Vào đầu tháng 10, Bộ GD&ĐT sẽ công bố cụ thể phương án thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2021 - 2025. Song, kỳ thi năm 2021 vẫn được tổ chức thi trên giấy, chưa thi trên máy tính. 

Tìm trường đại học phù hợp với điểm thi THPT 2020

Điều chỉnh nguyện vọng thế nào để tăng cơ hội đỗ đại học?

Tăng cường ứng dụng Công nghệ - Thông tin trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Kỳ thi THPT Quốc gia 2021: Chưa tổ chức thi trên máy tính - Ảnh 1

Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường ứng dụng Công nghệ - Thông tin vào những kỳ thi THPT Quốc Gia sắp tới

Tại cuộc họp ngày 23/9, lộ trình đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học giai đoạn 2021 - 2025 sẽ có những điểm mới, trong đó có tăng cường áp dụng công nghệ thông tin.

Dự kiến, Bộ GD&ĐT sẽ công bố phương án thi tốt nghiệp THPT trong giai đoạn mới, tức 2021 - 2025. Theo đó, Bộ sẽ tiếp tục chủ trì phát triển ngân hàng câu hỏi cũng như tính toán phương pháp để ứng dụng máy tính trong kỳ thi. Việc tổ chức các kỳ thi trên máy tính, kinh nghiệm quốc tế đã làm khá nhiều, nhất là các trung tâm khảo thí có uy tín.

"Qua tổ chức các kỳ thi THPT quốc gia, đặc biệt từ năm 2017 trở lại đây, nhất là tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, các thí sinh được dự thi tại trường THPT, đi thi cũng như đi học. Như vậy, khoảng cách giữa học sinh ở nông thôn và thành thị, học sinh ở nơi có điều kiện và nơi khó khăn hơn đã được giảm đi rất nhiều. Do đó, việc đưa máy tính vào Kỳ thi này cũng phải bảo đảm quyền lợi cho thí sinh cả nước, theo phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau", ông Trinh cho hay.

Nhìn chung, kỳ thi THPT Quốc Gia 2021 sẽ được giữ nguyên những tiêu chí cơ bản như năm 2020. Cụ thể, phương thức tổ chức thi, công tác đề thi, chấm thi và công bố kết quả sẽ được giữ nguyên. Thông báo này đã giúp các trường giảm đi nỗi lo trong khi dạy học. 

Kỳ thi THPT Quốc Gia 2021: Vẫn thi trên giấy 

Kỳ thi THPT Quốc gia 2021: Chưa tổ chức thi trên máy tính - Ảnh 2

Kỳ thi THPT 2021 cơ bản được giữ nguyên như năm 2020

Ông Mai Văn Trinh cho biết, kỳ thi năm 2021 vẫn thi trên giấy. Song, đây cũng là năm đầu tiên để Bộ tiến hành công tác chuẩn bị những điều kiện cần thiết, thử nghiệm thi trên máy tính theo lộ trình thích hợp nhất. Trao đổi với Báo Thanh Niên, ông nhận xét việc tổ chức thi trên máy tính phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Đầu tiên, Bộ phải xây dựng và ban hành quy chế thi trên máy tính. Đồng thời, Bộ phải chuẩn bị kỹ lưỡng cơ sở vật chất (phòng máy, đường truyền, thiết bị giám sát...). Một công việc quan trọng không kém đó là xây dựng nền tảng cho học sinh sẵn sàng bước vào kỳ thi trên máy tính, như kỹ năng sử dụng máy, thao tác với phần mềm thi. 

PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, Việt Nam cũng sẽ thực hiện nhưng được tính toán với một lộ trình mang tính khả thi. Đối với những địa phương có nền tảng cơ sở vật chất, phần mềm, Bộ sẽ từng bước thử nghiệm và tiến tới mở rộng dần. Hình thức thi trên máy tính này được đánh giá là không làm ảnh hưởng đến công tác dạy học, thi cử của thí sinh. 

 

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp