng sẽ có mức lương bao nhiêu?

Mức lương của giao dịch viên ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực làm việc, kinh nghiệm,... Ngoài ra, mỗi ngân hàng cũng có chính sách lương thưởng khác nhau.

Tuy nhiên, theo khảo sát chung thì vị trí sẽ có mức lương trung bình như sau:

  • Mức lương thấp nhất là 3.000.000 triệu VNĐ/tháng.
  • Mức lương thấp là 5.700.000 triệu VNĐ/tháng.
  • Mức lương trung bình là 6.800.000 triệu VNĐ/tháng.
  • Mức lương cao là 8.000.000 triệu VNĐ/tháng.
  • Mức lương cao nhất là 16.000.000 triệu VNĐ/tháng.

Trong đó, nhân viên thử việc sẽ có mức lương thấp nhân. Khi được làm nhân viên chính thức, mức lương sẽ có sự điều chỉnh dựa theo kinh nghiệm và năng lực làm việc.

> TOP 5 hiệu ứng tâm lý nắm bắt tư duy khách hàng

> TOP 5 câu nói khiến doanh nghiệp vô tình “đuổi” khách

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp