Tiếng Anh trở thành một trong những ngôn ngữ cần thiết trong thời đại ngày nay. Cũng chính vì lí do đó mà bạn trẻ đã bắt đầu dành thời gian nhiều hơn để cải thiện các kỹ năng tiếng Anh. Vậy bạn có biết kỹ năng tiếng Anh nào là quan trọng nhất không?

Kỹ năng nào quan trọng nhất trong tiếng Anh? - Ảnh 1

Học tiếng Anh nhưng bạn đã biết được kỹ năng nào là quan trọng nhất không?

1. Có bao nhiêu kỹ năng trong tiếng Anh?

Việc đánh giá trình độ sử dụng ngôn ngữ phụ thuộc vào 4 kỹ năng chính: Nghe – Nói – Đọc – Viết. Sử dụng tiếng Anh thành thạo tức là sử dụng thành thạo 4 kỹ năng đó. Truy nhiên, cách học tiếng anh hiệu quả dựa trên 4 kỹ năng đó không phải ai cũng biết.

4 kỹ năng này được chia làm 2 nhóm:

Kỹ năng chủ động: bao gồm kỹ năng Nói và Viết. Tức người tham gia phải chủ động nghĩ ra và tạo ra lời nói hoặc chữ viết

Kỹ năng thụ động: bao gồm kỹ năng Nghe và Đọc. So với kỹ năng chủ động, người tham gia vào chỉ cần hiểu được những gì người khác Nói/ Viết thông qua Nghe/ Đọc

2. Kỹ năng nào đóng vai trò quan trọng trong việc học tiếng Anh?

Có tất 4 kĩ năng là: Nghe, nói, đọc, viết. Cả 4 kĩ năng trên đều có một phần quan trọng riêng và phần lớn chúng ta sẽ sử dụng những kĩ năng  đó vào những thời điểm khác nhau. Nhưng chuyên dụng nhất mà một người học tiếng Anh cần phải nắm được và cũng là tối thiểu nhất trong tiếng Anh đó chính là kĩ năng Nghe.

Theo nghiên cứu, cách học tiếng Anh hiệu quả nhất một người khi mới bắt đầu học Tiếng Anh là tập trung phát triển kỹ năng Nghe đầu tiên. 

3. Tại sao kỹ năng nghe lại quan trọng trong giao tiếp tiếng Anh

Lắng nghe có vai trò quan trọng trong đời sống thường ngày, hoạt động nghe chiếm tới khoảng 45 phần trăm thời gian giao tiếp của một người trưởng thành, lớn hơn nhiều so với hoạt động nói (chiếm 30 phần trăm), đọc và viết (lần lượt chiếm 16 phần trăm và 9 phần trăm). Tuy vậy, nhiều học sinh (và thậm chí cả giáo viên) lại thường không dành đủ sự quan tâm cần thiết cho kỹ năng nghe, từ đó dẫn đến việc người học thường nói rằng kỹ năng nghe là thử thách khó khăn nhất trong tất cả các kỹ năng khi học tiếng Anh giao tiếp.

Một cá nhân có thể gặp nhiều khó khăn để hiểu được một bài hội thoại, bài giảng hoặc một cuộc trò chuyện bằng ngôn ngữ thứ hai (và đôi khi ngay cả trong tiếng mẹ đẻ). Trong một số tình huống, người nói và người nghe đều có thể là nguyên nhân gây ra những khó khăn đó. Ví dụ: người nói nói quá nhanh, không gian có quá nhiều tiếng ồn, không nhìn thấy được đối phương trong trường hợp cả hai nói chuyện qua điện thoại, người nghe bị hạn chế về mặt từ vựng, thiếu kiến thức về chủ đề và không có khả năng phân biệt các âm riêng lẻ.

Học ngôn ngữ thực chất chỉ là một quá trình bắt chước, và ai bắt chước giống người bản xứ hơn thì sẽ thành công. Bộ não con người được cấu tạo thu hút bởi âm thanh và hình ảnh hơn, vì thế ngôn ngữ ứng dụng trong cuộc sống thực tế sẽ hiệu quả hơn so với việc tập trung học quá nhiều vào từ vựng và ngữ pháp khi mới bắt đầu học. 

4. Phương pháp luyện kỹ năng nghe

Khi học ngoại ngữ, tốt hơn là bạn nên bắt đầu học nghe ngay khi bạn có thể. Qua việc nghe, bạn sẽ quen dần với những âm điệu của ngôn ngữ. Học phát âm cũng nhờ vậy mà dễ dàng hơn đối với bạn. Nếu bạn là một người mới học tiếng Anh, hãy tìm những băng nghe có kèm bản ghi âm. Mỗi khi không hiểu một từ nào đó, hãy mở bản ghi âm đó và tra từ đó trong từ điển.

Hãy đảm bảo rằng bạn hiểu hết những gì nghe được trong bản ghi âm. Trong quá trình nghe, hãy cố gắng ghi nhớ những câu sử dụng nhiều, hay thậm chí cả một đoạn. Sau đó luyện tập nói theo trí nhớ, bắt chước cách phát âm của người nói, biến tấu câu nói đó theo hoàn cảnh của bạn và biến nó thành của riêng bạn. 

