Dược là một ngành nghề thuộc lĩnh vực Y Học với chuyên môn bao gồm Hóa học, Sinh học, Giải phẫu học và các môn khoa học sinh học khác. Với danh sách các môn học “khủng” như vậy, không lạ gì khi ngành Dược chỉ nhận những ứng viên xuất sắc nhất vào học.
Người ta thường có quan niệm sai lầm về con đường sự nghiệp sau khi học Dược. Ngoài bán thuốc (thật ra đây là một nghề rất có tiền đồ, vì ở Hoa Kỳ, chỉ có Dược sĩ mới được phép bán thuốc, còn bác sĩ thì không), ngành Dược còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức để trở thành nhà bào chế dược, giảng viên Đại học ngành Dược, nhà nghiên cứu dược, nhà nghiên cứu phát triển dược, viết sách dược, làm việc ở các cơ quan dược hoặc khoa chất độc/độc tố.
Những điểm cần ghi nhớ khi du học Mỹ ngành Dược
Du học Mỹ ngành Dược như thế nào?
Ở Hoa Kỳ không có Cử nhân Dược. Muốn hành nghề Dược, sinh viên du học Mỹ ngành Dược đầu tiên phải hoàn thành chương trình Tiến sĩ Dược, muốn học Tiến sĩ Dược, bắt buộc sinh viên phải học chương trình Cử nhân Khoa học (Bachelor of Science) 04 năm, trong đó có 02 năm là học Dự bị Dược (pre-pharmacy).
Muốn theo học Tiến sĩ Dược (Doctor of Pharmacy – Pharm. D.) sinh viên không cần bằng BS hay BA nhưng phải hoàn tất cả các lớp dự bị.
Những thành tích phải có trước khi học Tiến sĩ Dược:
- Hoàn tất gần hết các lớp BS (Bachelor of Sciences - Cử nhân Khoa học)
- GPA từ 3.8 đến 4.0
- Quá trình làm tình nguyện viên
- Thành tích về ngành Dược
- Giấy giới thiệu của Giáo sư hay đại diện của các Công ty Dược
Sinh viên muốn vào trường Dược, phải gửi đơn vào Hiệp Hội các trường Đại học Dược Hoa Kỳ (AACP – American Association of College Pharmacy), Pharm CAS (Center Admission Service). Website sau đây thông tin những thể lệ cần biết: Pharmcas.org
Sau đó, sinh viên phải thi PCAT (Pharmacy College Admission Test).
Sau khi được nhận vào trường Dược, thường rất giới hạn thí dụ tại tiểu bang Minnesota chỉ có hai trường, trường Dược tại Twin Cities, chỉ nhận 100 sinh viên, tại Duluth nhận chỉ 50 sinh viên và không có một trường Đại học nào khác tại Minnesota nhận nữa. Website sau đây giải thích thủ tục nhập học của riêng Đại học Nha Khoa tại Minnesota: pharmacy.umn.edu
Tiền học mỗi năm cho ngành Dược độ khoảng 30 ngàn USD kể cả tiền ăn ở và tiền sách cho dân Minnesota (resident) và 40 ngàn USD cho dân ngoài Tiểu bang Minnesota (non-Minnesota resident). Ở những nơi khác trong nước Mỹ, số tiền chi tiêu và học phí cũng tương tự như vậy. Chi tiết về tiền học, ăn ở, trợ giúp học phí và học bổng trong khi theo học tại Đại học Dược Minnesota được hướng dẫn rõ ràng trong Website pharmacy.umn.edu
Thời gian học là 4 năm tốt nghiệp, sinh viên được cấp phát bẳng Tiến sĩ Dược (nhưng không có bằng Cử nhân Dược, BS).
Sau khi tốt nghiệp, chỉ có 3 con đường để Dược sĩ tương lai chọn lựa: 1 Làm tại bệnh viện 2 Trách nhiệm và bán thuốc Tây 3 Nghiên Cứu các Dược phẩm mới tại các hãng Bào Chế Dược. Trong mỗi trường hợp, Dược sĩ phải thường trú thực tập khoảng 1500 giờ nhưng không bắt buộc phải ở hẳn trong bệnh viện hay các tiệm thuốc Tây, tức là chỉ cần đi làm cho các nơi đó về ngành Dược khoảng 10 tháng rồi phải thi chứng chỉ hành nghề Dược.
