9 bước thành công trong phỏng vấn xin việc
Phỏng vấn xin việc luôn là tình huống ít nhiều tạo nên tâm lý bồn chồn, lo lắng nơi các ứng viên. Bắt đầu từ thời điểm bạn nộp hồ sơ thành công, nhận lời mời phỏng vấn đến thời gian sau khi tham gia phỏng vấn, có rất nhiều điều ứng viên cần lưu ý thực hiện để chinh phục thành công một vị trí việc làm mơ ước. Bạn đã trang bị cho bản thân một danh sách “Những điều cần làm trước, trong và sau phỏng vấn xin việc”? Nếu chưa, hãy ghi nhớ 9 hướng dẫn dưới đây và tận dụng “bí quyết” xây dựng một ấn tượng thật chuyên nghiệp và tích cực trong mắt nhà tuyển dụng:
- Chuẩn bị kỹ càng. Nắm bắt đầy đủ các thông tin liên quan đến doanh nghiệp và nhà tuyển dụng trực tiếp sẽ là một lợi thế lớn khi bước vào phỏng vấn.
- Chuẩn bị phục trang chuyên nghiệp, lịch sự.
- Đến nơi phỏng vấn đúng giờ. Đây là quy tắc cơ bản luôn cần tuân theo để thể hiện sự chuyên nghiệp và thái độ tôn trọng với nhà tuyển dụng.
- Đặt những câu hỏi xoay quanh doanh nghiệp và những vị trí đang có nhu cầu tuyển dụng.
- Trong trường hợp bạn được giới thiệu đến buổi phỏng vấn việc làm qua một lời giới thiệu, gợi ý dành cho bạn là đừng quên nhắc đến tên người giới thiệu ấy. Điều này sẽ phần nào giúp bạn “củng cố” lòng tin và xây dựng mối quan hệ tốt hơn với nhà tuyển dụng.
- Thuyết phục nhà tuyển dụng qua việc liên hệ tính thực tiễn của kinh nghiệm bạn đang sở hữu có thể áp dụng lên vị trí ứng tuyển hiện tại
- Thể hiện bạn chính là “ẩn số sáng giá” mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm. Yếu tố then chốt tạo nên thành công cho ứng viên chính là việc tạo được sự gắn kết với doanh nghiệp, hãy chủ động bày tỏ thiện chí đưa ra hướng đi mới cho những vấn đề khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải.
- Đem theo giấy bút và ghi chú những điểm quan trọng xuyên suốt buổi phỏng vấn.
- Gửi thư cảm ơn trong vòng 24 giờ sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc. Điều này vô cùng quan trọng.
Giữa “hằng hà sa số” ứng viên tiềm năng, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ dành sự chú ý cho những ứng viên thật sự quan tâm đến vị trị ứng tuyển và công ty, cũng như thể hiện sự tôn trọng về thời gian của người phỏng vấn.
Click để tham gia chương trình đào tạo Kỹ năng phỏng vấn xin việc tại Academy.vn
Bất cứ gắn kết nào bạn nỗ lực tạo ra cũng sẽ nâng cao nhận thức của nhà tuyển dụng về “thương hiệu cá nhân” của bạn. Nếu đầu tư thời gian chuẩn bị cho kỹ năng phỏng vấn xin việc, quan tâm đến nhu cầu của nhà tuyển dụng, áp dụng thực hiện những tiêu chí Academy.vn vừa đưa ra thì bạn hoàn toàn có thể để lại dấu ấn cá nhân, đánh bật hàng loạt đối thủ “đáng gờm” và cơ hội đạt được công việc mơ ước luôn nằm trong tầm tay với.
Kỹ năng sống: Tham khảo 10 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc:
Câu hỏi 1: Hãy nói về bản thân bạn
Cách xử lý: Hãy nhớ rằng nhà tuyển dụng đang hỏi để đánh giá sự phù hợp của bạn với vị trí công việc, vì vậy hãy chuẩn bị những câu trả lời về bạn nhưng gắn với công việc thay vì những vấn đề cá nhân. Bạn chỉ nên trả lời liên quan tới vấn đề cuộc sống cá nhân khi người tuyển dụng thực sự đi sâu và muốn tìm hiểu.
Câu hỏi 2: Hãy cho tôi biết bạn mơ ước công việc gì?
