Sự kiện: Du học, tư vấn du học, học bổng du học, du học Nhật
Ở Nhật, việc tìm việc làm sau khi ra trường diễn ra khá sớm. Thông thường các công ty tuyển nhân viên từ khoảng 1 năm trước khi sinh viên tốt nghiệp. Đây là một trong những giai đoạn bận rộn nhất trong quãng đời học sinh.
Người Nhật ít có thói quen chuyển công ty. Những người chuyển công ty thường bị đánh giá thấp về đạo đức và rất khó tìm được việc mới. Nhiều người làm suốt đời trong 1 công ty và ngay cả trong thời điểm hiện tại số người chuyển công ty vẫn rất ít. Chính vì vậy giai đoạn xin việc làm đầu tiên đóng vai trò quan trọng đến tương lai của một người nên các sinh viên Nhật đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho giai đoạn này. Nếu bạn không chuẩn bị kỹ sẽ rất khó thắng được họ và xin được việc. Đối với các công ty ở Nhật không có thói quen đuổi nhân viên, nên các công ty cũng đầu tư rất lớn cho quá trình tuyển nhân viên. Theo thống kê, trung bình các công ty Nhật chi khoảng 1 triệu yên (10 000 USD) để tuyển 1 nhân viên.
Đó là lý do mà các sinh viên sắp ra trường ở Nhật đều chuẩn bị rất kỹ trước khi quyết định nộp hồ sơ xin việc. Sinh viên Việt Nam du học tại Nhật Bản sau khi ra trường cũng thường muốn tiếp tục ở lại Nhật làm việc. Tuy nhiên để xin được việc phù hợp với khả năng và nguyện vọng thì không đơn giản chút nào. Để đảm bảo được nhu cầu của nhà tuyển dụng, chúng tôi có những lời khuyên hướng dẫn những bước cơ bản như sau
Những điều du học sinh lần lưu ý khi tìm việc tại Nhật
Bước 1:
Khi bạn đăng ký tìm việc trên các trang web tìm việc hay nộp hồ sơ trực tiếp đến nhà tuyển dụng, bạn sẽ nhận được liên hệ từ nhà tuyển dụng nếu hồ sơ của bạn đáp ứng được yêu cầu của họ. Việc trước tiên bạn cần làm, viết sơ yếu lý lịch tự thuật thật chính xác với tất cả những gì bạn khai. Đối với người Nhật sự gian dối là điều tối kỵ nhất nên trong quá trình trả lời phỏng vấn phải khớp nhau, còn nếu bạn đã khai dối và được nhận vào làm, trường hợp này họ đã phát hiện không thành thật, bạn sẽ bị loại ngay lập tức. Điều này đối với người Nhật rất ít xảy ra, vì đây là văn hóa người Nhật. Vì thế bạn là người nước ngoài hãy rất thận trọng cho việc khai lý lịch của mình.
Bước 2:
Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản khi nhận người làm thì thường phải làm một bài kiểm tra mà doanh nghiệp đó đưa ra, người Nhật họ đánh giá cao làm bài kiểm tra nay, đây là phần mà du học sinh quốc tế ít cảm nhận được, nhất là du học sinh Việt Nam thường cảm thấy không thích thú, và số lượng bị loại vòng này sẽ chiếm 70% đến 80%. Để nhận được cơ hội bạn hãy tự khẳng định mình, kiên nhẫn và nỗ lực hết mình.
Nội dung bài thi thường về ngôn ngữ, tuy duy logic, toán học. Các câu hỏi tuy đơn giản nhưng cũng phải trả lời thận trọng và tiếp theo là phần thi vấn đáp. Đây là lúc mà bạn phải đối đầu với cuộc chiến cân sức. Những nhân viên thuộc bộ phận tuyển dụng họ đánh giá trả lời của bạn thật tỉ mỉ, chi tiết. Bạn không biết gì về họ nhưng bạn hãy tìm hiểu về họ bất kỳ những thông tin để chuẩn bị đáp án cho họ hay bạn hỏi lại những gì bạn cần biết.
Nếu trong sự lựa chọn của chưa thỏa mãn họ sẽ tiếp tục tổ chức thi vấn đáp đển chọn ra ứng viên sáng giá nhất. Lần này sẽ còn lại những đối thủ quan trọng mà doanh nghiệp học chọn lọc tại các lần trước đó. Giờ đây bạn hãy tạo cho mình một tiêu chí thật điềm đạm, chững chạc, thỏa mái trao đổi với người đối diện và biết cách tạo ra thiện cảm và đặt ra những câu hỏi về doanh nghiệp của họ như thế nào trao đổi một cách mạch lạc. Những trải nghiệm trong giáo dục giúp bạn giảm sự sai lầm, còn để vượt lên trong cuộc sống thì điều đầu tiên là biết mình, biết người.
Du học sinh có thể tìm hiểu cách tìm việc tại Nhật qua các bước sau:
Bước 1: Tìm việc qua các trang website
- Rikunabi (http://www.rikunabi2006.com/) và Nikkei (http://job.nikkei.co.jp/2006/). Trong 2 trang này có nhiều thông tin bổ ích và có profile của hầu hết các công ty ở Nhật. Các profile này là do các công ty tự đăng lên với sự đồng ý của 2 website trên.