Chăm chỉ luyện như thế từ trình độ thấp lên cao, bạn sẽ rất ngạc nhiên với khả năng của mình. Bởi vì học qua nghe phù hợp với bản năng của con người. Những đứa trẻ từ bé khi học ngôn ngữ cũng bắt đầu với việc nghe đó, thế nên bạn cũng không phải là ngoại lệ.

Học Nghe hiệu quả cũng không cần phải cứng nhắc lúc nào cũng nghe đoạn ghi âm hội thoại. Thực tế có rất nhiều người học ứng dụng ngôn ngữ thông qua phim ảnh về chủ đề họ thích, hoặc nghe những bài nhạc và quen với âm điệu, cách phát âm của ngôn ngữ. 

4.1. Nghe nhiều lần

Cùng một nội dung, bạn hãy nghe thật nhiều lần và cố gắng nghe được từng chữ trong bài. Sau đó bạn nhớ lại và tập đọc theo, dần dần bạn sẽ nhập tâm những câu nói đó và nhận ra chúng nếu gặp lại trong các bài sau. Ngoài ra, bạn còn có thể áp dụng những câu nói này thường xuyên trong giao tiếp hoặc các cuộc thảo luận để cải thiện cả kỹ năng nói.

4.2. Nâng cao vốn từ vựng tiếng anh

Muốn nghe tốt tiếng Anh thì phải nhớ thật nhiều từ vựng. Bạn có thểhọc từ vựng tiếng anh mỗi ngày bằng cách  chọn nhóm từ vựng cần học, sử dụng hình ảnh, âm thanh để giúp bạn nhớ hơn, dùng một quyển sổ nhỏ để ghi lại các từ và cụm từ, học từ vựng liên quan và ôn lại từ mới một cách thường xuyên.

4.3. Nghe và chép lại tất cả những gì bạn nghe được

Việc làm này có thể giúp bạn tập trung hơn vào những từ ngữ mà người ta nói . Chính vì vậy có thể dần dần cải thiện được khả năng cảm nhận từ ngữ của bạn , giúp bạn hiểu chính xác hơn mà không bỏ qua những ý chính của người nói.

4.4. Lắng nghe ý chính

Hãy tưởng tượng bạn là một siêu anh hùng đang bay trên bầu trời. Từ độ cao này, bạn có thể thấy toàn bộ khu vực trông như thế nào, dân cư đông đúc ra sao, loại nhà cửa ở mỗi khu vực như thế nào. 

Khi nghe, bạn cũng có thể có được một "bức tranh toàn cảnh" như thế với những thông tin sẽ đi theo chuỗi. Trong đó, có những loại từ chứa đựng nội dung như danh từ, tính từ và động từ, có thể giúp bạn hình dung ra bức tranh đó. Ví dụ, các từ "food", "friend", "park", "sunny day" là những danh từ mang ý nghĩa riêng biệt nhưng khi bạn nghe chúng theo trình tự, chúng sẽ giúp hình thành bối cảnh của một chuyến dã ngoại.

Thực hành: Tìm một video ngắn có phụ đề về một chủ đề tiếng Anh mà bạn quan tâm. Đọc tiêu đề giúp bạn dự đoán nội dung và sau đó lắng nghe các từ khóa. Sau đó nghe lại với phụ đề. Ở lần nghe đầu bạn hiểu được bao nhiêu? Một tuần sau quay lại với video đó và thử lại để xem mức độ hiểu của bạn có nâng cao được không.

Mẹo: Khi bạn học từ mới, hãy cố gắng nhóm chúng lại với các từ khác được sử dụng trong ngữ cảnh tương tự. Sử dụng mind maps (sơ đồ tư duy) là một ý hay để giúp bạn thực hành liên kết từ vựng tiếng Anh.

4.5. Phát hiện "biển chỉ dẫn"

Giống như đèn giao thông trên đường, trong tiếng Anh luôn có những biển chỉ dẫn bằng ngôn ngữ giúp chúng ta theo dõi những gì chúng ta đang nghe. Những từ mang ý nghĩa liên kết các ý tưởng, giúp chúng ta hiểu người nói đang nói về điều gì và họ đang đưa chúng ta đi đâu trong câu chuyện. Những từ ngữ mang tính liên kết như vậy sẽ đặc biệt quan trọng trong các bài thuyết trình và bài giảng tiếng Anh.

Ví dụ: Nếu một giảng viên đại học nói: "I am going to talk about three factors affecting global warming..." tiếp sau đó bạn có thể sẽ nghe thấy các cụm từ liên kết như: 'first of all', "moving on to", "in summary" để chỉ ra phần tiếp theo của buổi nói chuyện. Các từ và cụm từ khác có thể hoạt động theo cách tương tự. Chẳng hạn, để làm rõ một vấn đề, chúng ta có thể sử dụng các cụm từ như: "in other words", "to put it another way". Và khi muốn gửi ví dụ đến người nghe, chúng ta có thể sử dụng: "illustrate this", "for example', v.v...