Cách trả lời: Nếu như bạn trả lời một cách chân thật về công việc trong mơ của bạn thì tất nhiên nhà tuyển dụng sẽ lắng nghe và có những đánh giá về mặt cảm tính tốt. Tuy nhiên về mặt lý tính, họ sẽ so sánh công việc trong mơ của bạn với công việc thực sự họ cần ở bạn và nếu có quá ít điểm chung thì nguy cơ bị loại của bạn sẽ tăng lên. Vì vậy nếu vị trí bạn nộp đơn xin việc không phù hợp với ước mơ thì hãy đưa ra những câu trả lời khuôn mẫu, ví dụ: mơ ước một môi trường làm việc năng động, được giao tiếp, được học hỏi để phát triển v.v…
Câu hỏi 3: Vì sao bạn nghỉ việc ở nơi làm cũ?
Cách xử lý: Hãy đưa ra những câu trả lời mang tính tích cực, ví dụ: tôi muốn theo đuổi đam mê mới hoặc một cơ hội mới… và đặc biệt nhấn mạnh bằng những từ ngữ tốt đẹp về cơ hội đó. Đừng bao giờ nói xấu công ty cũ, sếp cũ hoặc chê bai về chế độ đãi ngộ… Cho dù bạn nghỉ việc với bất kỳ lý do gì, hãy mô tả nó theo cách tích cực nhất có thể.
Câu hỏi 4: Điểm yếu của bạn là gì?
Cách trả lời: Khi gặp câu hỏi này, đừng ngay lập tức liệt kê một loạt điểm yếu của mình, cũng không thể khẳng định rằng bạn không có điểm yếu. Cách xử lý tốt nhất là chuẩn bị sẵn một vài điểm yếu, nhưng ẩn chứa điểm mạnh trong đó. Ví dụ: Tôi hay quên nên nhiều khi phải tự sắp xếp một lịch công việc chi tiết và dán nó trước mặt bàn… Hoặc tôi không giỏi về cách ăn nói, nên đôi khi thật thà quá dễ làm mất lòng… Các câu trả lời khôn khéo sẽ giúp bạn biến điểm yếu thành điểm mạnh.
Câu hỏi 5: Điểm mạnh của bạn là gì?
Cách xử lý: Đối với câu hỏi này, bạn phải chuẩn bị thật tốt và nhớ là phải gắn với công việc bạn đang nộp đơn. Hãy nêu các điểm bạn thật sự mạnh và hiệu quả bạn sẽ đem lại đối với công việc trên, đồng thời đừng quên những ví dụ mà bạn đã thực hiện được ở công việc trước đó.
Câu hỏi 6: Bạn có biết gì về công việc của chúng tôi không?
Cách trả lời: Câu hỏi phỏng vấn xin việc này sẽ rất thường gặp, vì vậy hãy dành thời gian nghiên cứu thông tin về công ty, website, bạn bè hoặc nếu có ai đó quen biết đang làm tại công ty thì càng tuyệt vời. Hãy nhớ trả lời câu hỏi nhưng gắn với “sự phù hợp” của bạn với công ty.
Câu hỏi 7: Vì sao chúng tôi nên tuyển bạn?
Cách xử lý: Nếu gặp phải một người phỏng vấn có cá tính, họ sẽ đặt câu hỏi mang tính thách thức bạn như trên. Hãy trả lời trên những khía cạnh rằng bạn cần công việc phù hợp và công ty cũng cần người phù hợp. Nhưng lưu ý đừng so sánh bạn với bất kỳ ai khác.
Câu hỏi 8: Bạn có nghĩ bạn là người thành công?
Cách trả lời: Tất nhiên là CÓ. Thành công không có nghĩa là phải vượt trên tất cả mọi người, vì vậy bạn hãy cho họ biết là bạn đã có những thành công gì và nếu cần sẵn sàng giải thích cho họ vì sao bạn coi đó là thành công.
Câu hỏi 9: Vì sao bạn lại không có việc làm trong thời gian qua?
Cách xử lý: Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau, bận việc cá nhân… nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và tương đối thực tế. Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học tài chính nâng cao để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chương trình tiếng Anh tại trung tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Câu hỏi 10: Đồng nghiệp cũ thường nói gì về bạn?
Cách trả lời: Hãy cho họ biết một vài câu nhận xét của đồng nghiệp về bạn mang tính tích cực hoặc có ẩn chứa sự tích cực. Nhưng cũng đừng phóng đại những câu nói đó.
Với 9 bước chuẩn bị và 10 câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn xin việc trên đây, chúng tôi hi vọng bạn đã đủ kỹ năng phỏng vấn việc làm để nhận được công việc mơ ước của mình. Theo dõi kenhtuyensinh thường xuyên để học thêm nhiều bài học kỹ năng sống như kỹ năng thuyết trình, kỹ năng bán hàng,...
Bài viết thuộc chủ đề: phỏng vấn xin việc, kỹ năng phỏng vấn xin việc, kỹ năng phỏng vấn việc làm, câu hỏi phỏng vấn xin việc, kỹ năng sống, kỹ năng phỏng vấn.