Khi đi làm, lương của Dược sĩ tại Hoa Kỳ khởi đầu khoảng 75,000 – 95,000USD/năm, sau đó lương có thể tăng từ 100,000 – 150,000 USD/năm. Tất cả các Dược sĩ có bằng hành nghề đều có việc làm, không một Dược sĩ nào thất nghiệp.
Tại Mỹ, Bác sĩ không bao giờ được phép bán thuốc. Những loại thuốc đặc trị kể cả thuốc trị bệnh thông thường cũng đòi hỏi một cách tuyệt đối toa thuốc của Bác sĩ trước khi Dược sĩ bán thuốc cho bệnh nhân.
Để tiện lợi hơn cho các bạn học sinh – sinh viên khá giỏi muốn thi vào ngành dược, các bạn nên xem phần đánh giá xếp hạng các trường Đại học Dược hàng đầu nước Mỹ bên dưới để làm tiêu chuẩn cố gắng cũng như nộp đơn xin nhập học vào trường thích hợp với năng lực bản thân.
Sau khi ra trường Tiến sĩ ngành Dược sẽ hành nghề như thế nào?
Tốt nghiệp Tiến sĩ Dược không có nghĩa là sinh viên được phép hành nghề ngay lập tức. Muốn hành nghề, đầu tiên phải có chứng chỉ (license) hành nghề. Tất cả các bang ở Hoa Kỳ đòi hỏi phải có chứng chỉ NAPLEX (North American Pharmacist Licensure Examination) và hầu hết các bang đòi hỏi phải vượt qua kỳ sát hạch MPJE (Multistate Pharmay Jurisprudence Exam).
Ở một số bang, kỳ sát hạch không phải là MPJE mà là APJE (Arkansas Pharmacy Jurisprudence Exam, bang Arkansas), CPJE (California Practice Standards & Jurisprudence Exam, bang California) và VFSDLE (Virginia Federal & State Durg Law Examination, bang Virginia).
Ngoài ra, ở bang New York, Georgia, North Carolina và North Dakota, ngoài NAPLEX và MPJE, để được phép hành nghề Dược còn phải vượt qua kỳ thi thực hành hoặc phỏng vấn.
Lưu ý là các chứng chỉ và bài sát hạch đều có thời hạn, trước khi hết hạn, Dược sĩ phải làm lại bài kiểm tra mới được phép tiếp tục hành nghề.
Thu nhập sau khi tốt nghiệp: Đừng hoài nghi về mức lương sau khi tốt nghiệp trường Dược. Quá trình học Dược và các kỳ sát hạch gian khổ của sẽ được đền bù hoàn toàn xứng đáng. Một sinh viên mới ra trường có thể nhận được mức lương khởi điểm từ $75,000/năm tới $95,000/năm. Vài năm sau sẽ là $100,000/năm cho tới $150,000/năm. Và không có một dược sĩ nào thất nghiệp tại Hoa Kỳ!
Lộ trình học ngành Dược khi du học Mỹ bạn cần biết
Một lưu ý quan trọng cho những bạn du học Mỹ ngành Dược đó là, ở Mỹ chỉ có tiến sĩ Dược nên lộ trình học tập của bạn sẽ kéo dài từ 7-9 năm.
1.Tốt nghiệp Trung học: Lời khuyên dành cho bạn có ý định học Dược ở Hoa Kỳ: Hãy chuẩn bị ngay từ lúc học Phổ thông, cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các ứng viên vào trường Dược bắt đầu rất sớm. Một bảng điểm Phổ thông đẹp long lanh và đạt điểm tuyệt đối ở các môn khoa học như Sinh, Hóa và Sinh Lý là lợi thế vô cùng to lớn.