- Nikki (http://www.nikki.ne.jp/): Trang web này là nơi trao đổi thông tin giữa các thí sinh và đặc biệt có các báo cáo của những người đã từng đỗ vào các công ty từ những năm trước cũng như con số thống kê khách quan về các công ty như lương, tuổi trung bình, doanh thu, lãi....
Bước 2: Tham gia các buổi semina của trường bạn đang học
Từ trước khi bạn tốt nghiệp khoảng 18 tháng, các trường Đại học đã tổ chức các semina hướng dẫn cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết khi đi tìm việc. Các trường thường mời người từ các công ty đến để giới thiệu sơ qua về công ty mình và thường có những gian hàng cho các công ty để sinh viên có thể đến hỏi trực tiếp nhân viên công ty về nội dung việc làm, chế độ đãi ngộ, đời sống nhân viên,...
Số lượng các buổi semina phụ thuộc vào số lượng công ty muốn đến trường giới thiệu về công ty mình và số sinh viên sắp ra trường của trường đó. Ở trường tôi có khoảng 2000 sinh viên tốt nghiệp mỗi năm, các buổi semina diễn ra với tần suất 1-2 lần/tuần và kéo dài trong 5 tháng. Những nhân viên đến giới thiệu thường là những người đã tốt nghiệp trường đó để tạo cảm giác thân mật giữa công ty và sinh viên.
Bước 3: Tham gia các buổi semina của công ty bạn thích
Các công ty thường tổ chức các buổi giới thiệu công ty cho sinh viên. Semina thường được tổ chức từ khoảng 16 tháng trước khi bạn tốt nghiệp cho đến khi nào công ty tuyển đủ số người cần thiết. Bạn có thể nhận được thông tin này qua các buổi semina ở trường, qua bạn bè hoặc đăng ký làm thành viên của 2 trang hướng dẫn tìm việc làm của Nhật là Rikunabi và Nikkei
Bước 4: Thi viết
Thi viết thường có 2 phần là kiểm tra tính cách và kiểm tra năng lực.
Trong phần kiểm tra năng lực thường có phần tiếng Nhật và phần Toán Logic. Phần tiếng Nhật bạn có thể chịu thua người Nhật nhưng cũng cố gắng làm được trên 50%. Phần Toán Logic nếu bạn thua người Nhật thì công ty cũng chẳng có lý do gì để tuyển bạn cả. Phần Toán thường nằm trong giới hạn kiến thức từ cấp 1 đến cấp 3 và đòi hỏi năng lực tư duy hơn là kiến thức toán học, kỳ thi này chung cho cả khối tự nhiên và khối xã hội nhưng chưa chắc khối tự nhiên đã làm tốt hơn khối xã hội. Thi Toán Logic đòi hỏi bạn phải giải nhanh vì thông thường mỗi bài bạn chỉ có khoảng 30 đến 50 giây.
Có 3 kiểu thi viết sau:
- Kiểu 1: Thi viết tại công ty hoặc tại một địa điểm nào đó do công ty thuê. Đề thi do công ty soạn hoặc thuê nơi khác soạn.
- Kiểu 2: Thi viết qua mạng. Bạn được cung cấp ID và PW bạn có thể login và thi lúc nào có thời gian.
- Kiểu 3: Thi ở Test center. Test center sẽ thay cho công ty kiểm tra năng lực của bạn và gửi kết quả về công ty bạn thi. Đề thi do Test center soạn và dùng chung cho tất cả các công ty, mức độ khó dễ sẽ thay đổi tùy theo kết quả bạn làm các câu trước đó giống kiểu thi TOEFL CBT.
Bước 5: Thi phỏng vấn
Thông thường các công ty thường tổ chức 2 đến 3 vòng thi phỏng vấn dưới các hình thức giống nhau hoặc khác nhau. Thời gian thi phỏng vấn thường chỉ 20-30 phút. Có các kiểu thi phỏng vấn sau:
- Các thí sinh chia thành các Group và thảo luận về một đề tài do công ty đưa ra. Giám khảo có thể cùng tham gia hoặc không cùng tham gia thảo luận. Trong vòng thi này giám khảo đánh giá khả năng của bạn khi làm trong một group. Do vậy việc bạn có đưa ra được ý kiến hay không chỉ là một phần ngoài ra còn nhiều yếu tố khác như biết lắng nghe người khác, biết lái group đi đúng hướng, biết đưa ra những yếu tố giúp mọi người bàn luận khách quan. Tuyệt đối không nên đưa ra quyết định của nhóm bằng cách lấy ý kiến đa số.
- Phỏng vấn nhiều thí sinh cùng một lúc, có thể có một hoặc nhiều giám khảo. Đây là cách để tiết kiệm thời gian và chi phí của công ty
- Có 1 thí sinh và 1 hoặc nhiều giám khảo, càng vào sâu bên trong thì số giám khảo càng nhiều và giám khảo thường là những người có chức vụ cao trong công ty.
Các yếu tố giám khảo đánh giá ở thí sinh là:
- Biết lễ nghi, tính cách tốt.
- Hiểu về công ty.
- Hiểu về công việc mà thí sinh đó muốn làm.
- Năng lực của thí sinh.
Kênh tuyển sinh (Theo ISM)