Sự kiện: Giáo Dục, Tuyển Sinh

 

Tin liên quan:

 

luong_giao_vien_ngay_cang_giam

Năm 2011: Dự toán chi ngân sách ngành giáo dục hơn 5 ngàn tỷ đồng. Ảnh Xuân Trung

 

Bộ Giáo dục & Đào tạo vừa tổng kết kế hoạch thu – chi ngân sách năm 2011. Theo đó, do các mặt hàng tăng cao nên thu nhập thực tế GV thấp hơn năm trước.

 

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2011 toàn ngành đã đào tạo được 3.385 Tiến sĩ, hơn 40.000 thạc sĩ, cùng với đó là hơn 500.000 sinhh viên đại học và cao đẳng chính quy.

 

Cũng theo báo cáo, năm 2011 các trường có tỷ lệ giảng viên trình độ tiến sĩ chiếm 21,3% (bình quân chung cả nước là 11,9%). Nếu tính riêng các trường đại học là 21,43% (bình quân là 21%), cao đẳng là 5,9%.

 

Năm 2011, diện tích dành cho sinh viên tiếp tục giảm mạnh. Cụ thể, nếu tính bình quân 25m vuông đất/1 sinh viên thì chỉ có 9 trường trong 38 trường đại học, cao đẳng trực thuộc Bộ đạt tiêu chuẩn trên. Các trường diện tích bình quân/sinh viên thấp tập trung ở khu vực thành phố lớn, nhất là Hà Nội và TP HCM (như: ĐH Kinh tế TP HCM, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Ngoại Thương, ĐH Xây Dựng…).

 

Tình hình ngân sách chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục vào đào tạo năm 2011 là hơn 3.000 tỷ đồng, trong đó chi cho đào tạo đại học, cao đẳng là hơn 1.500 tỷ, sau đại học gần 100 tỷ, chi cho phổ thông chuyên, thực hành, năng khiếu là 32 tỷ đồng…

 

Chi phí để đào tạo bình quân cho 1 học sinh  sinh viên năm 2011 tăng. Cụ thể, đào tạo tiến sĩ khoảng 10-12 triệu/học viên/năm, tương tự, thạc sĩ: 7-8 triệu, đại học gần 7 triệu, cao đẳng từ 5,5 -6 triệu.

 

Đáng chú ý, tính theo mức lương tối thiểu từ ngày 1/5/2011 là 830.000 đồng thì tổng nhu cầu kinh phí để thực hiện cải cách tiền lương năm 2011 là 135,7 tỷ đồng. Theo Bộ Giáo dục, năm 2011, giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện nước và các chi phí thường xuyên khác đều tăng. Do vậy  thu nhập thực tế bình quân năm nay thấp hơn năm trước.

 

Bộ Giáo dục cho biết, kế hoạch ngân sách năm 2012 trên cơ sở tự đảm bảo cho hoạt động thường xuyên, xác định giai đoạn ổn định 3 năm, mức ngân sách sẽ được phân bổ theo từng nhóm.

 

Nhóm các đại học khối kinh tế, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ một phần các hoạt động không thường xuyên.

 

Nhóm các trường cao đẳng sư phạm, ngân sách nhà nước đảm bảo chi 60-70%. Các trường đại học khối sư phạm thì mức hỗ trợ sẽ thấp hơn từ 40-50%. Các trường đại học khối văn hóa-thể thao, ngân sách chi từ 50-70%. Khối nông – lâm – ngư nghiệp, ngân sách đảm bảo từ 30-50%, các trường khối Kỹ thuật được hỗ trợ thấp nhất là 20-40%.

 

Năm 2012, số chỉ tiêu đào tạo được phân bổ theo trình độ có tăng hơn năm 2011. Theo đó, đào tạo đại học chính quy là 310.000 chỉ tiêu (trong đó sư phạm 28.000), cao đẳng 266.000 chỉ tiêu (sư phạm 26.000), tiến sĩ gần 4.000 trong khi đó chỉ tiêu dành cho thạc sỹ lên tới 50.000.

 

Bộ Giáo dục cho biết, trong năm 2012, tổng chi sự nghiệp giáo dục đào tạo sẽ gần 4.500 tỷ đồng.

 

Năm 2011, Trường đại học Vinh được Thủ tướng phê duyệt đưa vào danh mục các trường đại học trọng điểm, nâng tổng số trường trọng điểm trực thuộc Bộ lên 11 trường trong tổng số 16 trường trên toàn quốc.

Các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ hiện nay bao gồm 38 trường đại học, cao đẳng. Năm 2011, các trường có Đề án trình Bộ xin phép thành lập cơ sở 2 là: Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Trường ĐH Mở TP HCM,  Trường Dự bị đại học dân tộc TƯ Nha Trang, Trường Dự bị đại học dân tộc Sầm Sơn.


Tuyển sinh, thông tin tuyển sinh, trường quốc tế

Kenhtuyensinh (giaoduc.net.vn)


Bài: Lương giáo viên ngày càng giảm