Thực hành: Hầu hết các giáo trình tiếng Anh giao tiếp đều đi kèm với một đĩa CD và có phụ đề. Hãy tìm một ví dụ về bài thuyết trình kinh doanh hoặc bài giảng và xem bạn có thể xác định được bao nhiêu cụm từ chỉ dẫn (nghe nhiều lần nếu cần thiết), sau đó kiểm tra lại với phần phụ đề.

Mẹo: Phân loại các nhóm "từ liên kết" theo chức năng của chúng và tiếp tục thêm các từ mới bạn bắt gặp trong bài. Đừng quên ghi lại vào sổ tay tiếng Anh của mình các từ bạn học được.

4.6. Lắng nghe chi tiết

Hãy tưởng tượng bạn là một thám tử, bạn cần soi kỹ hơn vào bên trong của những tòa nhà mà bạn đã thấy trước đó khi là một siêu anh hùng. Lần này, thay vì một bức tranh toàn cảnh, bạn sẽ tìm kiếm thứ gì đó cụ thể hơn và bỏ qua những gì không nằm trong danh sách cần tìm.

Tương tự, khi nghe chi tiết, bạn chỉ quan tâm đến một loại thông tin cụ thể - có thể là một con số, cái tên hoặc đối tượng nào đó. Bạn có thể bỏ qua bất cứ điều gì không liên quan. Bằng cách này, bạn có thể thu hẹp phạm vi bài nghe và nhận được những thông tin mong muốn. Trong bài kiểm tra nghe, nếu bạn được yêu cầu ghi lại tuổi của một người, hãy lắng nghe các từ liên quan đến tuổi (old, young, year, date of birth, v.v...) hoặc một con số cụ thể đại diện cho tuổi của người đó. Nếu đó là một cuộc trò chuyện, bạn có thể nghe ai đó bắt đầu một câu hỏi với cụm "How old...?"

Thực hành: Chọn một loại thông tin chi tiết mà bạn muốn nghe hoặc xem các chương trình có thông tin đó. Ví dụ: bạn có thể nghe bản tin thời tiết để biết từ vựng về thời tiết hoặc theo dõi tin tức thể thao để nhận các kết quả thể thao mới nhất.

Mẹo: Nếu bạn đang làm bài kiểm tra, hãy lướt qua các câu hỏi, gạch chân những từ quan trọng và quyết định loại thông tin nào bạn cần xác định trong bài nghe.

4.7. Đoán nghĩa

Hãy tưởng tượng bạn là một khách du lịch ở một đất nước xa lạ. Trong một nhà hàng, bạn đưa thẻ tín dụng ra để thanh toán hóa đơn, nhưng người phục vụ dường như nói điều gì đó để xin lỗi bạn. Mặc dù không hiểu lời anh ta nói, nhưng bạn có thể kết luận rằng nhà hàng không dùng thẻ tín dụng và thay vào đó bạn cần thanh toán bằng tiền mặt.

Đây là kỹ thuật đoán nghĩa: sử dụng manh mối và kiến thức có sẵn về một tình huống để tìm ra ý nghĩa của những gì chúng ta nghe thấy. Bằng kỹ thuật này, chúng ta có thể xác định được mối quan hệ giữa người nghe và người nói mà không cần phải trực tiếp nói ra. Ví dụ một đoạn hội thoại như sau:

A: Tom, did you do your homework?

B: I did, sir, but the dog ate it.

A: That's a terrible excuse. You'll never pass your exam if you don't work harder.

Thông qua những cụm từ như "homework" và "exams", chúng ta có thể biết được đây là cuộc nói chuyện giữa một học sinh và giáo viên. Trong thực tế, khi chúng ta đã nhận biết được những cụm từ chính có chứa đựng nội dung, kết hợp với kiến thức xã hội, chúng ta sẽ xác định được người nói là ai và câu chuyện đang được diễn ra ở đâu.

Thực hành: Tìm một video clip trên Youtube của chương trình truyền hình nổi tiếng, ví dụ như "Friends". Không xem hình mà lắng nghe các cuộc đối thoại xem bạn có thể suy luận bao nhiêu về những gì đang diễn ra, ai đang nói và mối quan hệ của họ là gì? Sau đó, hãy đồng thời xem và nghe lại clip đó để biết rằng kết luận của bạn có đúng không?

Mẹo: Lần tới khi nghe một từ mà bạn không hiểu, hãy thử đoán nghĩa của nó bằng cách sử dụng bối cảnh hoặc tình huống. Đừng lo lắng nếu lần đầu tiên bạn không hiểu từ đó vì cũng giống như với mọi thứ trong cuộc sống, bạn càng luyện tập nhiều, bạn càng nhận được nhiều hơn.

Bài tập trắc nghiệm tiếng Anh: tổng hợp về từ loại

Bài tập tiếng Anh: Giới từ

Theo Kênh Tuyển Sinh tổng hợp