Theo nhiều giáo viên, việc đặt môn Ngoại ngữ hệ số 1 sẽ phù hợp với chương trình giáo dục hiện nay, đồng thời thể hiện được sự công bằng như nhau cho tất cả thí sinh.

Hà Nội: Về bài thi thứ 4 trong thi tuyển lớp 10, lãnh đạo nhà trường nói gì?

Hà Nội: Về bài thi thứ 4 trong thi tuyển lớp 10, lãnh đạo nhà trường nói gì?

Đa số nhà quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh bậc THCS tại Hà Nội đều mong muốn sở GD&ĐT công bố bỏ bài thi thứ 4, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10.

Việc tính hệ số của các môn thi lớp 10 cũng tùy vào mỗi địa phương quy định. Có nhiều địa phương môn toán, ngữ văn tính hệ số 2, ngoại ngữ hệ số 1 (Khánh Hòa, Hải Phòng) nhưng cũng có địa phương tính hệ số 1 cho cả 3 môn thi toán, ngữ văn, ngoại ngữ (Cao Bằng). TP.HCM từ năm học 2021-2022 đã thực hiện tính hệ số 1 các môn thi toán, ngữ văn, tiếng Anh.

Về điểm xét tuyển, nguyên tắc xét tuyển, cách xét tuyển đối với các trường THPT áp dụng hình thức thi tuyển có tính hệ số 1 và 2 các môn thi như sau: điểm xét tuyển là tổng điểm 3 bài thi đã tính theo hệ số và điểm cộng cho đối tượng ưu tiên. Trong đó, điểm bài thi các môn ngữ văn, toán tính hệ số 2, điểm bài thi môn tiếng Anh tính hệ số 1.

1. Ngoại ngữ nên được đặt ngang hàng với Toán, Ngữ Văn?

Thi lớp 10: Môn ngoại ngữ hệ số 1 có thiệt thòi cho học sinh nông thôn? - Ảnh 1

Nhiều giáo viên cho rằng việc đặt môn Ngoại ngữ cùng hệ số với Toán, Văn là hợp lý

Nhiều thầy cô nhận xét việc tính môn ngữ văn, toán hệ số 2, môn ngoại ngữ hệ số 1 là vẫn còn có sự phân biệt “nặng - nhẹ” giữa các môn thi tuyển, môn học. Như vậy là thiếu công bằng và không hợp lý. Nhiều giáo viên cho rằng nên tính cùng một hệ số các môn thi tuyển theo đúng tinh thần hướng dẫn trong các Thông tư của Bộ GD-ĐT trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và thực tế hiện nay.

Đề án Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025 của Thủ tướng Chính phủ ghi: “…Tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đưa ngoại ngữ vào nhà trường từ bậc mầm non và các hoạt động xã hội. Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích hợp trong các môn học khác và dạy các môn học khác (như toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành...) bằng ngoại ngữ".

Thực tế cuộc sống hiện nay tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp quốc tế, là “chìa khóa” mở cửa hội nhập với thế giới.

Trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tại Điều 9 Thông tư 22 quy định, học sinh được đánh giá kết quả học tập ở mức tốt nếu tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét được ở mức đạt; tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số có điểm trung bình môn từ 6,5 trở lên, trong đó ít nhất 6 môn có điểm trung bình môn từ 8,0 trở lên. Như vậy, theo quy định của Thông tư 22, tất cả các môn sẽ đều được tính điểm như nhau, không phân biệt môn chính, môn phụ.

Theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT, ngoài 2 môn toán và ngữ văn từ 8,0 trở lên, để được xếp loại học sinh giỏi, còn có môn ngoại ngữ cũng đạt điểm tốt. Như vậy môn ngoại ngữ được đặt ngang hàng, bình đẳng với môn toán, ngữ văn.

2. Liệu có công bằng với học sinh vùng nông thôn?

Tuy nhiên cũng có ý kiến đồng tình với việc tính môn tiếng Anh hệ số 1, vì lý do mặt bằng chất lượng dạy, học tiếng Anh hiện nay chưa đồng đều giữa các địa phương.

Học sinh ở thành phố có điều kiện để học tiếng Anh tốt hơn học sinh ở vùng nông thôn là thực tế. Song tuyển sinh lớp 10 là một kỳ thi tuyển với mục đích chọn học sinh có đủ năng lực để tiếp tục học chương trình THPT. Ngoài ra, kỳ thi luôn thực hiện với nguyên tắc căn cứ vào điểm xét tuyển (điểm chuẩn từng trường khác nhau) để tuyển từ cao xuống thấp đến khi đủ chỉ tiêu được giao. Như vậy môn ngoại ngữ kể cả môn ngữ văn, toán nếu cùng tính hệ số 1 hay hệ số 2 cũng công bằng như nhau cho tất cả thí sinh.

Tuyển sinh lớp 10: Nhiều tỉnh, thành tổ chức thi với 3 môn

COVID-19: TP.HCM có tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm 2022 không?

Theo Thanh Niên