2. Lấy bằng Cử nhân Khoa học: Cử nhân Khoa học (Bachelor of Science – B.S.) là chương trình kéo dài 04 năm và bắt buộc người muốn học Dược phải trải qua. Trong đó có 02 năm gọi là Dự bị Dược (pre-pharmacy) bao gồm các môn như Giải phẫu học, Sinh học, Tính toán, Hóa học, Vật lý và Xã hội học. Để được nhận vào chươn trình Tiến sĩ Dược, tối thiểu bạn phải đạt mức trung bình từ 3.6 trở lên (trên thang điểm 4.0) ở chương trình Cử nhân Khoa học.
Có một điểm cần lưu ý rằng không phải trường Đại học nào cũng đào tạo chương trình Cử nhân Khoa học có pre-pharmacy. Vì vậy, trước khi đăng ký bất kỳ khóa học nào, hãy tham khảo sự tư vấn từ các chuyên viên tư vấn để chọn đúng trường và ngành học. Tương tự như thời học Phổ thông, bạn vẫn phải thể hiện mình xuất sắc trong các môn liên quan Sinh – Hóa mới có cơ hội tiếp tục học Tiến sĩ.
3. Lấy PCAT: Sau khi hoàn thành Cử nhân Khoa học và đạt được số điểm cần thiết vào trường Dược bạn mong muốn, bạn vẫn còn một rào cản nữa trước khi thật sự được chấp nhận: PCAT – Pharmacy College Admission Test. PCAT là bài kiểm tra bắt buộc đối với sinh viên ghi danh vào trường Dược. Ngoài kiểm tra trình độ học thuật ở bậc Cử nhân của sinh viên, PCAT còn kiểm tra kiến thức về Khoa học. Bài kiểm tra này nhằm mục đích xác định liệu sinh viên có đủ khả năng theo học trường Dược hay không.
4. Lấy bằng Tiến sĩ Dược: Thường thì chương trình Tiến sĩ Dược ngốn hết 04 năm, trong thời gian đó, bạn sẽ được học các môn như Dược, Y Đức trong nhà trường và làm việc ở bệnh viện hoặc nhà thuốc dưới sự giám sát của các Dược sĩ đã được cấp giấy phép hành nghề.
5. Lấy giấy phép hành nghề: Có được bằng Tiến sĩ Dược không có nghĩa là bạn đã được phép hành nghề Dược đâu nha. Tới thời điểm này, con đường trở thành Dược sĩ của bạn còn một chút xíu trở ngại: NAPLEX và MPJE.
NAPLEX – North American Pharmacist Licensure Examination và MPJE – Multistate Pharmacy Jurisprudence Exam là hai loại chứng chỉ hành nghề cấp quốc gia và cấp bang. Để hoạt động như một
Dược sĩ, bạn cần phải có cả hai chứng chỉ hành nghề này. Tuy nhiên, một số bang như Arkansas, California và Virginia không chấp nhận MPJE mà sẽ có một cuộc thi khác thay thế.
6. Tìm việc làm: Dược sĩ có thể làm việc ở nhiều khu vực ngành nghề khác nhau: bệnh viện, nhà thuốc, cơ quan y tế của chính phủ, tổ chức chăm sóc sức khỏe cộng đồng và giảng dạy ở trường học.
Dược sĩ không đơn giản là nghề đứng bán thuốc suốt 40 giờ 1 tuần đâu nha. Ngoài kiến thức thành phần thuốc, một dược sĩ cần phải có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thương lượng với bệnh nhân và kỹ năng quản lý thuốc.
Bạn đọc quan tâm hay còn nhiều thắc mắc về hệ thống giáo dục, các ngành học, hoc bong du hoc My, visa du hoc My, việc làm thêm khi chọn du học Mỹ có thể để lại thông tin tại phần hỏi đáp bên dưới để được cập nhật thêm thông tin hoặc bạn cũng có thể liên hệ trực tiếp với các công ty tư vấn du học uy tín - là đối tác của Kenhtuyensinh.vn để được cập nhật thông tin và tư vấn miễn phí.