Trong thời hiện đại, gần như mọi người thường lựa chọn nhảy việc hoặc vì môi trường không chuyên nghiệp, mối quan hệ công sở khẩn trương hoặc đơn giản nhất là vì mức lương hậu hĩnh. Vậy thì liệu rằng ai nhảy việc thì lương cũng tăng gấp đôi chăng?

Vì sao xảy ra tình huống nhân viên mới vừa vào làm việc thì xin thôi việc ngay?

Vì sao xảy ra tình huống nhân viên mới vừa vào làm việc thì xin thôi việc ngay?

Có lẽ bạn đã biết, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay thì không chỉ nhà tuyển dụng tìm kiếm nhân viên mà còn có những ứng viên lao động tìm kiếm doanh nghiệp...

1. Nhảy việc tốt hay xấu?

Sau 3 năm ra trường, tôi đã nhảy việc ở 4 công ty khác nhau. Sở dĩ tôi thay đổi nơi làm việc liên tục vì chán và thu nhập thấp. Đến khi tìm được công việc mơ ước, tôi chật vật xin việc vì kinh nghiệm kém cỏi cùng CV không thu hút được nhà tuyển dụng. Mãi sau này tôi mới biết, vì kinh nghiệm làm việc ở mỗi nơi chưa đầy 1 năm, nhà tuyển dụng đánh giá thấp sự gắn bó và đặt nghi vấn năng lực làm việc của tôi.

Thông qua điều đó, chúng ta có thể thấy nhảy việc liên tục mang lại nhiều ảnh hưởng đến khả năng xin việc của bạn. Bởi ngoài năng lực, nhà tuyển dụng cần nhân viên chịu khó và gắng bó cùng doanh nghiệp. Đừng lấy lý do môi trường không phù hợp làm cớ để bạn nhảy việc liên tục. Khi bạn hoàn toàn có thể tự xác định được mục tiêu công việc và trao đổi với nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn trực tiếp. Nếu cảm thấy không phù hợp, bạn có thể chọn doanh nghiệp khác. Ngược lại, bạn “cả thèm chóng chán” và lười nhác với công việc, chẳng doanh nghiệp nào chấp nhận “nuôi” người như thế. 

Liệu rằng ai nhảy việc thì lương cũng tăng gấp đôi? - Ảnh 1

Liệu rằng ai nhảy việc thì lương cũng tăng gấp đôi?

Tôi đã từng được yêu cầu tuyển dụng vị trí kế toán tổng hợp cho công ty. Chị kế toán trưởng đã yêu cầu tôi chọn hồ sơ có kinh nghiệm từ 2 năm trở lên. Tôi thắc mắc và cảm thấy có chút không công bằng: Doanh nghiệp nào cũng yêu cầu kinh nghiệm cao vậy những người trẻ lấy đâu ra cơ hội? Nhưng tất cả đều có dụng ý sâu xa của nó. Bởi vị trí kế toán tổng hợp phải làm ít nhất 2 năm bạn mới có kinh nghiệm tiếp xúc với báo cáo cuối năm. Mặt khác, nó thể hiện bạn có sự gắn bó với doanh nghiệp. Bởi nhiều công ty ngại tuyển dụng liên tục. Biến động nhân sự sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp khi vừa tốn chi phí, mất thời gian đào tạo và thích ứng với môi trường làm việc. 

Vì thế, hãy cẩn trọng trước những quyết định nghỉ việc của bạn. Nhà tuyển dụng có thể thông qua đó đánh giá bạn. Nếu nghỉ việc vì không tìm được cơ hội phát triển, rời đi hoàn toàn là lựa chọn đúng đắn. Nếu nghỉ việc vì sự bày xích từ đồng nghiệp thì đó là lý do ấu trĩ nên cần suy nghĩ lại. Không ai khác ngoài bạn phải chịu trách nhiệm trước những quyết định của mình. Nên hãy suy nghĩ kỹ trước khi quyết định dứt áo ra đi bạn nhé.

2. Có phải cứ nhảy việc là lương gấp đôi?

Chủ đề “Nhảy việc để tăng lương” luôn được đem ra bàn luận không có hồi kết. Có người cho là đúng, nhưng không ít trường hợp không tán đồng. Bởi không phải ai nhảy việc cũng đều có được thu nhập như mong ước. Nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như năng lực, kiến thức, kỹ năng của mỗi người. Người khác chỉ nói một câu “Tôi nhảy việc đã có thu nhập tốt hơn công ty cũ”. Nhưng ẩn chứa bên trong đó có thể là sự nỗ lực, trau dồi không ngừng và họ có thể là người giàu kinh nghiệm làm việc. Bạn chỉ lắng nghe câu nói mà không suy xét nhiều khía cạnh dễ dẫn đến tình trạng mơ ước xa vời thực tế. 

Qua đó cho thấy, nghỉ việc không phải lúc nào cũng đạt mức thu nhập như mong muốn. Để nhảy việc thành công, bạn cần phải lên kế hoạch và chuẩn bị những điều sau:

3. Xác định rõ mục tiêu nghỉ việc

Đầu tiên, hãy xác định mục tiêu nghỉ việc của mình là gì? Bạn có thể nghỉ việc để theo đuổi công việc mơ ước hoặc nghỉ việc vì công ty mới “mời gọi” với mức lương hấp dẫn hơn. Tôi muốn bạn chắc chắn rằng, quyết định nghỉ việc của mình là có mục đích xác đáng và tốt cho tương lai của mình. Đừng vì sự bực tức hay đấu đá với đồng nghiệp quyết định rời đi, sự giận dỗi vô cớ đó chỉ khiến bản thân chịu thiệt và rơi vào bế tắc thôi.

4. Trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết

Sở dĩ nhiều người nhảy việc thành công bởi họ đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn cần thiết. Nó là hành trang và làm nổi bật giá trị của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Vì thế, hãy chuẩn bị trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp để thu hút nhà tuyển dụng. Điều đó sẽ giúp bạn tăng sức cạnh tranh và dễ dàng tìm được môi trường làm việc mới tốt hơn.

5. Chuẩn bị sẵn tài chính khi nghỉ việc

Khi chuẩn bị đầy đủ hành trang nghỉ việc, nhiều người gặp khó khăn khi tài chính không đủ duy trì trong thời gian tìm việc. Điều này khiến bạn rơi vào bế tắc và quyết định không sáng suốt. Bởi chi phí đè nặng trên vai, bạn phải nhanh chóng tìm được công việc mới cho mình. Nó thúc giục khiến bạn không đủ lý trí để lựa chọn công việc phù hợp với mình. Mọi dự định có thể bị dở dang vì tài chính thiếu hụt. Vì thế, hãy chuẩn bị một khoảng tiền sử dụng trong ít nhất từ 2 đến 3 tháng. Nó đảm bảo cho bạn yên tâm trong thời gian tìm việc của mình. 

Nhảy việc có thể là bước đệm giúp bạn tăng thu nhập nhanh chóng hoặc rơi vào cảnh thất nghiệp. Vì thế, hãy lên kế hoạch kỹ lưỡng trước khi quyết định bạn nhé. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp cho các bạn nhảy việc thành công như mong muốn và con đường tương lai ngày càng mở rộng.

> Phương pháp tạo cảm hứng khi làm việc quá lâu năm tại một công ty

> TOP 10 kỹ năng thiết yếu phải có của một nhân viên văn phòng

Theo Việt Nam Works