Bí kíp tăng vốn từ vựng tiếng Anh trong thời gian ngắn nhất
Ba điều không nên làm khi muốn tăng cường vốn từ vựng:
1. Không nên lập sổ từ: Vì như vậy đến một lúc nào đó nó trở thành một quyển từ điển, mà học từ điển thì hôm nay nhớ mai lại quên.
2. Không nên học từ bằng cách dịch ra Tiếng Việt rồi học thuộc lòng hai từ tương đương đấy. Sự tương đương theo lối dịch này nguy hiểm ở chỗ khi sử dụng vào văn cảnh, nhất là khi nó nằm trong nhóm từ, chưa hẳn nghĩa là tương đương.
3. Không nên lấy một bài đọc dài, gạch dưới những từ mới rồi tra nghĩa, học thuộc lòng. Cách làm này cũng không hơn gì hai cách trên là mấy.
Nói về từ vựng tiếng Anh, các nhà ngôn ngữ thường chia làm hai loại:
1. Từ vựng thụ động (passive words): Là những từ đã nằm trong bộ nhớ nhưng chúng lại không tự hiện ra khi ta cần sử dụng, nhưng khi nghe người khác nhắc đến (qua tai) hoặc đọc đến (qua mắt) chúng ta nhớ lại và hiểu ngay.
2. Từ vựng tích cực (active words): Là vốn từ vựng chúng ta thường xuyên chủ động vận dụng trong tiếng Anh giao tiếp.
Để tăng cường cả hai vốn từ này, có hai việc nên làm:
1. Hàng ngày đọc sách:
Trong quy trình dạy tiếng Anh người ta đã xây dựng một hệ thống sách đọc cho những trình độ từ thấp lên cao,gọi là hệ "simplified series" (hệ giản lược - tức viết lại cho dễ hiểu). Đấy là những tác phẩm văn học được viết giản lược theo số lượng từ quy định
Ví dụ: Hệ giản lược " Connections Readers" chia làm 4 bậc
-A (Beginner: 300 từ)
-B (High beginner: 600 từ)
-C (Low intermidiate: 1000 từ)
-D ( Intermidiate: 1500 từ)
Đọc có hệ thống loại sách này người học sẽ tự tăng cường cả hai loại vốn từ vựng một cách chắc chắn
2. Tập viết:
Mỗi ngày viết một đoạn ngắn khoảng 10 - 15 dòng. Khi trình độ khá lên có thể viết dài hơn. Nhiều người nghĩ đến việc viết nhật ký. Trên thực tế nhật ký thường kể lại những công việc làm trong một ngày, còn nếu viết về suy nghĩ, tình cảm... thì trình độ ngôn ngữ chưa đủ. Nếu chỉ viết nhật ký thì chỉ sau một ít ngày nó sẽ trở nên nhàm chán vì công việc hàng ngày có thể giống nhau.
Vì thế mỗi ngày, hãy nghĩ đến bất cứ một điều gì đó, kể cả những kỷ niệm nho nhỏ để viết.
Ngoài ra nếu bạn có điều kiện tiếp xúc với người bản ngữ, xem các kênh TV quốc tế hàng ngày thì đó là điều kiện lý tưởng để tăng cường vốn từ vựng của mình một cách sinh động.
Phương pháp học từ vựng tiếng Anh siêu tốc của Adam Khoo
Cách học tiếng Anh này rất đơn giản, đầu tiên hãy lược hết nguyên âm của từ này ta sẽ có G R L C. Đây sẽ là một cụm từ viết tắt gì đó rất thú vị và có liên quan tới “củ tỏi”. Sau ít giây suy nghĩ, trong đầu mình bật ra một ý tưởng thú vị…
Gà Rù Leo Cây ngã ngỏm Củ Tỏi.
Dù cách này khá dễ nhớ, song bạn vẫn nên nhẩm đi nhẩm lại vài lần trong đầu với những hình ảnh, hoặc tốt nhất là vẽ ngay ra!
