Trong thời gian gần đây, nhiều ý kiến cho rằng việc mô hình giáo dục đại học đang bị gò bó, sai lệnh khiến cản trở nhiều trong việc giáo dục học sinh.

Hậu Giang đối mặt với thách thức thiếu gần 1500 giáo viên và nhân viên

Đủ mọi "lạm thu" từ trường học

ĐH là bao gồm nhiều trường gộp lại

Đại diện cơ quan thẩm tra dự án luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH Phan Thanh Bình cho biết có 2 luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này.

Thứ nhất là của cơ quan thẩm tra, đề nghị quy định thống nhất mô hình hệ thống cơ sở GDĐH gồm trường ĐH và ĐH (hệ thống các trường ĐH). Các trường tùy theo nhiệm vụ, chức năng sẽ tự nguyện hoặc được nhà nước quy định kết hợp, sáp nhập với nhau tạo thành một tổ hợp/hệ thống các trường ĐH. Hoặc khi một trường ĐH lớn mạnh lên và thành lập hệ thống các trường ĐH thì được hình thành một ĐH.

Đại học với mô hình giáo dục, công kềnh cần sớm phải thay đổi

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Có nhiều ý kiến băn khoăn tại sao chỉ có Đại học Quốc gia được gọi là đại học?”

Mô hình trường ĐH trong ĐH được cơ quan thẩm tra nhận định không mới trong xu hướng phát triển; tạo độ mở cho mô hình cơ sở giáo dục ĐH; thuận lợi cho việc kết hợp, sáp nhập, giảm số lượng trường.

Ý kiến thứ hai là của cơ quan soạn thảo, đề nghị quy định hệ thống cơ sở GDĐH gồm có ĐH, trường ĐH, học viện và các cơ sở giáo dục đào tạo có tên khác, gọi chung là ĐH.

Bộ máy thì cồng kềnh, khó quản lí chất lượng thực tế

Tham gia hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng quy định về mô hình ĐH trong dự thảo luật chưa giải quyết được các vướng mắc trong thực tế. "Có nhiều ý kiến băn khoăn tại sao chỉ các ĐHQG, ĐH vùng được gọi là ĐH trong khi có rất nhiều trường uy tín như ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế quốc dân… lại không được gọi đúng từ định danh đó" - Phó Thủ tướng đặt vấn đề.

Phó Thủ tướng cho rằng khi hội nhập khó giải thích tên trường vì khi dịch ra tiếng Anh chỉ có một từ thống nhất để chỉ trường ĐH là University. Phó Thủ tướng cho rằng cần thừa nhận những hạn chế trong mô hình tổ chức 2 ĐHQG cũng như 3 ĐH vùng hiện nay. "Anh em các trường đang rất tâm tư với dự thảo luật mới. Không nên chỉ vì tên trường mà ấn người ta ở mức cố định, không được vươn lên" - Phó Thủ tướng nói.

Đại học với mô hình giáo dục, công kềnh cần sớm phải thay đổi

ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) cho rằng có sai lầm trong việc tổ chức, phân loại mô hình cơ sở đào tạo ĐH khi chỉ căn cứ vào quy mô trường mà không nhìn vào năng lực đào tạo, nhu cầu của người học… "Việc phân loại mô hình theo hướng tư duy này ảnh hưởng lớn đến sức phát triển của giáo dục ĐH.

Xưa nay cứ nói ĐHQG là nói tới sự hoành tráng, quy mô nhưng trong đó không phải trường nào, khoa nào cũng nhận được sự đánh giá cao từ xã hội. Trong khi đó, ĐHQG lại sinh ra một bộ máy quản lý trung gian cồng kềnh, phức tạp" - ông Nhưỡng nhận xét và kiến nghị phải tăng quyền tự chủ cho các trường nghĩa là tạo điều kiện cho liên kết chứ không phải đóng khung trong một mô hình cứng.

GS-TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho biết mô hình ĐH vùng cũng không được nhiều trường ĐH ủng hộ. "Nhiều trường muốn thoát ly khỏi sự quản lý của ĐH vùng và cho rằng thêm cấp quản lý chỉ trói buộc sự tự chủ, chủ động" - ông Dong nói.

Nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam, cho biết một số trường ĐH thành viên ĐHQG và ĐH vùng hiện nay đang muốn ly khai vì họ đang phải nuôi bộ máy trung gian quá cồng kềnh.

Trước các băn khoăn trên, ông Phan Thanh Bình nhấn mạnh xu hướng của giáo dục ĐH là đa lĩnh vực. Ông Bình dẫn ví dụ Philippines đã có ĐHQG với 17 trường ĐH thành viên. Nhật Bản cũng đã hình thành Tập đoàn ĐHQG để giải quyết những bài toán lớn đặt ra ở tầm quốc gia.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đề nghị cơ quan soạn thảo và thẩm tra tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật bảo đảm tính khả thi. Luật Giáo dục ĐH sửa đổi dự kiến được thông qua vào kỳ họp QH thứ 6 vào tháng 10/2018

Nhiều trường ĐH được quyền tự chủ hơn 

Dự thảo luật được chỉnh lý theo hướng mức thu học phí được xác định trên nguyên tắc tính đủ chi phí căn cứ theo chi phí đơn vị do cơ sở giáo dục đại học công khai mà không xác định mức trần học phí.

Dự thảo luật làm rõ khái niệm tự chủ là quyền được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về các hoạt động chuyên môn, tổ chức và nhân sự, tài chính, tài sản và các hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học.

Hội đồng thi THPT quốc gia 2018 tỉnh Hòa Bình tổ chức họp kiểm điểm sai phạm điểm thi

Đâu là lý do khiến nhiều trường dù đã tuyển bổ sung vẫn không đủ chỉ tiêu?

Theo Người lao động - Kênh Tuyển Sinh