Và thường để cho nhanh thì ta cũng có thể chỉ cần giữ phụ âm đầu khi đọc từ lên. Ví dụ Garlic /’gɑ:lik/đọc lên sẽ kiểu như Ga-Líc, suy ra chỉ cần G và L là được. Thế thì lại có một ý tưởng khác!
Gà bị Lú do… ngủ với Củ Tỏi.
Và tất nhiên, vẫn nên có một hình ảnh cho nó!
Đôi khi có những từ tiếng Anh cần bạn giữ lại một số nguyên âm để đỡ lẫn. Ví dụ bạn biết từ Arbalest chứ? Nghĩa của nó là cái nỏ, cái ná.
Bây giờ hãy thử áp dụng ViTaSusu nào! Arbalest /’ɑ:bəlist/ đọc lên sẽ kiểu như a-bơ-lít nên ta sẽ lấy 3 chữ là a b l. Để nhớ từ này mình hình dung trong đầu “một người ăn bông lúa sau đó từ lỗ mũi phun tên ra tứ tung như một cái nỏ”
Bạn biến từ tiếng Anh thành những chữ cái, sau đó tận dụng sự phong phú của tiếng Việt, cùng sức mạnh liên kết của bộ não để tạo ra những liên tưởng hài hước, thú vị, nhìn vào là thấy sướng. Càng sướng, nhớ càng lâu!
Một số lưu ý khi dùng phương pháp học tiếng Anh của Adam Khoo:
- Một là, những liên tưởng bạn tạo ra càng lạ lùng, càng giàu hình ảnh, càng tốt! quan trọng là bạn nhớ được, chứ chẳng mấy ai quan tâm xem bạn nhớ như thế nào đâu (trừ khi họ muốn học hỏi bạn ^^!)
- Hai là, ngay sau khi nghĩ ra cách liên tưởng, hãy vẽ ngay lại! Một bức tranh thay ngàn lời nói, sử dụng hình ảnh sẽ giúp tăng khả năng ghi của bạn lên ít nhất 1000% đấy! Sau đó hãy tập hợp những sáng tạo của bạn vào một cuốn sổ để thi thoảng ôn lại. Cuốn “từ điển Vitasusu” đó sẽ cực hữu ích khi vốn từ vựng của bạn lên tới hàng… trăm hàng ngàn.
- Ba là, hãy mở rộng vốn từ của bạn dựa trên bản chất trí nhớ là liên kết thông tin mới với thông tin cũ. Nên đơn giản nhất là… bạn hãy dịch tất cả những từ tiếng Việt… bạn biết ra thành tiếng Anh, và thế là bạn sẽ giỏi tiếng Anh như… tiếng mẹ đẻ! Tất nhiên bạn nên bắt đầu từ những từ bạn ấn tượng trong ngày thôi, sẽ nhớ sâu và lâu hơn. Một cách khởi đầu đơn giản chính là từ điển việt-anh.
Bản thân mình thi thoảng hay xem lại chính bài mình viết và dịch thử sang tiếng Anh xem có từ nào mình chưa biết, hoặc ít khi dùng. Ví dụ từ proscrastinate ở trên có là do gần đây là bài “Lười? Hãy cứ Cười”được khá nhiều bạn thích, mà mình ít khi gặp nên chọn để nhớ luôn!
Và như bạn thấy với từ trên, mình đã linh hoạt ghép luôn 3 chữ cái T,N,T thành TNT và liên tưởng tới quả bom luôn cho nhanh. Nên lưu ý cuối cùng là hãy thật linh hoạt khi sử dụng. Mục đích cuối cùng của việc lược chữ cái là tạo ra các chỗ trống để não bộ tự động điền vào, từ đó gợi ý ra các câu chữ, các liên tưởng hài hước giúp bạn ghi nhớ từ vựng tiếng Anh hiệu quả.
Tổng hợp